Giáo án Hóa học 9 - Tiết 23, Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

- Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

- Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.

2. Kĩ năng:

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.

- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.

4. Trọng tâm:

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng dạy học:

a. GV:

 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, thanh mimio, phần mềm thí nghiệm ảo, máy tính, chiếc nón kì diệu.

 - Dụng cụ: ống nghiệm, cốc, giá, khay.

 - Hoá chất: CuSO4, đinh sắt, dd FeSO4 , HCl, Na, H2O, dây Cu, dd phenolphalein.

b. HS:

- Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 23, Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Liêng Trang GV Trần Thị Ngọc Hiếu 
Tuần 12 Ngày soạn: 09/11/2012
Tiết 23 Ngày dạy: 12/11/2012
Bài 17 : DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. 
- Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được dãy hoạt động hóa học của kim loại. 
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.
4. Trọng tâm:
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
a. GV: 
 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, thanh mimio, phần mềm thí nghiệm ảo, máy tính, chiếc nón kì diệu. 
 - Dụng cụ: ống nghiệm, cốc, giá, khay.
 - Hoá chất: CuSO4, đinh sắt, dd FeSO4 , HCl, Na, H2O, dây Cu, dd phenolphalein. 
b. HS: 
- Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
- Thí nghiệm nghiên cứu – Trực quan – Hỏi đáp – Thảo luận nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): 9A1/. 9A2/......	 9A3/. 
2.Kiểm tra (5’):
 - GV: Chiếu slides kiểm tra bài cũ và yêu cầu HS lên viết phương trình( nếu xảy ra)
 - GV: Cho HS ở dưới lớp làm vào vở lấy 5 bài HS nhanh nhất, chấm điểm. 
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV dựa vào kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài: Tại sao bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch. Để biết được điều đó, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: “ Dãy hoạt động hóa học của kim loại”.
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?(20’)
-GV: Chiếu slides hướng dẫn TN1. 
- GV: Phát phiếu học tập và cho HS thảo luận nhóm trong (3’) 
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH và rút ra kết luận.
- GV: Sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch. Vậy sắt hoạt động hóa học như thế nào với đồng?
- GV: Ta xếp sắt trước đồng. 
- GV: Chiếu slides hướng dẫn TN2.
-GV: Làm thí nghiệm ảo cho HS quan sát. 
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
-GV: Hãy so sánh khả năng hoạt động hóa học của Cu, Ag.
-GV: Chiếu slides hướng dẫn TN3. 
 Đinh Fe + dd HCl
 Dây Cu + dd HCl
- GV: Cho HS thảo luận nhóm(3’)
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH xảy ra.
-GV: Sắt đẩy được hidro ra khỏi dung dịch còn đồng không đẩy được hidro. Vậy ta xếp Fe, Cu, H như thế nào?
-GV: Làm thí nghiệm TN4:
 Cốc 1: Cho mẩu Na + H2O +dd phenolphtalein.
 Cốc 2: Đinh sắt Fe + H2O + dd phenolphtalein. 
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH và kết luận.
- GV: Nêu cách xếp Na và Fe.
-GV: Yêu cầu HS sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học . 
-GV: Giới thiệu: Qua nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta đã xây dựng được dãy hoạt động hoá học của kim loại. 
- GV: Hướng dẫn HS cách dễ nhớ dãy hoạt động hóa học. 
- HS: Quan sát và lắng nghe.
-HS: Thảo luận nhóm quan sát, nhận xét:
Ống1:Có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt.
Ống 2: Không hiện tượng.
-HS: Viết PTHH:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
- HS: Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. 
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Quan sát và lắng nghe. 
- HS: Quan sát, nhận xét:
Ống 1: Dung dịch không màu chuyển thành màu xanh lam, bạc sinh ra bám vào dây đồng. 
Ống 2: Không phản ứng.
-HS: Viết PTHH:
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3) + 2Ag
- HS: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
- HS: Quan sát và lắng nghe. 
-HS: Thảo luận nhóm: 
Ống 1: có khí H2 bay lên.
Ống 2: Không có phản ứng.
-HS: Viết PTHH xảy ra:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
-HS: Xếp Fe, H, Cu
-HS: Theo dõi, nhận xét:
Cốc 1: Na tan, chạy tròn, tỏa nhiệt và tạo khí bay lên, dung dịch đổi màu đỏ.
Cốc 2: Không hiện tượng.
-HS: Viết PTHH:
Na + 2H2O 2NaOH + H2
- HS: Xếp Na, Fe.
-HS: Sắp xếp như sau: 
Na, Fe, H, Cu, Ag.
-HS: Nghe giảng, theo dõi và ghi nhớ trật tự sắp xếp.
- HS: Lắng nghe. 
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1. Thí nghiệm 1:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
=> Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu. Ta xếp :Fe, Cu
2. Thí nghiệm 2: 
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
=> Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag. 
- Ta xếp : Cu, Ag
3. Thí nghiệm 3:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- Ta xếp: Fe, H, Cu.
4. Thí nghiệm 4: 
Na + 2H2O 2NaOH + H2
=>Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe. Ta xếp Na ,Fe.
Từ 4 thí nghiệm ta xếp theo chiều giảm dần hoạt động hóa học: 
Fe, H, Cu, Ag
=>Dãy hoạt động hoá học của 1 số kim loại : 
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H) Cu, Ag, Au.
Hoạt động 2. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?(10’)
- GV: Chiếu Slides câu hỏi về ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học và yêu cầu HS trả lời. 
- GV: Giải thích để giúp HS dễ hiểu hơn ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. 
- HS: Trả lời.
- HS: Lắng nghe và ghi bài. 
II. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? 
 - Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số axit(HCl, H2SO4l, ) giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước ( trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối. 
4.Củng cố - Dặn dò(9’):
a. Củng cố:
 - Tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhanh hơn” để cũng cố nội dung bài học. 
b. Dặn dò về nhà:
 Xem trước bài18 : “Nhôm”.
 Bài tập về nhà: 1,2,3,4 SGK/ 54.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 23 Day hoat dong hoa hoc cua Kim loai.doc