Giáo án Hóa học 9 - Tiết 40, Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Tiết 1) - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Ôn tập các kiến thức Tính chất của phi kim, tính chất của clo.

2. Kĩ năng:

- Lập sơ đồ và viết phương trình hoá học cụ thể .

- Rèn luyện thêm cho học sinh kỹ năng tính toán.

3. Thái độ :

- Tinh thần học tập nghiêm túc.

4. Trọng tâm:

- Tính chất hóa học của phi kim, clo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. GV: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ.

b. HS: Ôn tập lại hệ thống kiến thức.

2. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm – đàm thoại – trực quan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 5461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 40, Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Tiết 1) - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 12/01/2013	
Tiết 40 Ngày dạy : 16/01/2013	
Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3:PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC(T1)
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức Tính chất của phi kim, tính chất của clo. 
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ và viết phương trình hoá học cụ thể .
- Rèn luyện thêm cho học sinh kỹ năng tính toán. 
3. Thái độ : 
- Tinh thần học tập nghiêm túc. 
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học của phi kim, clo. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
a. GV: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ.
b. HS: Ôn tập lại hệ thống kiến thức.
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm – đàm thoại – trực quan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 9A1/ 9A2/ 9A3/ 
2.Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (15’)
- GV: Treo bảng phụ có sơ đồ căm 1: 
- GV: Yêu cầu HS điền các loại chất thích hợp vào ô trống
- GV: Nhận xét và hoàn thành sơ đồ.
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm BT1/103. 
- GV: Nhận xét 
- GV: Treo sơ đồ câm 2
Yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ.
- GV: Yêu cầu các nhóm HS dựa vào sơ đồ 2 để hoàn thành BT2.
- GV: Nhận xét
- HS: Quan sát và hoàn thành sơ đồ
- HS: Lên bảng hoàn thành sơ đồ
- HS: Sữa bào vào vở.
- HS: Làm bài tập 1
1) S + H2 H2S
2) S + Fe FeS
3) S + O2 SO2
- HS : Lắng nghe
- HS: Hoàn thành sơ đồ và viết phương trình phản ứng.
- HS: Thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV 
1.Cl2 + H2 2HCl
2. 3Cl2 + 2Al2AlCl3
3.Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
4. Cl2 + H2O HCl + HClO
- HS: Ghi bài
Hoạt động 2. Bài tập (25’)
 - GV Cho HS làm BT: Có 3 khí được đựng riêng biệt trong 3 lọ là: clo, hidroclorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. 
- GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6 / SGK 103. 
+ Tính số mol của MnO2 
+ Tính số mol của NaOH
+ Dựa vào PTHH Tính số mol của khí Cl2 sinh ra trong phản ứng(1).
+ So sánh tỉ lệ mol khí Cl2 và dung dịch NaOH
+ Tính số mol của dung dịch NaOH ở 
PTHH(2).
+ Tính nNaOH dư 
+ Dựa vào PTHH tính
+ Tính nồng độ mol của các dung dịch. 
- HS: Làm bài tập
Lấy 3 mẫu giấy quỳ tím nhúng nước cho ướt. Mở nắp nhanh đưa 3 mẫu giấy quỳ tím vào. 
+ Quỳ tím hóa đỏ là khí HCl.( khí HCl tan trong nước.)
+ Quỳ tím mất màu là khí Cl2( do HClO có tính oxi hóa mạnh)
Cl2 + H2O HCl + HClO
+ Quỳ tím không đổi màu là khí O2. 
- HS: Nghe giảng và làm theo hướng dẫn của GV.
+ Tính số mol của MnO2 
(mol)
+ Tính số mol của NaOH 
+ PTHH: 
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
1mol 1mol
Từ PT 1. 
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O(2)
1mol 2 mol 1mol 1mol
+ So sánh tỉ lệ mol suy ra dư tính theo .
+ Số mol của dung dịch NaOH dư. 
NNaOH = 2 x= 2 x0,8 = 1,6 (mol)
+ Số mol của dung dịch NaOH dư. 
+ Theo PT (2) 
+ Tính nồng độ mol của các dung dịch. 
3. Dặn dò(4’): 
- Dặn các em ôn lại tính chất của cac bon , các hợp chất của cacbon và sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Dặn các em kẻ vào vở sơ đồ 3/ SGK103. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần 22 Ngày soạn: 13/01/2013	
Tiết 41 Ngày dạy : 17/01/2013	
Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3:PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T2)
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức Tính chất của cacbon, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat. 
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ và viết phương trình hoá học cụ thể.
3. Thái độ : 
- Tinh thần học tập nghiêm túc. 
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học của phi kim, clo, cacbon, silic hợp chất của cacbon. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
a. GV: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ.
b. HS: Ôn tập lại hệ thống kiến thức.
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm – đàm thoại – trực quan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 9A1/ 9A2/ 9A3/. 
2.Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Viết phương trình hóa học (25’)
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ 3 và viết phương trình phản ứng 
- GV: Nhận xét.
- GV: Cho HS nhắc lại cấu tạo bảng tuần hoàn 
- GV: Bổ sung và kết luận 
- GV: Yêu cầu HS nêu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kì và trong 1 nhóm 
- GV: Bổ sung và kết luận 
- GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn 
- HS: Thảo luận và hoàn thành sơ đồ 3 và viết phương trình phản ứng
1. C + CO2 2CO 
2. C + O2 CO2 
3. CO + CuO CO2 + Cu
4. CO2 + C 2CO 
5. CO2 + CaO CaCO3
6. CO2 + NaOH NaHCO3
7. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
8. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
- HS: Sữa bài vào vở. 
- HS: Nhắc lại.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Trả lời. 
- HS: Lắng nghe.
- HS: Trả lời. 
Hoạt động 2. Bài tập tính toán (20’)
- GV: Phát phiếu học tập 
Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí không màu bị mất nhãn đựng trong các bình riêng biệt : CO, CO2, H2
- GV: Nhận xét
- GV: YC HS làm bài tập 4/103
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 5/103 
HS: Làm vào phiếu học tập 
+ Lần lượt dẫn các khí vào dung dịch nước vôi trong dư. Nếu thấy dung dich nước vôi trong bị vẫn đục là khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Nếu dung dịch nước vôi trong không bị vẫn đục là CO và H2
+ Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư
Nếu thấy nước vôi trong bị vẫn đục thì khí đem đốt là CO. còn lại là khi H2
2CO + O2 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
2H2 + O2 2H2O
- HS: Làm vào vở bài tập. 
- HS: Làm BT 
A là nguyên tố Na. 
Tính chất hoá học đặc trưng là tính kimloại 
Tính kim loại của Na mạnh hơn Mg và Li 
Tính kim loại của Na yếu hơn K
- HS: Làm bài 5/103
a. Trong 32 g FexOy có 32 – 22,4 = 9,6 (g)
Ta có tỉ số : 
Công thức của oxit sắt là: Fe2O3
b. Phương trình hoá học 
Fe2O3 + 3CO 3CO2 + 2Fe
1mol 3 mol 3 mol 
Số mol Fe2O3 =
Suy ra số mol CO2 là 0,6 mol 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
0,6mol 0,6 mol 
Khối lượng CaCO3 = 0,6 x 100 = 60 (g)
3. Dặn dò(4’): 
- Dặn các em chuẩn bị bài tường trình :Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 

File đính kèm:

  • doctiet 40 Luyen tap.doc