Giáo án Hóa Học 9 - Nguyễn Thị Cẩm

1 Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức:

 - Làm cho HS nhớ lại những kiến thức cơ bản về : nguyên tố hoá học, nguyên tử, phân tử, đơn chất, 4 loại hợp chất, mối quan hệ giữa các chất, các loại phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng các chất là cơ sở để hình thành phản ứng hoá học và PTHH.

 - HS ôn luyện các công thức và phương pháp tính toán các bài toán hoá học liên quan dến PTHH, độ tan và dung dịch.

 - HS ôn lại các kiến thức về oxi – không khí, hiđro – nước, khái niệm về oxit, axit, bazơ, muối, khái niệm về một số loại PƯHH : phản ứng phân huỷ, hoá hợp, thế, oxi hoá - khử.

1.2/ Kỹ năng:

 - HS ôn và nhắc lại một số thao tác, kỹ năng cơ bản trong PTN, kỹ năng tính toán hoá học.

 - Mô tả lại một số thí nghiệm cơ bản đã làm trong chương trình lớp 8.

1.3 Thái độ:

 - HS được củng cố lại kiến thức, được gợi mở về sự hấp dẫn và tiện ích thực tế của môn hoá 9, tạo được hứng thú và ham muốn học tập bộ môn , yêu thích môn học.

2 Chuẩn bị:

2.1 Giáo viên: chuẩn bị sẵn một số câu hỏi và bài tập ôn tập KT, kĩ năng cơ bản đã học ở lớp 8 ( có thể tiến hành bài học dưới hình thức các trò chơi ).

2.2 Học sinh : ôn lại kiến thức lớp 8, chuẩn bị giấy nháp, bảng nhóm.

3 Phương pháp :

 -Thảo luận nhóm

 -Đàm thoại

 -Thuyết trình

4 Tiến trình bài giảng:

4.1/ ổn định lớp:(1)

4.2/Vào bài mới:

 

doc247 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa Học 9 - Nguyễn Thị Cẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c HS làm các BT: 3, 4, 5.
5 - Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................Ngày soạn: .
Ngày giảng:.
Tiết 34
các oxit của cacbon
1 - Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
	HS biết được:
	- Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2.
	- CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
	- CO2 là oxit axit tương ứng với axit hai lần axit.
1.2 Kỹ năng:
	- Biết nguyên tắc điều chế khí CO2 trong PTN và cách thu khí CO2.
	- Biết quan sát TN qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
	- Biết sử dụng KT đã biết để rút ra tính chất hoá học của CO và CO2.
	- Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có t/c của một oxit axit
1.3 Thái độ:
	- thấy được tính độc của CO từ đó biết sử dụng than hợp lý trong đời sống.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
	- Thí nghiệm điều chế khí CO2 trong PTN bằng bình kíp cải tiến: 1 bình kíp cải tiến, 1 bình đựng NaHCO3 để rửa khí, 1 lọ có nút để thu khí.
	- Thí nghiệm CO2 phản ứng với nước: ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ tím.
3 - Phương pháp:
	Phương pháp chủ đạo trong bài là thảo luận nhóm, quan sát thí nghiệm trực quan do GV biểu diễn.
4 - Tiến trình bài giảng:
41. ổn định tổ chức:1’
4.2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	HS 1: GV treo tranh H 3.10, y/c HS xác định công thức hoá học thích hợp của các chất A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ, nêu hiện tượng thí nghiệm và viết PTPƯ (BT 3 - SGK ).
	HS 2: Tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường? Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích? (BT 4 - SGK )
	HS 3: làm BT 5 - SGK.
Bài 5: Khối lượng cacbon trong 5 kg than:
	mC = = 4500 (gam)
	Số mol C tương ứng: nC = = 375 (mol)
	1 mol C cháy toả ra lượng nhiệt là 394 kJ
 Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% C là: 375 x 394 = 147 750 kJ.
4.3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Cacbon oxit :15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
+ Hãy nêu công thức hoá học và phân tử khối của chất này?
+ Hãy dựa vào SGK để nêu tính chất vật lí của CO?
+ Hãy giải thích tính năng gây độc của CO?
- HS đã biết một số KT về CO trong những bài trước đây, đồng thời dựa vào SGK, nhớ lại và nêu KT.
- HS dựa vào KT sinh 8 để giải thích: CO kết hợp chặt chẽ với hêmôglobin trong hồng cầu, làm mất khả năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng cầu khiến ta có thể bị ngạt.
1. Tính chất vật lí:
- CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.
+ Oxit được chia thành những loại nào?
+ Hãy chứng minh CO là oxit trung tính?
+ Hãy viết PTPƯ và nêu rõ điều kiện của PƯ CO khử oxit sắt trong quá trình luyện gang đã học?
- GV treo tranh H 3.11, y/c HS quan sát và nêu hiện tượng trong TN đó để chứng tỏ rằng CuO đã bị CO khử.
Y/c viết PTPƯ.
- GV nêu phản ứng CO cháy trong oxi với ngọn lửa màu xanh, toả ra nhiều nhiệt.
- HS giải thích: CO là oxit trung tính dựa vào KT đã biết trong bài phân loại oxit.
- HS nhớ lại KT đã biết và viết PTPƯ CO khử Fe2O3 trong lò luyện gang.
- HS quan sát tranh và nêu hiện tượng: CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ, CO2 thoát ra làm đục nước vôi trong.
- Theo dõi phần giới thiệu KT của HS.
2. Tính chất hoá học:
a) CO là oxit trung tính:
- CO là oxit trung tính, điều kiện thường không tác dụng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử:
CO(k)+Fe2O3(r)Fe(r)+CO2(k)
CO(k)+CuO(r) Cu(r)+CO2(k)
2CO(k) + O2(k) 2CO2(k)
+ Hãy dựa vào SGK và các KT mà em đã biết, hãy nêu ứng dụng của khí CO trong công nghiệp?
+ Khi đun nấu than, khí CO sinh ra vào giai đoạn nào và phải chú ý điều gì để tránh không bị ngộ độc khí CO ?
- HS dựa vào SGK và KT đã biết để trả lời câu hỏi.
- Khí Co sinh ra vào giai đoạn đầu khi than mới bén cháy, tạo ra nhiều khói. Cần tránh hít phải khói này có nhiều khí CO gây độc.
3. ứng dụng :
- Khí Co được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp, làm chất khử trong công nghiệp luện kim, làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp hoá học khác.
Hoạt động 2 : Cacbon đioxit:15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
+ Hãy nêu tính chất vật lí của CO2 mà em biết?
* Nếu có thể, GV điều chế khí CO2 vào một cốc, rồi thực hiện thí nghiệm biểu diễn: rót CO2 từ cốc này sang một cốc có ngọn nến đang cháy để chứng minh tính chất nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy của CO2.
* GV giới thiệu thêm: CO2 làm lạnh ở áp suất cao sẽ hoá lỏng tạo thành nước đá khô (tuyết cabonic), dùng để bảo quản thực phẩm.
- HS dựa vào SGK và KT đã biết để nêu t/c vật lí của CO2.
- QS thí nghiệm biểu diễn của GV, nhận xét và rút ra t/c.
- Liên hệ và theo dõi GV giới thiệu KT.
1. Tính chất vật lí:
- Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy. Khi bị nén và làm lạnh thì hóa rắn.
* GV thực hiện TN biểu diễn CO2 + H2O. Y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra KL.
* GV thực hiện thí nghiệm này với dd NaOH ( có pha dd phenolphtalein ) và dd nước vôi trong. Y/c HS nhận xét và giải thích.
+ nêu phản ứng đã biết?
+ viết PTHH, và liên hệ hiện tượng thực tế ?
* QS thí nghiệm, nhận xét và giải thích:
- Lúc đầu, quỳ tím bị biến đổi thành màu đỏ nhạt do phản ứng của CO2 với H2O tạo ra axit H2CO3. Sau đó, axit này yếu bị phân huỷ trở lại thành CO2 và H2O nên quỳ trở lại màu tím.
* HS quan sát và nhận xét TN:
- CO2 + dd NaOH có pha dd phenolphtalein: làm hỗn hợp dd này bị mất màu hồng do xảy ra PƯ tạo thành muối.
- CO2 + nước vôi trong: lúc đầu làm nước vôi trong bị vẩn đục do tạo thành CaCO3 kết tủa, sau đó, kết tủa tan ra, nước vôi trong trở lại nhưng không làm phenolphtalein hồng nữa, vì có PƯ tạo ra muối axit.
- HS nêu phản ứng của CaO với CO2 ( làm hỏng vôi sống). Viết PTHH.
2. Tính chất hoá học:
a) Tác dụng với nước:
CO2(k)+H2O(l)H2CO3 (dd)
* H2CO3 là axit yếu, không bền.
b) Tác dụng với dd bazơ:
CO2(k) + 2NaOH(dd) 
 Na2CO3(dd) + H2O
CO2(k) + NaOH(dd) 
 NaHCO3(dd) 
CO2(k) + Ca(OH)2 (dd) 
 CaCO3 + H2O
2CO2(k) + Ca(OH)2 (dd) 
 Ca(HCO3)2 (dd)
* Tuỳ theo tỉ lệ số mol giữa 2 chất mà có thể tạo ra muối trung hoà hoặc muối axit.
c) Tác dụng với oxit bazơ:
CO2 (k)+ CaO(r)CaCO3(r)
=> CO2 là một oxit axit.
+ Nêu ứng dụng của khí CO2
* HS tự phát biểu phần này.
3. ứng dụng của CO2:
- CO2 ứng dụng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm ( nước đá khô), sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất xôđa, phân đạm urê...
4.4. Củng cố:8’
	? Hãy hệ thống lại kiến thức và làm rõ điểm khác nhau cơ bản về tính chất hoá học của CO2 và CO?	
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau:1’
	Y/c HS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5
5 - Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ..
Ngày giảng:
Tiết 35
ôn tập học kì I
1 - Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
	- Củng cố, hệ thống hoá KT về tính chất của hợp chất vô cơ, kim loại, để HS thấy được mối quan hệ của đơn chất và hợp chất vô cơ.
1.2. Kỹ năng:
	- Từ tính chất hoá học của các chất vô cơ, KL, biết thiết lập sơ đồ chuyển đổi từ KL thành các hợp chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất.
	- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết các PTHH biểu diễn sự chuyển đổi giữa các chất.
	- Từ các chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất.
2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
	GV y/c HS ôn tập ở nhà và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thí dụ:
	1. Từ chất ban đầu là một KL, hãy thiết lập các chuyển đổi hoá học để thu được các loại hợp chất vô cơ. Lấy thí dụ minh hoạ và viết PTHH để biểu diễn chuyển đổi đó.
	Hoặc: Từ dãy chuyển đổi sau: Thí dụ: Fe FeCl3 Fe(OH)3 ... hãy viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi đó.
	Hãy rút ra mối quan hệ giữa KL và các hợp chất vô cơ.
	2. Từ chất ban đầu là một loại hợp chất vô cơ đã biết, có thể có những chuyển đổi nào để thu được KL. Lấy thí dụ cụ thể minh hoạ và viết các PTHH để biểu diễn các chuyển đổi đó.
	Hãy rút ra mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ và KL.
	3. Chuẩn bị câu hỏi, bài tập hoặc những yêu cầu trong phiếu h

File đính kèm:

  • docgiao an h9 tu 26-47.doc
Giáo án liên quan