Giáo án Hóa học 9 - Tiết 1 đến tiết 30

I/ MỤC TIÊU:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8. Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học, kỹ năng lập công thức hoá học.

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hoá họcvà tính theo phương trình hoá học.

- Rèn luyện kỹ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hệ thống nội dung kiến thức, bài tâp, câu hỏi.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8.

III/ PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, minh hoạ.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Bài mới:

 

doc64 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 1 đến tiết 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với nước:
b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước:
2. nhận biết các dung dịch:
Thí nghiệm 3: có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong 3 dung dịch là: dd HCl, dd Na2SO4, H2 SO4 loãng. Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết các lọ hoá chất đó.
Hoạt động 2: viết bảng tường trình;	
GV: Hướng dẫn HS viết bảng tường trình:
Bài thực hành
Họ tên (nhóm):
Lớp:
I. Mục tiêu:
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ:
- Hoá chất:
III. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: - Cách làm:
 - Nhận xét hiện tượng:
 - Kết luận:
3/ viết bảng tường trình:
4. Nhận xét:
-GV: Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết thực hành.
- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm.
- Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm. Vệ sinh phòng học.
- Nộp bảng tường trình.
 	5. Dặn dò:
 Về nhà học bài và làm các bài tập đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. rút kinh nghiệm
Tuần: 06 	Ngày soạn: 
Tiết : 11 	Ngày giảng: 
Bài: 7. tính chất hoá học của bazơ.
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
 HS biết được những tính chất hoá học chung của bazơ và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất. 
	2. Kỹ năng:
- HS biết vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất.
- HS vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng.	
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc.
- Hoá chất: dd HCl, , dd Ba(OH)2, dd CuSO4, H2 SO4 loãng, dd Ca(OH)2, quì tím, phenolphtalein không màu.
 	 2. Học sinh:
 Ôn lại khái niệm bazơ.
III/ Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu:
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH vào mẫu giấy quì tím.
H: Quan sát và nhận xét.
- Nhỏ 2 giọt phenolphtalein không màu vào ống nghiệm có sẵn dung dịch NaOH.
H: Quan sát và nhận xét.
GV: Qua thí nghiêm trên en có nhận xét gì về dung dịch NaOH?
* Nhờ tính chất này giúp ta nhận biết dung dịch bazơ với các chất khác.
Ví dụ: Chỉ dùng quí tím hãy phân biệt các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl.
GV: Gọi 1 HS trình bày cách nhận biết.
I/ tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu:
Các dung dịch bazơ ( kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị:
 - Quì tím chuyển thành xanh.
 - Dung dịch phenolphtalein không màu thành đỏ.
Hoạt động 2: tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit:
GV: Các em đã học tính chất hoá học của oxit axit. 
H: Hãy nhắc lại tính chất hoá học cuả oxit axit. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
* Kiềm + Oxit axit à Muối + Nước 
Ii/ : tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit:
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
6KOH (dd) + P2O5 (r) à 
 2 K3PO4(dd) + 3H2O(l)
Ca(OH)2(dd) + SO2(k) à
 CaSO3(r) + H2O (l).
Hoạt động 3: tác dụng của bazơ với axit:
H: Hãy nhắc lại tính chất hoá học cuả axit. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
H: Phản ứng giữa axit với bazơ gọi là phản ứng gì?
* Bazơ + Axit à Muối + Nước 
iIi/ tác dụng của bazơ với axit:
- Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
 KOH (dd) + HCl à 
 KCl(dd) + H2O(l)
Ba(OH)2(dd) + H2SO4(dd) à
 BaSO4(r) + H2O (l).
- Phản ứng giữa axit với bazơ gọi là phản ứng trung hoà.
	Hoạt động 4: bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Đốt Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn:
H: Quan sát và nhận xét hiện tượng?
H: Viết phương trình phản ứng?
* Bazơ à Oxit + Nước .
GV: Tính chất dung dịch bazơ với muối học ở bài 9.
Iv/ bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ:
- Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nước
 Cu(OH)2 (r) à CuO (r) + H2O(l)
 Xanh Đen
4. Kiểm tra đánh giá:
 H1: Nêu tính chất hoá học của bazơ ( So sánh tính chất của bazơ tan và bazơ không tan).
H2: Cho các chất sau: Cu(OH)2, MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2 chất nào tác dụng được với:
a. H2SO4 loãng.
b. khí CO2.
c. Bị nhiệt phân huỷ.
Viết các PT phản ứng xảy ra.
	5. Dặn dò:
 - Học bài và làm các bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 25
- Làm các bài tập 7.1, 7.2, 7.3 trang 9 sách bài tập.
V. rút kinh nghiệm
Tuần: 06 	Ngày soạn: 
Tiết : 12 	Ngày giảng: 
Bài 8. Một số bazơ quan trọng (tiết 1).
a. natri hiđrôxit( naoh)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức;
 HS hiểu được :
 - Những tính chất hoá học của bazơ tan ( kiềm), chúng có đầy đủ tính chất vật lí và hoá học của bazơ. Viết đúng các tính PTHH cho mỗi tính chất.
- Biết phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.
2. Kỹ năng: 
- Phương pháp sản xuất NaOH bằng điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp.
- Rèn các kỹ năng giải các bài tập định tính và định lượng.
	3. Thái độ:
 Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong khi làm thí nghiệm.
Ii/ chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, panh, đế sứ.
- Hoá chất: dd NaOH , dd H2 SO4, dd HCl, , quì tím, phenolphtalein không màu.
 	 2. Học sinh:
 Chuẩn bị kiến thức. 
III/ Phương pháp: Quan sát, tìm tòi.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H1. Gọi HS làm bài tập 2 SGK trang 25.
H2. Nêu các tính chất hoá học của bazơ tan? Cho ví dụ minh hoạ.
 3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:tính chất vật lí:
GV: Cho HS quan sát viên NaOH, cho NaOH vào ống nghiệm đựng nước, lắc đều, sờ tay vào thành ống nghiệm.
H: Nhận xét hiện tượng.
 H: Nêu các tính chất vật lý của NaOH?
GV: Gọi 1 HS đọc thông tin SGK để bổ sung tính chất vật lí của NaOH.
* Khi sử dụng NaOH phải cẩn thận.
I/ tính chất vật lí:
 NaOH là chất rắn, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và toả nhiệt
Hoạt động 2:tính chất hoá học :
GV: Đặt vấn đề: NaOH thuộc loại hợp chất nào? Hãy dự đoán các tính chất hoá học của NaOH?
H: HS nhắc lại các tính chất của bazơ. 
GV: Tiến hành thí nghiệm NaOH:
 - Tác dụng với quí tím.
 - HCl
H: Quan sát, nhận xét. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 
GV: Ngoài ra, NaOH tác dụng với muối
 ( học ở bài 9)
*- Làm quì tím hoá xanh.
 - NaOH + Oxit axit à Muối + Nước
 -NaOH + Axit à Muối + Nước
ii. Tính chất hoá học:
NaOH có các tính chất hoá học của bazơ tan:
1- Làm quí tím thành xanh, phenolphtalein không màu hoá đỏ.
.
2- Tác dụng với oxit axit
NaOH(dd) +SO2(k) à
 Na2SO3(dd) + H2O (l )
3- Tác dụng với axit
2HCl (dd) + NaOH(dd) à
 NaCl(dd) + H2O(l).
Ngoài ra, NaOH tác dụng với dung dịch muối.
Hoạt động 3: ứng dụng:
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ ứng dụng của NaOH.
GV: Gọi 1 HS đọc phần ứng dụng NaOH
iIi/ ứng dụng:
(sgk)
Hoạt động 4: sản xuất naoh:
GV: NaOH được sản xuất bằng điện phân dung dịch NaCl bão hoà (điện phân có màng ngăn).
H: Gọi HS viết PTHH?
Iv/ sản xuất naoh:
2NaCl(dd) + H2O (l) à 
 2NaOH (dd) + H2 (k) + Cl2 (k) 
4. Kiểm tra- đánh giá:
-H1: Hoàn thành các phương trình phản ứng cho sơ đồ sau:
 Na à Na2O à NaOH à NaCl à NaOH à Na2SO4. 
- H2: Bằng cách nào nhận biết các chất rắn sau theo phương pháp hoá học sau: NaOH, NaCl, Ba(OH)2.
	5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 27.
- Chuẩn bị bài mới.
V. rút kinh nghiệm:
Tuần: 07 	Ngày soạn: 
Tiết : 13 	Ngày giảng: 
Bài 8. Một số bazơ quan trọng (tiết 2).
b. CANXi hiđrôxit [ca(oh)2] -thang ph.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - HS biết được tính chất vật lí và hoá học quan trọng của canxi hiđrôxit. Viết đúng các tính PTHH cho mỗi tính chất.
- Biết cách pha chế dung dịch canxi hiđriôxit.
- Biết các ứng dụng trong đời sống của canxi hiđiôxit.
- Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch
2. Kỹ năng: 
 Rèn các kỹ năng viết các phương trình phản ứng và khả năng giải các bài tập định lượng.
	3. Thái độ:
 Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong khi làm thí nghiệm.
Ii/ chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, phễu, giấy lọc, giá sắt, giấy pH, đũa thuỷ tinh.
- Hoá chất: dd Ca(OH)2, dd NaCl, dd HCl, CaO, dd NH3, quì tím, phenolphtalein không màu, nước chanh.
 	 2. Học sinh:
 Chuẩn bị kiến thức. 
III/ Phương pháp: Quan sát, tìm tòi.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H1. Gọi HS làm bài tập 2,3 SGK trang 27.
H2. Nêu các tính chất hoá học của NaOH? Cho ví dụ minh hoạ.
 3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:tính chất:
GV: Gới thiệu dung dịch Ca(OH)2 có tên là nước vôi trong.
GV: Hướng dẫn HS pha chế dung dịch Ca(OH)2.
 Hoà vôi tôi vào nước [Ca(OH)2] à vôi nước, dùng phễu, cốc, giấy lọcà nước vôi trong [dung dịch Ca(OH)2]
GV: Dung dịch Ca(OH)2 thu được là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng ( có chứa gần 2 gam Ca(OH)2 trong 1 lít dung dịch.
* Vôi tôi Nước à vôi sữa lọc -> dung dịch Ca(OH)2
GV: Đặt vấn đề: Ca(OH)2 thuộc loại hợp chất nào? Hãy dự đoán các tính chất hoá học của Ca(OH)2 ?
H: HS nhắc lại các tính chất của bazơ. 
GV: Tiến hành thí nghiệm Ca(OH)2 :
 - Tác dụng với quí tím.
 - HCl.
 - CO2. 
H: Quan sát, nhận xét. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 
GV: Tính chất này học ở bài 9
*- Làm quì tím hoá xanh.
 - Ca(OH)2 + Oxit axit à Muối + Nước
 - Ca(OH)2 + Axit à Muối + Nước
I/ tính chất:
1. Pha chế dung dịch Canxi hiđrôxit:
 Hoà vôi tôi [Ca(OH)2] vào nước à vôi sữa ( vôi nước) lọc vôi nước à dung dịch Ca(OH)2( nước vôi trong)
2. Tính chất hoá học:
a-Làm đổi màu chất chỉ thị:
 Làm quì tím thành xanh, phenolphtalein không màu hoá đỏ.
.
b- Tác dụng với oxit axit
Ca(OH)2 (dd) +CO2(k) à
 CaCO3(dd) + H2O (l )
c- Tác dụng với axit
2HCl (dd) + Ca(OH)2(dd) à
 CaCl2(dd) + H2O(l).
d- Tác dụng với dung dịch muối:
Hoạt động 2: ứng dụng:
H: Em hãy kể các ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống mà em biết?
GV: Gọi 1 HS đọc phần thông tin SGK.
GV: Nhắc lại và bổ sung.
3/ ứng dụng:
(sgk)
Hoạt động 3: thang ph:
GV Giới thiệu: Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hay độ bazơ trong dung dịch.
 Thang pH có 14 bậc ( giấy pH ) dùng để xác định độ pH của các dung dịchbằng cách so màu.
GV: Hướng dẫn HS dùng giấy pH để xác địng độ pH của các dung dịch: Nước cha

File đính kèm:

  • docGA HOA 9(4).doc
Giáo án liên quan