Giáo Án Hóa Học 9 - Tiết 28: Luyện Tập Chương II

1/Mục tiêu

1.1 Kiến thức Ôn tâp, hệ thống lại

 - Dãy HĐHH của kim loại.

 - Tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng với phi kim,dd axit, dd muối và ĐK để p/ư xảy ra.

 - Tính chất giống nhau giữa kim loại nhôm và sắt.

 - Tính chất khác nhau giữa kim loại nhôm và sắt.

 - SX nhôm.

 - Thành phần, tính chất và sản xuất gang và thép.

 - Sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

1.2 Kĩ năng

 - Biết hệ thống hóa, rút ra những KT cơ bản của chương.

 - Biết so sánh để rút ra sự giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.

 - Biết vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để viết các PTHH và xét p/ư có xảy ra hay không. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế.

 - Vận dụng để giải các BT có liên quan.

1.3 Thái độ- GD tính cẩn thận, học tập.

2/Chuẩn bị

 - GV: ND ôn tập

 - HS: Kiến thức kĩ năng đã được học trong chương.

3/Phương pháp

 - Đàm thoại, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu.

4/ Tiến trình giờ dạy

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học 9 - Tiết 28: Luyện Tập Chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Luyện tập chương II Tiết 28 
1/Mục tiêu
1.1 Kiến thức Ôn tâp, hệ thống lại
	- Dãy HĐHH của kim loại.
	- Tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng với phi kim,dd axit, dd muối và ĐK để p/ư xảy ra.
	- Tính chất giống nhau giữa kim loại nhôm và sắt.
	- Tính chất khác nhau giữa kim loại nhôm và sắt.
	- SX nhôm.
	- Thành phần, tính chất và sản xuất gang và thép.
	- Sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
1.2 Kĩ năng
	- Biết hệ thống hóa, rút ra những KT cơ bản của chương.
	- Biết so sánh để rút ra sự giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.
	- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để viết các PTHH và xét p/ư có xảy ra hay không. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế.
	 - Vận dụng để giải các BT có liên quan.
1.3 Thái độ- GD tính cẩn thận, học tập.
2/Chuẩn bị
	- GV: ND ôn tập
	- HS: Kiến thức kĩ năng đã được học trong chương.
3/Phương pháp
	- Đàm thoại, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu.
4/ Tiến trình giờ dạy
4.1 ổn định
4.2 Kiểm tra bài cũ
4.3 Bài mới	
*Vào bài: SGK
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
Hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
* Hoạt động 1: Hệ thống lại về t/c của KL, Al, Fe
- HS thảo luận nhóm: 
 Nhóm 1
 + T/c hóa học chung của KL.
 + Dãy HĐHH của KL- ý nghĩa. 
 Nhóm 1
 + T/c hóa học của Al
 + T/c hóa học của Fe
 -> so sánh => sự giống và khác nhau về t/c hóa học của nhôm và sắt.
- HS báo cáo, nhận xét.
- GV chốt.
I/ Kiến thức cần nhớ
 1, Tính chất hóa học của kim loại.
 - Tác dụng với phi kim.
 - Tác dụng với nước.
 - Tác dụng với dd axit.
 - Tác dụng với dd muối.
* Dãy HĐHH của kim loại.
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H) , Cu, Ag, Au
 2, Tính chất hóa học của nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau?
 a, Tính chất hóa học giống nhau:
 - Al, Fe có những t/c hóa học của KL
 - Al, Fe không p/ư với : 
 HNO3 đặc nguội
 H2SO4 đặc nguội
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
* Hoạt động 2: Hệ thống lại về hợp kim sắt.
 HS làm theo nhóm (tiếp sức) điền vào bảng trống:
 + Nhóm 1: gang
 + Nhóm 2: thép
- Hai nhóm NX cho nhau.
- GV chốt. 
* Hoạt động 3: Hệ thống lại về sự ăn mòn KL
 - H: nhắc lại về
 + Khái niệm .
 + Những nhân tố ảnh hưởng.
 + Biện pháp bảo vệ KL không bị
 ăn mòn.
* Hoạt động 4: làm bài tập.
 Bài 2/69: HS làm cá nhân, một em làm trên bảng sau đó chữa chung cả lớp.
 GV theo dõi, bổ sung và chốt.
 Bài 4/69: chia lớp thành ba nhóm mỗi nhóm làm một phần theo kiểu tiếp sức sau đó các nhóm nhận xét và chữa cho nhau. 
 GV theo dõi, bổ sung và chốt.
 b, Tính chất hóa học khác nhau:
 - Al p/ư với kiềm còn Fe thì không 
 - Khi p/ư tạo thành hợp chất:
 + Al chỉ có hóa trị III.
 + Fe hóa trị II hoặc III. 
 3, Hợp kim sắt:
Gang
Thép
Thành phần
Hàm lượng cacbon 2-5%
Hàm lượng cacbon dưới 2%
Tính chất
Giòn -> không rèn, không dát mỏng được.
Đàn hồi, dẻo(rèn, dát mỏng, kéo thành sợi được), cứng.
Sản xuất
- Trong lò cao.
- Ng/tắc: CO khở oxit sắt ở nhiệt độ cao:
3CO(k)+Fe2O3(r)
3CO2(k)+2Fe(r)
- Trong lò luyện thép.
- Ng/tắc: o xi hóa C,Mn,Si,S,P... trong gang
FeO(r)+ C(r) Fe(r) CO(k)
 4, Sự ăn mòn KL và bảo vệ KL không bị 
 ăn mòn. 
 - Khái niệm .
 - Những nhân tố ảnh hưởng.
 - Biện pháp bảo vệ KL không bị
 ăn mòn.
II/ Bài tập.
Bài 2/69
a) có p/ư 
 2Al(r) +3Cl2(k) 2AlCl3(r)
b&c) không
d) có p/ư 
Fe(r) + Cu(NO3)2(dd) -> Fe(NO3)2(dd) + Cu(r)
Bài 4/69
a) 1(+O2); 2(+HCl); 3(+ NaOH); 4(+ nhiệt phân); 5(+ điện phân nóng chảy có criolit); 6(+Cl2).
b) 1(+ H2SO4 loãng hoặc CuSO4); 
 2(+ NaOH);3(+HCl)
c) 1(+ NaOH); 2(nhiệt phân); 3( +H2 hoặc +C hoặc +CO); 4(+O2)
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
Bài 5/69:
 GV hướng dẫn HS viết PTHH của pư A với clo.
XĐ hướng giải bài toán dạng này là:
 + đi tìm khối lượng mol của kim loại 
 + dựa vào lượng mol để XĐ đó là kim loại nào.
Bài 5/69
Gọi khối lượnh mol của kim loại A(I) là M
PTHH: 2A + Cl2 -> 2ACl
Theo PT cứ 2M gam 2(M+35,5)gam
 Vậy 9,2 gam 23,4 gam
Giải phương trình ẩn M ta có M=23
 Vậy kim loại A là Na.
4.4 Củng cố, luyện tập 
	- Hệ thống lại bài.
4.5 Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập chương theo ND của bài luyện tập.
	- Làm các BT còn lại
 + Chú ý bài 7/69: 
 * gọi số mol Al là x
 * cả hai chất Al & Fe đều tham gia pư nên nH2 = =0.025 mol thu được là
 tổng lượng khí thoát ra từ hai phản ứng:
 2Al(r) + 3H2SO4(dd) -> Al2(SO4)3(dd) + 3H2(k) (1)
 Fe(r) + H2SO4(dd) -> FeSO4(dd) + H2(k) (2)
Theo (1) 2 mol Al pư thu được 3mol H2
 x mol 1,5x mol 
Theo (2) 1 mol Fe phản ứng thu được 1mol H2
 (0,025-1,5x) mol (0,025-1,5x) mol 
 Ta lại có mAl + mFe = 0,83 gam 
 nên 27x + 56 (0,025-1,5x) = 0,83 
 Giải phương trình ta tìm được x (số mol nhôm) -> khối lượng nhôm => khối lượng sắt rồi tính TP % mỗi chất trong hỗn hợp.
 Chuẩn bị thực hành.
5/Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docH t28.doc
Giáo án liên quan