Giáo án Hóa học 9 - Tiết 2: Tính Chất Hoá Học Của Oxit Khái Quát Về Sự Phân Loại Oxit

I/ Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức:

 - Học sinh nắm được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, và viết được những phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất.

 - Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại oxit ba zơ và oxit axit. là dựa vào tính chất hoá học của chúng.

* Kĩ năng:

 Rèn luyện cho các em kĩ năng làm, quan sát thí nghiệm, phán đoán, suy luận và viết phương trình phản ứng.

* Thái độ:

 Các em say mê hứng thú trong giờ học, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, tiết kiệm khi làm thí nghiệm.

II/ Chuẩn bị.

* Chuẩn bị của giáo viên.

 + Phương tiện dạy học:

 Bảng phụ, dụng cụ tiến hành thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp gỗ.

 Hoá chất: Dd nước vôi trong, CaO, nước, dung dịch axit HCl.

 + Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, làm thí nghiệm, phương pháp trực quan.

* Chuẩn bị của học sinh.

 - Nghiên cứu trước bài.

 - Ôn lại kiến thức về oxit đã học ở lớp 8.

III/ Tiến trình bài dạy.

1/ Ổn định lớp.(1 phút)

2/ Kiểm tra. ( 5 phút)

? Ôxit là gì? hãy kể tên và lấy ví dụ cho mỗi loại ôxit mà em biết.

3/ Bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 2: Tính Chất Hoá Học Của Oxit Khái Quát Về Sự Phân Loại Oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2009
Ngày giảng: 19/8/2009
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Tiết 2: Tính chất hoá học của oxit
khái quát về sự phân loại oxit
I/ Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:
 - Học sinh nắm được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, và viết được những phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất.
 - Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại oxit ba zơ và oxit axit. là dựa vào tính chất hoá học của chúng.
* Kĩ năng:
 Rèn luyện cho các em kĩ năng làm, quan sát thí nghiệm, phán đoán, suy luận và viết phương trình phản ứng.
* Thái độ:
 Các em say mê hứng thú trong giờ học, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, tiết kiệm khi làm thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị.
* Chuẩn bị của giáo viên.
 + Phương tiện dạy học:
 Bảng phụ, dụng cụ tiến hành thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp gỗ.
 Hoá chất: Dd nước vôi trong, CaO, nước, dung dịch axit HCl.
 + Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, làm thí nghiệm, phương pháp trực quan.
* Chuẩn bị của học sinh.
 - Nghiên cứu trước bài.
 - Ôn lại kiến thức về oxit đã học ở lớp 8.
III/ Tiến trình bài dạy.
1/ ổn định lớp.(1 phút)
2/ Kiểm tra. ( 5 phút)
? Ôxit là gì? hãy kể tên và lấy ví dụ cho mỗi loại ôxit mà em biết.
3/ Bài mới.
Các hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
ở lớp 8 các em đã biết được ôxit là gì. vậy ôxit có mấy loại và chúng có tính chất như thế nào?
Hoạt động 2:
GV: Từ tính chất hoá học của nước đã học ở lớp 8 em đã biết được tính chất nào của ôxit bazơ?
HS: Ô xit bazơ tác dụng với nước.
GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra giữa BaO với H2O.
GV Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO mầu đen, thêm 1 - 2 ml dung dịch axit HCl vào, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, đại diện nhóm nêu hiện tượng và rút ra kết luận .
Viết phương trình phản ứng xảy ra
GV: Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được rằng một số oxit bazơ: BaO, CaO, Na2O. tác dụng với oxit axit
Giải thích hiện tượng vôi bột đóng vón cục.
GV: Em đã biết được những tính chất hoá học nào của oxit axit?
HS: Oxit axit tác dụng với nước
Viết phượng trìmh phản ứng minh hoạ
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
 Thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong.
Cho biết hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận
HS: Làm thí nghiệm 
- Nước vôi trong vẩn đục
- Khí CO2 tác dụng với nước vôi trong.
=> Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ
Hoạt động 3.
GV: Cho học sinh đọc mục II trang 5 SGK trả lời câu hỏi:
- Để phân loại oxit người ta căn cứ vào đâu?
- Oxit dược chia làm mấy loại?
GV giải thích lấy VD
1 phút
25 phút
5 phút
I/ Tính chất hoá học của oxit.
1/ Ôxit bazơ có những tính chất hoá học nào?
a/ Ô xit bazơ tác dụng với nước.
BaO (r) + H2O (l) Ba(OH)2(dd)
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
b/ Oxit bazơ tác dụng với axit.
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 
Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. 
c/ Oxit bazơ tác dụng với oxit axit.
BaO (r) + CO2(k) BaCO3 (r)
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối .
2/ Oxit axit có những tính chất hoá học nào? 
a/ Tác dụng với nước.
P2O5 (r) + 3H2O (l) 2H3PO4(dd)
Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
b/ Tác dụng với dung dịch bazơ.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
c/ Tác dụng với oxit bazơ.
Oxit axit tác dụngvới một số oxit bazơ tạo thành muối.
II/ Khái quát về sự phân loại oxit.
Căn cứ vào tính chất hoá học ta chia thành:
a/ Oxit bazơ: CaO, BaO, MgO, Na2O, K2O
b/ Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5
c/ Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3 
d/ Oxit trung tính (oxit không tạo muối): CO, NO
4/ Luyện tập ( 5 phút).
GV sử dụng bảng phụ
Bài tập 1: SGK - Tr 6. Gọi 3 em lên bảng
Đáp án: a/ CaO + H2O Ca(OH)2
 SO3 + H2O H2SO4
 b/ CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 c/ SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
5/ Củng cố (2phút).
 - GV yêu cầu học sinh so sánh tính chất hoá học của bazơ với oxit axit
 - Đọc ghi nhớ SGK - Tr 5
IV/ Kiểm tra đánh giá kết thúc bài học, hướng dẫn học tập ở nhà.
 - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài “ Một số oxit quan trọng”.
 - Làm bài tập về nhà 2,3,4,5,6 SGK - Tr 6

File đính kèm:

  • docTiet 02.doc