Giáo án Hóa học 9 - Tiêt 11 đến tiết 20

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được những tính chất hóa học của bazơ và viết được những phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất.

2. Kỹ năng:

- Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình về những tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tựơng thừơng gặp trong đời sống và sản xuất.

- Vận dụng những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

- Hóa chất: dd Ca(OH)2 ; dd NaOH ; dd HCl ; dd H2SO4 ; dd CuSO4 ; CaCO3; phenolftalein; quỳ tím.

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm ; đũa thủy tinh, Bảng phụ.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:

- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc22 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiêt 11 đến tiết 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p 1 SGK.
B. Bài mới: Đăt vấn đề: Như nội dung SGK.
hoạt động của gv & hs	nội dung bài hoc
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của muối:
Gv: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Cho lớp quan sát màu của dd AgNO3; và dd CuSO4.
* Nhóm 1 +2: Ngâm 1 đoạn dây đồng vào dd AgNO3.
* Nhóm 3 + 4: Ngâm 1 đoạn dây sắt vào dd CuSO4.
- Quan sát hiện tượng nêu nhận xét.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Hãy viết PTHH ? 
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm:
- Nhỏ 1-2 ml dd H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl2.
- Quan sát nêu hiện tượng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Viết phương trình hoá học.
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm:
- Nhỏ 1-2 ml dd AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd NaCl.
- Quan sát nêu hiện tượng.
- Đại diện các nhóm báo cáo. 
- Viết phương trình hoá học.
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm:
- Nhỏ 1-2 ml dd NaOHvào ống nghiệm có sẵn 1ml dd CuSO4.
- Quan sát nêu hiện tượng.
- Đại diện các nhóm báo cáo. 
- Viết phương trình hoá học.
GV: Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, CaCO3, KMnO4
- Hãy viết phương trình hoá học.
I. Tính chất hóa học của muối:
1. Muối tác dụng với kim loại:
Vậy: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng H2.
Cu(r) + AgNO3(dd) Cu(NO3)2 (dd) + Ag(r)
Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r)
2. Muối tác dụng với axit: 
H2SO4(dd) + BaCl2 (dd) BaSO4(r) + 2HCl(dd)
Vậy: Muối có thể tác dụng với axit sản phẩm là muối mới và axit mới.
3. Muối tác dụng với muối:
AgNO3(dd)+NaCl(dd) AgCl(r) +NaNO3(dd)
Vậy: Nhiều muối tác dụng được với nhau tạo thành 2 muối mới.
4. Muối tác dụng với bazơ:
CuSO4(dd) + NaOH(dd) Cu(OH)2(r) + Na2SO4(dd)
Vậy: Nhiều dd muối cũng tác dụng với dd bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới.
5. Phản ứng phân hủy muối:
2KClO3 (r) 2KClO2(r) + O2(k)
CaCO3(r) CaO(r) + CO2 (k)
Hoạt động 2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
- Hãy nêu nhận xét về các phản ứng hóa học của muối ?
- Các phản ứng trên là phản ứng trao đổi vậy phản ứng trao đổi là gì ?
GV:Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm: 
TN 1: Cho BaCl2 t/d với NaCl.
TN 2: Cho H2SO4 t/d với Na2CO3.
TN 3: Cho BaCl2 t/d với Na2SO4.
- Quan sát và kết luận, viết phương trình hoá học ?
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối:
- Có sự trao đổi các thành phần với nhau tạo ra hợp chất mới.
2. Phản ứng trao đổi:
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo để tạo ra hợp chất mới.
3. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi:
- Để phản ứng xảy ra sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi.
C. Củng cố – luyện tập:
1. Nhắc lại những tính chất hóa học của muối.
2. GV bổ sung đầy đủ tính chất hóa học của axit, bazơ.
3. GV hướng dẫn sử dụng bảng tính tan để lựa chọn chất tham gia phản ứng.
4. Hướng dẫn làm bài tập, dặn dò.
Tiết 15: Ngày 11 tháng 10 năm 2010
Một số muối quan trọng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl , KNO3.
- Trạng thái thiên nhiên , cách khai thác muối NaCl.
- Những ứng dụng của muối NaCl và KNO3. 
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học và làm các bài tập hóa học định tính và định lượng.
3. Thái độ:
- Tiếp tục giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ ruộng muối , một số ứng dụng của NaCl.
III. Định hướng phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, gráp.
IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hoá học minh họa.
2. Định nghĩa phản ứng trao đổi. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nộidung SGK.
hoạt động của gv & hs	nội dung bài hoc
Hoạt động 1: Muối natriclrua
- Trong tự nhiên muối NaCl có ở đâu ?
Giáo viên giới thiệu 1m3 nước biển hào tan được 27g NaCl, 5g MgCl2, 1g CuSO4.
Yêu cầu hs đọc phần thông tin trong SGK.
Gv treo & yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ ruộng muối, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
- Hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển ?
- Muốn khai thác NaCl từ lòng đất làm như thế nào ?
- Quan sát sơ đồ và nêu ứng dụng của NaCl.
- Nêu ứng dụng của các sản phẩm làm từ muối ?
I. Muối natriclrua.
1. Trạng thái tự nhiên.
- Trong tự nhiên NaCl có trong nước biển và trong lòng đất.
2. Cách khai thác.
- Khai thác từ nước biển.
- Khai thác từ lòng đất.
3. ứng dụng.
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2 ,NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
Hoạt động 2: Muối Kalinitrat:
Gv thông báo về các tính chất của KNO3.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK.
II. Muối Kalinitơrat:
1.Tính chất:
Muối KNO3 tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, có tính oxi hóa mạnh.
2KNO3 (r) 2KNO2 (r) + O2 (k)
2. ứng dụng : 
- Chế tạo thuốc nổ đen.
- Làm phân bón
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp
C. Củng cố – Dặn dò:
1. Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa:
 Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
 Cu(NO3)2
2. Trộn 75g dd KOH 5,6 % với 50g dd MgCl2 9,5% .
a, Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
b, Tính nồng độ phần trăm của dd thu được sau phản ứng.
3. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Tiết 16: 	 Ngày 11 tháng 10 năm 2010
Phân bón hóa học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết : Phân bón hóa học là gì? vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng
- Biết công thức hóa học của một số muối thông thường và hiểu một số tính chất của các muối đó
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt cá mẫu phân đạm, phân lân, phân kali dựa vào tính chất hóa học
- Củng cố kỹ năng làm bài tập tính theo 
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học, ý thức bảo vệ chăm sóc cây trồng
II. Chuẩn bị:
- Các mẫu phân bón hóa học, phiếu học tập.
III. Định hướng phương pháp:
- Sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu trạng thái tự thiên và cách khai thác muối NaCl
2. Chữa bài tập số 4 sách giáo khoa.
B. Bài mới: 	Đặt vấn đề: Như nội dung sách giáo khoa.
hoạt động của gv & hs	nội dung bài hoc
Hoạt động 1: Những nhu cầu của cây trồng:
Giáo viên giới thiệu Thành phần của thực vật.
HS: Đọc thông tin trong SGK.
I. Những nhu cầu của cây trồng:
1.Thành phần của thực vật:
- Thành phần chính là nước, thnàh phần còn lại là các chất khô do các nguyên tố : C ; H ;O; K ;Ca: P  và các NT vi lượng
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng:
nCO2 + m H2O as, diệp lục Cn(H2O)m + nO2
Hoạt động 2: Những phân bón hóa học thường dùng:
Gv thông báo:
HS kết hợp SGK để nắm bắt thông tin và ghi bài.
- Tính toán xem các loại phân đạm chứa bao nhiêu phần trăm theo khối lượng nguyên tố N ?
(Yêu cầu hs đọc phần em có biết)
II. Những phân bón hóa học thường dùng:
1. Phân bón đơn:
Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N ,P ,K
a. Phân đạm:
- Ure : CO(NH2)2 tan trong nước
- Amoni nitơrat: NH4NO3 tan
- Amoni sunfat : (NH4)2SO4 tan
b. Phân lân: 
- Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2 không tan
- Supe photphat: Ca(H2PO4)2 tan
c. Phân kali: KCl ; K2SO4
3. Phân vi lượng:
- Chỉ chứa một số ít các nguyên tố hóa học dưới dạng hợp chất cho cây phát triển như Bo ; Zn ; Mn 
C. Củng cố – Dặn dò:
1. Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong đạm ure CO(NH2)2
2. Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng các nguyên tố như sau: % N = 35% ; 
%O = 60% ; còn lại là của H. Xác định công thức hoá học của loại phân đạm nói trên.
Tiết 17: 	 Ngày 18 tháng 10 năm 2010
Mối quan hệ giữa cac loại hợp chất vô cơ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được mối quan hệ giữa cac loại hợp chất vô cơ. Viết các phương trình hoá học thực hiện sự chuyển hóa giữa cac loại hợp chất vô cơ đó.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hoá học, giải bài tập. 
- Rèn luyện các kỹ năng tính toán các bài tập hóa học
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Định hướng phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, gráp. Nêu & giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Làm BT 1a, 1b trong SGK.
B. Bài mới: Đăt vấn đề: Như nội dung SGK.
hoạt động của gv & hs	nội dung bài hoc
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ:
GV: Đưa ra sơ đồ trống (treo bảng phụ).
- Phát phiếu học tập cho các nhóm:
Muối
 1 2
 3 4 5
 6 9
 7 8
- Gv y/c học sinh điền vào ô trống các chất thích hợp.
- Chọn các chất thích hợp để thực hiện sự chuyển hóa đó.
- HS các nhóm thảo luận. 
- GV chuẩn kiến thức đưa thông tin phản hồi phiếu học tập.
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
Axit
Oxit axit
 1 2
 3 4 5
 6 9
 7 8
1- Oxit bazơ + axit Muối
2- Oxit axit + dd Bazơ ( oxit bazơ) Muối + Nước.
3- Oxit bazơ + Nước dd Bazơ.
4- Phân hủy bazơ không tan Oxit tương ứng + Nước.
5- Oxit axit + Nước ( trừ SiO2 ) dd Axit.
6- dd bazơ + dd muối Muối mới + Bazơ mới. (có chất kết tủa hoặc bay hơi ).
7- dd muối + dd bazơ Muối mới + Bazơ mới. (có chất kết tủa hoặc bay hơi ).
8- dd muối + axit Muối mới + Axit mới. (có chất kết tủa hoặc bay hơi ).
9- Axit + bazơ (oxit bazơ , muối , hoặc Kim loại).
HS các nhóm làm việc.
Hoạt động 2: Những phản ứng minh họa:
Giáo viên lấy kết quả của phiếu học tập 
Gọi HS lên bảng ghi lại một số phản ứng minh họa.
1. CuO(r) + H2SO4(dd) CuSO4(dd)+ H2O(l)
2. SO2(k) + 2NaOH(dd) Na2SO3(dd) + H2O(l)
3. K2O(r) + H2O(l) 2 KOH(dd)
4. CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
5. SO3(k) + H2O(l) H2SO4(dd)
6. Ba(OH)2(dd) + Na2SO4(dd) BaSO4(r) + 2NaOH(dd)
8. H2SO4(dd) + BaCl2(dd) BaSO4(r) + 2HCl (dd)
9. CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r)
C. Củng cố – Dặn dò:
1. Làm bài tập số 3 SGK.
2. Cho các chất sau: CuSO4 , CuO ; Cu(OH)2 , Cu ; Cl2. Hãy sắp xếp thành dãy biến hóa . Viết phương trình hoá học minh họa.
3. Hướng dẫn hoc sinh học ở nhà.
Tiết 18: 	 Ngày 19 tháng 10 năm 2010
Luyện tập chương I:
Các loại hợp chất vô cơ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh đựơc ôn tập để hiểu kỹ về tính chất của các loại hợp chất 

File đính kèm:

  • docTiet 11 - 20.doc