Giáo án Hóa học 9 - Tiết 50-60 - Đặng Quang Đức

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn lại các tính chất của rượu etylic và axit axetic.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát cả hiện tượng thí nghiệm.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Đồ dùng

GV:

* Dụng cụ:

- Giá thí nghiệm 4 bộ - Ống nghiệm: 10 bộ.

- Giá sắt 4 bộ, đèn cồn 4 chiếc - Cốc thuỷ tinh: 5 chiếc.

- Ống nghiệm có nhánh, có nút, có ống dẫn khí: 4 chiếc

* Hoá chất:

- Axit axetic đặc, axit sunfuric đặc, nước.

- Kẽm lá, , , giấy quỳ tím.

2. Kiến thức

- HS ôn tập tính chất hoá học của rượu etylic, axit axetic.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 50-60 - Đặng Quang Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu, giấy trong có nội dung phiếu học tập, phiếu học tập cho các nhóm bút dạ.
HS tìm hiểu tính chất, ứng dụng và điều chế rượu etylic.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1
I. Tính chất vật lý (7 phút)
GV: Yêu cầu HS:
- Quan sát lọ đựng rượu etylic và nhận xét.
- Làm thí nghiệm thử tính tan của rượu trong nước.
- Đọc nội dung SGK.
HS: Thực hiện yêu cầu đ đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Cho HS đọc thông số độ rượu trên một số chai rượu.
HS: đọc.
GV thông báo chính là độ rượu, yêu cầu HS hoạt động nhóm:
- Thảo luận về khái niệm độ rượu, nhận xét và rút ra kết luận. 
- Làm bài tập về độ rượu:
Bài tập: Tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 500ml rượu 350.
- Rút ra công thức tính độ rượu.
HS thảo luận nhóm và rút ra nhận xét đ làm trên phim trong.
GV: Đưa công thức tính độ rượu:
Độ rượu = 
GV: Bài 4/139
chiếu đề bài tập lên màn hình:
Bài tập 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong câu sau: Cồn 900 có nghĩa là:
A. Dung dịch được tạo thành khi hoà tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100 ml nước.
B. Dung dịch tạo được khi hoà tan 90 gam rượu etylic nguyên chất với 100 gam nước.
C. Dung dịch tạo được khi hoà tan 90 gam rượu etylic nguyên chất với 10 gam nước.
D. Trong 100 ml dung dịch có 90ml rượu etylic nguyên chất.
HS: Trả lời và giải thích (khoanh tròn vào câu D)
- Là chất lỏng không màu, mùi thơm dễ chịu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, ts = 78,30C.
- Là dung môi tốt của nhiều chất (hoà tan được nhiều chất như iốt, benzen).
- Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu và nước.
- Độ rượu = 
Vr: là thể tích rượu nguyên chất
Vdd rượu: là thể tích rượu nguyên chất. 
Hoạt động 2
II. Cấu tạo phân tử (8 phút)
GV: 
- Cho các nhóm HS quan sát mô hình phân tử rượu etylic (dạng đặc, dạng rỗng).
- Lắp ghép mô hình phân tử rượu etylic.
- Nhận xét liên kết giữa nguyên tử C với nhau, với nguyên tử H, nhóm -OH đưa ra công thức cấu tạo đúng của rượu etylic
- Rút ra đặc điểm cấu tạo rượu etylic. 
HS thực hiện yêu cầu đ công thức cấu tạo của rượu etylic và nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử.
Viết gọn: 
- Đặc điểm: Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm gây ra tính chất đặc trưng của rượu.
Hoạt động 3
III. Tính chất hoá học (15 phút)
GV: Em hãy dự đoán tính chất hoá học của rượu etylic dựa vào CTPT và CTCT rồi kiểm tra dự đoán?
HS dự đoán và kiểm tra dự đoán rút ra kết luận về tính chất hoá học.
GV Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đốt rượu etylic trong chén sứ.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, nhận xét rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng.
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét, viết phương trình.
GV lưu ý HS những trường hợp tai nạn bỏng, gây tử vong khi sử dụng rượu etylic (cồn): 
+ HS nghiêng đèn cồn châm lửa trên đèn cồn của nhóm bạn.
+ Nướng mực, khi gần hết cồn đã nghiêng chai rót vào khay nướng mực.
+ Một y tá rót tiếp cồn vào khay dụng cụ đang diệt khuẩn bằng cồn.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Cho một mẩu natri vào cốc dựng rượu etylic.
- Cho một mẩu natri vào cốc nước để so sánh.
HS: Làm thí nghiệm.
GV: Gọi HS nêu hiện tượng, nhận xét.
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét.
GV: Chiếu phương trình phản ứng lên màn hình (trong đó thể hiện rõ sự thay thế của nguyên tử natri vào nguyên tử H trong nhóm ).
GV: Giới thiệu: phản ứng của rượu etylic với axit axetic.
1. Rượu etylic có cháy không?
* Hiện tượng:
- Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh. 
* Nhận xét: Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng, tạo ra khí CO2 và H2O đồng thời toả nhiều nhiệt.
* Phương trình phản ứng:
2. Rượu etylic có phản ứng với natri không?
* Hiện tượng:
- Có bọt khí thoát ra.
- Mẩu natri tan dần.
* Nhận xét: rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hiđro.
- Na phản ứng với rượu etylic không mãnh liệt bằng phản ứng của Na với nước.
3. Phản ứng với axit axetic: (sẽ học bài 45)
Hoạt động 4
 IV. ứng dụng (5 phút)
GV: Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ ứng dụng của rượu etylic đ nêu các ứng dụng của rượu etylic.
HS: Nêu các ứng dụng.
GV: Nhấn mạnh: uống nhiều rượu rất có hại cho sức khoẻ (kể một vài câu chuyện về tác hại của rượu đối với sức khoẻ).
- SGK/138
Hoạt động 5
V. Điều chế (4 phút)
GV: Người dân thường điều chế rượu etylic theo cách nào? 
HS: Dựa vào hiểu biết thực tế trình bày.
đ Đọc SGK về điều chế rượu, tóm tắt các cách điều chế và viết PTHH.
* Rượu etylic thường được điều chế theo cách sau:
- Tinh bột (hoặc đường) Rượu etylic
- Cho etilen tác dụng với nước (hiđrat hoá etilen):
Hoạt động 6. Củng cố (5 phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3/139
Bài 1: d
Phương trình phản ứng:
Hoạt động 7. dặn dò (2 phút)
Học bài và làm bài tập 5 (SGK/139)
Làm bài 44.5 và 44.6 trong SBT/48
Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng và điều chế axit axetic (giấm ăn)
Tuần 27
Ngày soạn: 20/3/09
Tiết 55. Axit axetic
* Công thức phân tử: 
 * Phân tử khối: 60
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất lý học, tính chất hoá học và ứng dụng của axit axetic.
- Biết nhóm –COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
- Biết khái niệm este và phản ứng este.
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình phản của axit axetic với các chất khác.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV: 
- Mô hình phân tử axit axetic: dạng đặc, dạng rỗng.
- Dụng cụ:
+ Giá ống nghiệm có 10 ống nghiệm.	- Kẹp gỗ	- ống hút
+ Giá sắt, đèn cồn	- Cốc thuỷ tinh 	- Hệ thống ống dẫn khí.
- Hoá chất: , , , phenolphtalein, quỳ tím
- Thí nghiệm: tác dụng với quỳ tím, , 
- Máy chiếu, giấy trong, bút dạ.
2. Kiến thức
- HS ôn tập tính chất hoá học của axit, rượu etylic
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ (10phút)
HS 1: Viết công thức cấu tạo, nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của rượu etylic (viết góc bảng phải).
2 HS lên chữa bài tập 2, 5 (SGK 139).
GV: Gọi HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có)đGV chấm điểm.
Bài tập 2 (SGK 139)
ống 1:
(1)
ống 2:
Rượu 960 có nước và etylic
Phương trình:
Ngoài phương trình phản ứng 1 còn có thêm phản ứng 2.
 (2)
ống 3:
Đựng nước nên chỉ có phản ứng 2.
Bài tập 5 (SGK 139)
Phương trình:
a) 
Theo phương trình:
b) Theo phương trình:
Hoạt động 2
I. Tính chất vật lý (5 phút)
GV: Cho các nhóm HS quan sát lọ đựng rượu CH3COOH. Liên hệ với thực tế (giấm ăn là dung dịch CH3COOH: 3%á5%).
GV: Gọi một HS nhận xét về các tính chất vật lý của CH3COOH.
HS: Nêu các tính chất vật lý.
GV: Cho các nhóm HS nhỏ vài giọt CH3COOH vào ống nghiệm đựng nước, quan sát.
- Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
Hoạt động 3
II. Cấu tạo phân tử (5 phút)
GV: Cho các nhóm HS quan sát mô hình phân tử axit axetic (dạng đặc, dạng rỗng)đgọi 1 HS viết công thức cấu tạo, nhận xét đặc điểm cấu tạo.
HS: Quan sát mô hình phân tử axit axetic. Viết công thức cấu tạo.
GV: nhấn mạnh cấu tạo của nhóm 
– COOH.
 GV: Lưu ý với HS về nguyên tử H trong nhóm – COOH.
Hoặc CH3COOH
Đặc điểm: Trong phân tử của axit axetic có nhóm – COOH. Nhóm này làm cho phân tử có tính axit. 
Hoạt động 3
III. Tính chất hoá học (13 phút)
GV: Em hãy nêu các tính chất chung của axit? Axit axetic có các tính chất của axit không?
GV: Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm để trả lời câu hỏi trên.
- Chiếu nội dung các thí nghiệm lên màn hình, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, ghi lại hiện tượng của từng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng.
HS: Làm các thí nghiệm.
GV: Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng (chiếu lên màn hình hiện tượng thí nghiệm).
1. Axit axetic có tính chất của axit không?
* Thí nghiệm 1:
Nhỏ một giọt dung dịch CH3COOH vào một mẩu giấy quỳ tím.
* Thí nghiệm 2:
Nhỏ một giọt dung dịch CH3COOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch Na2CO3 (hoặc CaCO3)
* Thí nghiệm 3: Nhỏ từ từ dung dịch CH3COOH vào ống nghiệm có chứa có vài giọt phenolphtalein (dung dịch có màu đỏ). 
TT
Thí nghiệm
Hiện tượng
Phương trình phản ứng
1
Nhỏ dung dịch CH3COOH vào một mẩu giấy quỳ tím.
Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
2
Nhỏ dung dịch CH3COOH vào dung dịch Na2CO3 (hoặc CaCO3)
Sủi bọt
3
Nhỏ từ từ dung dịch CH3COOH vào dung dịch NaOH (có vài giọt
phenolphtalein)
Dung dịch ban đầu có màu đỏ chyển dần về không màu.
GV: Qua các thí nghiệm trên em có nhận xét như thế nào về tính chất hoá học của axit axetic?
HS: Nhận xét.
GV: Lưu ý axit CH3COOH là một axit yếu.
GV: Đặt vấn đề: ngoài các tính chất chung của axit. Axit axetic còn có tính chất hoá học nào nữa không?
Sau đó GV làm thí nghiệm đ yêu cầu HS nhận xét.
HS: Quan sát GV làm thí nghiệm, nhận xét: Axit axetic tác dụng với rượu etylic.
GV: Kết luận: phản ứng giữa axit axetic với rượu etylic thuộc loại phản ứng este hoá đGV ghi đề mục, hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng. HS: Ghi bài.
GV: Giới thiệu: etylaxetat là este.
Nhận xét: Axit axetic là một axit hữu cơ có tính chất của một axit yếu.
2. Tác dụng với rượu etylic.
 H2SO4 đặc, t0
CH3 – C – OH(l) + HO – C2H5(l) 
 O
 CH3 – C – OC2H5(l) + H2O(l)
 O
 (Etyl axetat)
Hoạt động 5
 IV. ứng dụng (3 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ các ứng dụng của axit axetic, nêu các ứng dụng.
HS: Nêu các ứng dụng của axit axetic.
- SGK/142
Hoạt động 6
V. Điều chế (3 phút)
GV: Thuyết trình cách sản xuất axit axetic trong công nghiệp từ butan. 
HS: Ghi bài.
GV: Em hãy nêu cách sản xuất giấm ăn trong thực tế? 
HS: Dựa kiến thức thực tế trình bày.
- Trong công nghiệp, axit axetic được điều chế theo cách sau:
- Để sản xuất giấm ăn, người ta dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng:
Hoạt động 7. Củng cố (5 phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài 4/143
GV: chiếu đề bài:
Bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho axit axetic lần lượt tác dụng với: Ba(OH)2, CaCO3, Na, MgO, CH3OH
GV: Chiếu bài làm của một vài HS lên màn hình và nhận xét. 
GV: chiếu đề bài lên màn hình:
Bài tập 2: Cho bột Mg dư tác dụng với 200ml dung dịch CH3COOH 1M.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích khí thu được (đktc).
HS: Làm bài tập 2 

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 9 chi tiet 2 cot tiet 51 60.doc
Giáo án liên quan