Giáo án Hóa học 9 - Tiết 51, Bài 39: Benzen - Trường THCS Giồng Kè
1. Kiến thức: HS biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính.
- Tính chất hóa học: Pư thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), pư cháy, pư cộng hiđro và clo.
- Ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
- Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng yêu thích bộ môn.
- Có thái độ nghiêm túc trong khi làm thí nghiệm.
Ngày soạn: 13. 02. 2013 Ngày dạy: 26. 02. 2013 Tuần: 26 Tiết: 51 Bài 39: BENZEN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen. - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính. - Tính chất hóa học: Pư thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), pư cháy, pư cộng hiđro và clo. - Ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất. - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn. - Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu thích bộ môn. - Có thái độ nghiêm túc trong khi làm thí nghiệm. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hoá chất: Benzen, dầu ăn, dd brom, nước.. - Dụng cụ: ống nghiệm; tranh vẽ mô tả TN pư của benzen với brom, tranh vẽ các ứng dụng của benzen, mô hình ptử benzen dạng rỗng và đặc. - Bảng phụ BT 2. Học sinh: - Xem và soạn trước bài mới. 3. Phương pháp: TN – Ơrixtic, TL nhóm – Tìm tòi, Vấn đáp, Qsát tranh ảnh, mô hình – Tìm tòi C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1’) Điểm danh: Lớp 91 : HS. 2. KTBC: (5’) - HS1: Trbày t/c hóa học của axetilen. Viết các pthh minh họa. - HS2: Làm BT: Hãy xác định CTPT của HCHC A biết: A là một hiđrocacbon, ptử gồm 12 ngtử và có khối lượng mol là 78 gam. 3. Bài mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tính chất vật lý (4’) - Gv gthiệu sơ lược về benzen. - GV cho hs qsát ống nghiệm đựng benzen, tiến hành TN 1,2 như sgk, yc hs qsát và kết hợp TT-sgk => t.c vật lý; - Lưu ý hs về tính độc của benzen. - hs qsát, nxét I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ: (sgk trang 123) Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử (7’) - Gv hdẫn và yc hs lắp mô hình ptử benzen, từ đó rút ra kluận về CTCT của benzen. - Nxét 1 – 2 nhóm làm tốt và gthiệu mô hình ptử C6H6 dạng đặc. - yc hs viết CTCT ? Theo em ctạo của benzen có gì đbiệt và có gì khác với ctạo của etilen và axetilen? - Gv nxét, treo bảng phụ BT 1, 2 sgk trg 125 và yc hs làm. - Gv nxét và đưa ra đáp án đúng. - lắp ráp và nxét - Qsát mô hình và viết CTCT. -nxét: trong CTCT của benzen: 6 ngtử C lkết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều; có 3 lkết đôi xen kẽ với 3 lkết đơn. - so sánh với etilen và axetilen - Đáp án BT1: c; BT 2: b, d, e. II. CẤU TẠO PHÂN TỬ: - CTCT của ptử benzen: - Trong CTCT của benzen: + 6 ngtử C lkết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều; + Có 3 lkết đôi xen kẽ với 3 lkết đơn. Hoạt động 3: Tính chất hóa học (18’) - Yc hs TĐTLN theo bàn (2’) dựa vào CTCT của benzen và những hiđrocacbon trước hãy dự đoán t/c. h.học của benzen. - Làm tn đốt cháy benzen trong chén sứ. Hãy nxét htượng khi đốt benzen trong kkhí? - Gthích htượng, hdẫn hs viết ptpư. - Từ CTCT hãy dự đoán xem benzen có làm mất màu dd brom không? - Treo tranh, hdẫn hs qsát, th.trình: Benzen không làm mất màu dd brom (ko tgia pứ cộng với Br2), mà t.gia pứ thế với brom lỏng ng.chất. - Hdẫn hs viết ptpư xảy ra. - Qua TN trên ta nhận thấy benzen khó tham gia pư cộng hơn so với C2H4 và C2H2. Ở đk thích hợp benzen có thể tham gia pư cộng với hiđro khi có chất xtác. - Hdẫn hs viết thêm các pư cộng này. - Hs TĐTLN theo bàn (2’) và dự đoán. - hs dự đoán III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1.Benzen có cháy không? - Benzen dễ cháy tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước: 2C6H6(l) + 15O2(k) 12CO2(k) + 6H2O(h) 2. Benzen có pư thế với brom không? - Benzen pư với brom khi có mặt bột sắt và đun nóng: + Viết gọn: C6H6(l) + Br2(l) C6H5Br(l) + HBr(k) Brombenzen (chất lỏng không màu) + Trong pư trên, ngtử H trong ptử benzen được thay thế bởi ngtử brom. 3. Benzen có pư cộng không? - Trong đk thích hợp, benzen có pư cộng với một số chất như: H2, C6H6 + 3H2 C6H12 Xiclohexan KL: Do có ctạo đbiệt nên benzen vừa có pư thế, vừa có pư cộng. Tuy nhiên, pư cộng của benzen xảy ra khó hơn etilen và axetilen. Hoạt động 4: Ứng dụng (4’) - Gv treo tranh phóng to hoặc sơ đồ mô tả 1 số ứng dụng của benzen, yc hs qsát, kết hợp TT-sgk để rút ra kluận về 1 số ứng dụng của benzen. + Hs trlời, gv nxét và kluận. IV. ỨNG DỤNG: (sgk trg 125). 4. Củng cố: (5’) - 1 hs nhắc lại nội dung chính của bài. - Hdẫn và yc hs làm các BT 3, 4 sgk trg 125. + Gv nxét và chấm điểm. 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và làm lại các BT sgk trg 125. - Xem và soạn trước Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên. 6. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của các đồng nghiệp hoặc cá nhân:
File đính kèm:
- Bai 39Benzen.doc