Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39, Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:HS hiểu được sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa, biết dẫn ra được ví dụ minh họa

 - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu, biết và cho ví dụ minh họa

 - Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống sản xuất.

2. Kỹ năng:Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hóa học cùa oxi và phương trình hóa học tạo thành oxit

3. Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: phiếu học tập, tranh ứng dụng của oxi

2. Học sinh: tranh, ảnh tư liệu về ứng dụng của oxi trong đời sống sản xuất.

III. NỘI DUNG HỌC TẬP;

SỰ oxi hóa, phản ứng hóa hợp

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS

2. Kiểm tra miệng:

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39, Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Bài 27
Tuần: 22
Tiết : 42 . 
ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong PTN và cách sản xuất trong công nghiệp
- Biết phản ứng phân hủy là gì và dẫn ra được thí dụ minh họa
- Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết giải thích ví sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát qua các thao tác của GV, HS biết cách lắp thiết bị điều chế oxi, cách tiến hành thí nghệm thu khí oxi
- Rèn kỹ năng sử dụng đèn cồn, kẹp ống thí nghiệm, viết PTHH, tính toán
3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ khi quan sát quan sát
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Hóa chất: KMnO4; KClO3; MnO2
 - Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh đựng nước, diêm, muỗng lấy hóa chất, kẹp ống nghiệm, giá sắt, que đóm
2. Học sinh: xem và soạn bài trướcở nhà 
III. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Điều chế khí Oxi
- Phản ứng phân hủy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra miệng:
Oxit là gì? Cho ví dụ minh họa
Làm BT 5 / 91 sgk 
Kiểm tra vở bài tập ( 10đ )
Làm BT 4 / 91 sgk và gọi tên các oxit 
Kiểm tra vở bài tập ( 10đ )
 - Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi
VD: CO2, Na2O (4đ)
 - CTHH viết sai: NaO; Ca2O (4đ)
 - Có làm bài tập về nhà (2đ)
+ Oxit axit: SO3: lưu huỳnh đioxit
 N2O5: đinitơ pentaoxit
 CO2: Cacbon đioxit (4đ)
+ Oxit bazơ: Fe2O3: sắt (III) oxit
 CuO: đồng(II) oxit
 CaO: canxi oxit (4đ)
 - Có làm bài tập về nhà (2đ)
 3. Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài: Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí ?
 Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ oxi thì làm thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 
GV nêu câu hỏi: Những chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong PTN?
HS phát biểu
GV: Giới thiệu các chất KMnO4; KClO3 giàu oxi và dễ bị nhiệt phân hủy nên được dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong PTN
 GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS quan sát thí nghiệm điều chế khí oxi bằng cách đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử khí bay ra bằng que đóm có than hồng
HS nhận xét hiện tượng và giải thích. 
GV: Yêu cầu HS đọc sgk ( 1. 1b )
GV: Thí nghiệm biểu diễn đun nóng KClO3 và MnO2, MnO2 đóng vai trò gì trong phản ứng ?
GV: Hướng dẫn HS thu khí oxi theo 2 cách:
- Cho oxi đẩy không khí
- Cho oxi đẩy nước
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sản xuất khí oxi trong công nghiệp 
GV: Có thể điều chế oxi trong công nghiệp theo cách như PTN không? Hãy xem xét về nguyên liệu, giá thành thiết bị?
HS phát biểu
GV: Trong thiên nhiên chất nào có rất nhiều ở quanh ta có thể làm nguyên liệu cung cấp oxi?
HS: phát biểu
GV: Không khí vá nước là nguồn nhiên liệu vô tận để sản xuất oxi trong công nghiệp
 Yêu cầu HS đọc sgk ( phần II )
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng phân hủy 
 Sử dụng bảng viết sẳn ( như sgk phần III ) và yêu cầu HS: Hãy điền vào chổ trống các cột tương ứng với các phản ứng (bảng trang 93 SGK)
HS lên bảng thực hiện
GV: Những phản ứng trên đây được gọi là phản ứng phân hủy. Vậy có thể định nghĩa phản ứng phân hủy là gì ?
HS cho ví dụ khác
 2HgO 2Hg + O2
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
- Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali clorat ( KClO3 ) hay kali pemanganat ( KMnO4 )
PTHH: 2KClO3 2KCl + 2O2#
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2#
II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp
1/ Sản xuất khí oxi từ không khí.
- Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp, áp suất cao ta thu được không khí lỏng, cho không khí lỏng bay hơi ta thu được khí oxi ở -183oC
2/ Sản xuất khí oxi từ nước
Điện phân nước trong bình điện phân sẽ thu được hai loại khí là H2 và O2
III. Phản ứng phân hủy
 - Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2 #
 4. Tổng kết:
- HS đọc “ Ghi nhớ ” / 94 SGK
- HS làm BT 2, 3 / 94 sgk
 + BT 2 / 94 SGK 
 Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp
Phòng thí nghiệm
Công nghiệp
Nguyên liệu
Sản lượng
Giá thành
Đắt tiền
Thấp, ít
Cao
Rẻ tiền
Cao
Hạ
 + BT 3 / 94 SGK: 
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp:
Phản ứng phân hủy
Phản ứng hóa hợp
Chất tham gia
Sản phẩm
Thí dụ
1 chất
2 hay nhiều chất
2KClO3 2KCl + 3O2
2 hay nhiều chất
1 chất
 CaO + CO2 CaCO3
 5. Hướng dẫn tự học : 
- Học bài và làm BT 1, 4, 5, 6/ 94 sgk
- Hướng dẫn BT 6 / 94 SGK
a) Viết PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Tìm mO2; mFe; theo PTHH
b) Viết PTHH điều chế O2 từ KMnO4, dựa vào mO2 cần dùng theo PTHH
Tìm khối lượng KMnO4
- Chuẩn bị bài “ Không khí- sự cháy “
 + Hãy cho biết thành phần của không khí?
 + Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
RÚT KINH NGHIỆM
Bài 31 
Tuần: 25
Tiết : 47. 
TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIDRO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất vật lí của khí hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước. (Hidro là khí nhẹ nhất)
- Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.
- Ứng dụng của hiđro: làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kỹ năng: 
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,...rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.
- Viết được phương trình hóa học minh họa cho tính chất hiđro tác dụng với oxi.
3. Thái độ: - Củng cố khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bình kíp đơn giản, ống dẫn khí, ống nghiệm, cốc thủy tinh, lọ chứa oxi, đèn cồn, diêm, Zn; dd HCl
- Học sinh: Kiến thức về hóa trị các nguyên tố, xem và soạn bài ở nhà.
 III. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất hóa học của hidro.
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng: Nhận xét bài kiểm tra
3. Tiến trình bài học :	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài. (2p)
GV giới thiệu về chương 5 như trang 104.
Hiđro là một nhuyên tố hóa học rất quan trọng, có trong các hợp chất xung quanh ta, vậy hiđro có những tính chất và ứng dụng gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 31.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của hiđro (10p)
HS ghi bảng: KHHH; NTK
 CTHH; PTK
GV: làm TN kẽm tác dụng với dd HCl, thu đầy khí hiđro được đậy nút kín
HS nhóm quan sát ống nghiệm chứa khí hiđro, nhận xét trạng thái, màu sắc của khí hiđro.
HS: chất khí không màu.
- Hãy cho biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn so với không khí ?
HS: Oxi nặng hơn không khí . 
GV: Hiđro ngược lại với Oxi.
- Vậy Hiđro nặng hay nhẹ hơn so với không khí?
HS: Hiđro nhẹ hơn không khí . 
GV: Các em tìm hiểu sgk và cho biết tính tan trong nước của khí hiđro như thế nào?
HS đọc sgk phát biểu
GV: Từ những vấn đề vừa tìm hiểu em hãy nêu nhận xét về tính chất vật lý của hiđro?
HS : Rút ra kết luận về tính chất vật lí của Hiđro.
GV : Thông báo thêm về ứng dụng của hiđro qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho học sinh.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của hiđro (25p)
GV: Giới thiệu dụng cụ hóa chất, lưu ý HS khi GV làm thí nghiệm cần quan sát, nhận xét để thảo luận. Khi đốt hidro cháy trong không khí và trong lọ khí oxi.
- So sánh ngọn lửa hiđro cháy trong bình oxi và trong không khí?
 GV: Tiến hành làm TN biểu diễn.
- Các em hãy quan sát khi cho kẽm tiếp xúc với dd HCl có dấu hiệu nào xảy ra?
HS: Có chất khí không màu thoát ra.
GV: Đó là khí hiđro, trước khi đốt ta phải thử độ tinh khiết của hiđro để bảo đảm tính an toàn
GV: Hướng dẫn cách thử và thực hiện.
 - Có hiện tượng gì khi chưa tinh khiết?
HS: Có tiếng nổ
GV: Khi nào biết được khí hiđro là tinh khiết?
HS: khi không có tiếng nổ hoặc tiếng nổ nhẹ.
GV: Sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí,quan sát ngọn lửa hiđro.
HS: Khí hiđro cháy với ngọn lửa xanh.
GV: đưa ngọn lửa hiđro cháy vào lọ oxi. Quan sát ngọn lửa? quan sát thành ống thủy tinh?
HS: có nước tạo ra
 Khí H2 cháy mạnh hơn, có những giọt nước trên thành lọ.
- khí hiđro cháy trong không khí hay trong oxi tạo thành chất gì? So sánh ngọn lửa hiđro cháy trong bình oxi và trong không khí? 
HS: Tạo thành nước. 
GV làm thí nghiệm hỗn hợp nổ: thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, chờ khoảng 1 phút, sau đó đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn. HS nêu nhận xét hiện tượng xảy ra.
- Vậy em hãy cho biết hiđro có tính chất hóa học gì? Viết PTHH của phản ứng.
HS: Hiđrô tác dụng với oxi.
 2H2 + O2 2H2O
GV: Cho học sinh tham gia trò chơi “ chọn sản phẩm đúng”. Học sinh chọn ra hai đội , mỗi đội gồm 4 người lần lượt lên nhận tín hiệu ưu tiên trả lời , nếu đội nào nhận được tín hiệu ưu tiên trước sẽ được dự đoán sản phẩm cho các phản ứng mà giáo viên đưa ra bằng cách lự chọn các mảnh ghép GV đã ghi các CTHH của các chất . Đội thắng cuộc là đội dự đoán đúng nhiều sản phẩm hơn, nếu có cùng kết quả thì cả hai đội sẽ hát tặng lớp hai bài hát nếu đội nào hát hay hơn sẽ giành giải thưởng.
 KHHH: H ; NTK: 1đv C
 CTHH: H2 ; PTK: 2đv C
 I. Tính chất vật lý.
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, rất ít tan trong nước.
 II. Tính chất hóa học.
 1. Tác dụng với oxi:
Thí nghiệm (SGK)
Nhận xét hiện tượng: hiđro cháy trong oxi với ngọn lửa màu xanh.
- Hiđrô tác dụng với oxi sinh ra nước 
 2H2 + O2 2H2O
- Hỗn hợp hiđro và oxi là hỗn hợp nổ: Khi trộn 2 thể tích H2 và 1 thể tích O2 thì hỗn hợp sẽ nổ mạnh nhất.
4. Tổng Kết : 
-Hãy so sánh tính chất vật lí của Oxi và Hiđrô ?
Tính chất vật lí của Hiđrô
Tính chất vật lí của Oxi
- Giống nhau: Là chất khí không màu, không mùi, không vị, rất ít tan trong nước.
- K

File đính kèm:

  • docTINH CHAT CUA HIDRO.doc