Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Đình Tuấn - Trường THCS Hoàng Tân

A Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp Hs nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình Hóa học 8: 4 loại hợp chất hữu cơ, các công thức tính.

2. Kỹ năng:

- Giúp Hs nhớ lại những kỹ năng giải các dạng bài tập thường gặp.

 

B. Chuẩn bị:

- Phiếu học tập.

- Một số bài tập ôn tập.

 

D Tiến trình dạy học:

Hoạt động : Ôn tập các khái niệm về 4 loại hợp chất vô cơ

 Giáo viên phát phiếu ôn tập, và đàm thoại với Hs để giúp Hs nhớ lại các kiến thức về cách lập công thức, cách gọi tên của 4 loại hợp chất hữu cơ, tính tan của một số chất.

 

A. OXIT:

Các oxit bazơ tác dụng được với nước: Na2O; K2O; BaO; CaO.

Các oxit axit và các axit tương ứng:

CO2 - H2CO3

SO2 - H2SO3

SO3 - H2SO4

N2O5 - HNO3

P2O5 - H3PO4

 

 

doc136 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Đình Tuấn - Trường THCS Hoàng Tân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt, I nhạt màu dần.
- Viết ptpứ.
- Thảo luận nhóm : Fe có đầy đủ tính chất hóa học của KL.
2. Tác dụng với axit :
Fe + 2 HCl " FeCl2 + H2#
Lưu ý : Fe không tác dụng với H2SO4 và HNO3 đặc, nguội.
3. Tác dụng với I muối :
Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu$
Kết luận : Fe có đầy đủ tính chất hóa học của KL.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
- 	Fe có những tính cấht hóa học nào ? Viết ptpứ minh họa.
- 	Sửa BT2/60 SGK :
GV hướng dẫn HS hướng làm theo sơ đồ các pứ :
- 	Học bài. Làm BT3, 5/60 SGK + BT19.3, 19.7/22 SBT.
- 	Soạn : Hợp kim sắt : Gang – Thép
V.	Đánh giá – Rút kinh nghiệm:
Tuần lễ:	(	 - 	)
Tiết: 26
Bài 20
Hợp kim Sắt: GANG – THéP
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức : HS biết được 
- 	Gang là gì ? Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao.
- 	Thép là gì ? Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.
- 	Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép.
2. 	Kỹ năng : HS biết
- 	Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK.
- 	Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang và thép để rút ra ứng dụng của chúng.
- 	Biết khai thác thông tin về sản xuất gang, thép từ sơ đồ lò luyện gang và lò luyện thép.
- 	Tiếp tục phát triển kỹ năng nói và trình bày kiến thức.
II.	Chuẩn bị:
-	Một số vật mẫu gang, thép.
-	Sơ đồ lò cao, lò luyện thép phóng to.
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
-	Tính chất hóa học của Sắt? Viết các phương trình hóa học minh họa.
-	Sửa bài tập 3,4 tr.60 SGK.
Tìm hiểu khái niệm hợp kim – gang – thép
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
	Yêu cầu Hs trình bày phần trình bày của mình về khái niệm hợp kim, gang, thép.
	Theo sự phân công từ trước, trình bày phần chuẩn bị của mình.
I.	Hợp kim của Sắt:
1.	Gang:
	Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.
	2.	Thép:
	Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon dưới 2%.
Nguyên tắc để sản xuất Gang
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
II.	Sản xuất Gang – Thép:
	1.	Sản xuất Gang:
-	Nguyên liệu để sản xuất Gang là gì?
-	Hs trả lời theo sự phân công chuẩn bị.	
	Nguyên liệu: Quặng sắt, than cốc, và một số phụ gia khác.
-	Treo sơ đồ lò cao, yêu cầu Hs trình bày nguyên tắc sản xuất gang và quá trình sản xuất.
	Trình bày nguyên tắc sản xuất gang theo sự chuẩn bị trước.
	Nguyên tắc sản xuất: dùng oxit cacbon khử các oxit sắt.
	Quá trình sản xuất: SGK
Nguyên tắc để sản xuất Thép
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
-	Nguyên liệu để sản xuất Thép là gì?
-	Hs trả lời theo sự phân công chuẩn bị.	
	Nguyên liệu: Gang, Sắt phế liệu và khí oxi.
-	Treo sơ đồ lò bet-xơ-me, yêu cầu Hs trình bày nguyên tắc sản xuất thép và quá trình sản xuất.
	Trình bày nguyên tắc sản xuất thép theo sự chuẩn bị trước.
	Nguyên tắc sản xuất: oxi hóa một số phi kim, kim loại để loại ra khỏi gang phần lớn những nguyên tố cacbon, silic, mangan,
	Quá trình sản xuất: SGK
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Thế nào là hợp kim? Gang – Thép là gì?
V.	Đánh giá – Rút kinh nghiệm:
Tuần lễ:	(	 - 	)
Tiết: 27
Bài 21
Sự ĂN MòN KIM LOạI
BảO Vệ KIM LOạI KHÔNG Bị ĂN MòN
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức: HS biết được 
-	Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng của môi trường.
-	Nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
-	Các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại.
2. 	Kỹ năng:
-	Liên hệ những hiện tượng trong thực tế để xây dựng bài học.
II.	Chuẩn bị:
-	Một vài đồ vật bằng kim loại bị gỉ sét.
-	Thực hiện thí nghiệm như SGK mô tả.
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
-	Hợp kim là gì?
-	Thế nào là gang? Nguyên tắc sản xuất gang?
-	Thế nào là thép? Nguyên tắc sản xuất thép?
Tìm hiểu về sự ăn mòn kim loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
	Yêu cầu Hs quan sát những đồ vật bị gỉ sét và nhận xét về màu sắc, ánh kim, tính dẻo,
	Quan sát lớp gỉ sét, tìm hiểu những đặc điểm mà Gv yêu cầu: khôn còn tính chất của kim loại.
I.	Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
	Kết luận về sự ăn mòn kim loại.
	Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
	Yêu cầu HS quan sát các thí nghiệm đã tiến hành, và nhận xét về kết quả của thí nghiệm này.
	Quan sát thí nghiệm, nhận xét: điều kiện cần để kim loại bị ăn mòn là có cả nước và không khí.
II.	Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại:
	Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất có trong môi trường, nhiệt độ môi trường,
Những biện pháp để bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi sự ăn mòn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
	Yêu cầu Hs đề xuất những biện pháp để bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn.
	Dựa vào những kết luận ở phần 1 và 2, nêu ra những biện pháp chống ăn mòn kim loại.
III.	Làm thế nào để bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
	Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường hoặc chế tạo những hợp kim không bị ăn mòn.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
-	Biện pháp chống ăn mòn kim loại?
V.	Đánh giá – Rút kinh nghiệm:
Tuần lễ:	(	 - 	)
Tiết: 28
Bài 22
LUYệN TậP CHƯƠNG 2: KIM LOạI
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức: hệ thống lại các kiến thức
-	Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
-	Tính chất chung của kim loại và điều kiện để phản ứng có thể xảy ra.
-	Tính chất giống nhau và khác nhau giữa nhôm và sắt.
-	Tính chất đặc biệt của nhôm và sắt.
2.	Kỹ năng:
-	Hệ thống hóa, rút ra các tính chất cơ bản của chương.
-	Vận dụng kiến thức về tính chất của kim loại, về dãy hoạt động hóa học của kim loại để giải các bài tập.
II.	Chuẩn bị:
-	Phiếu giao việc: một số câu hỏi để tự ôn ở nhà và một số bài tập thực hiện tại lớp.
-	Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để tiến hành bài tập thực nghiệm ngay tại lớp (nếu có điều kiện)
III.	Tiến trình dạy học:
Tính chất hóa học nói chung của Kim loại
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
	Yêu cầu học sinh nhắc lại dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa.
	Nhắc lại dãy hoạt động hóa học của kim loại.
	ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.
I.	Tính chất hóa học của KL
1.	Dãy hoạt động hóa học của KL.
	Tính chất hóa học chung của KL là gì?	
	Nhắc lại các tính chất hóa học của KL.
2.	KL tác dụng được với:
	Phi kim
	Axit
	Muối
	Yêu cầu Hs viết một số phương trình hóa học minh họa cho tính chất của KL.
	Viết các phương trình hóa học minh họa cho các tính chất của Phi kim.
So sánh tính chất hóa học của Nhôm và Sắt
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
	Yêu cầu Hs so sánh tính chất hóa học của Nhôm và Sắt.	
	So sánh tính chất hóa học của Nhôm và Sắt.
II.	Tính chất Nhôm – Sắt:
1.	Giống nhau:
-	Có đầy đủ các tính chất hóa học của kim loại nói chung.
-	Đều không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.	
2.	Khác nhau:
-	Nhôm tác dụng được với dung dịch kiềm.
-	Trong hợp chất, Nhôm chỉ có hóa trị III còn Sắt có hai hóa trị là II hoặc III.
Hợp kim của sắt
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
-	Gang – Thép là gì?
	Trả lời câu hỏi của Gv.
III.	Hợp kim Gang – Thép
-	Thành phần hóa học của Gang – Thép.
-	Nguyên tắc sản xuất Gang – Thép.
	SGK tr.68
Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
	Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK tr.68 – 69.
	Trả lời câu hỏi trong SGK
IV.	Ăn mòn kim loại:
	SGK.
Làm bài tập trang 69 SGK
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
	Hướng dẫn Hs làm bìa tập 5 trang 69:
-	Viết phương trình hóa học.
-	Đặt x là số mol của kim loại.
-	Lập tỉ lệ:
-	Giải phương trình để có được MA
	Làm việc theo sự hướng dẫn của Gv, và ghi nhớ cách làm của loại toán này.
	Cho một bài tập tương tự để học sinh làm quen với cách giải bài tập loại này:
	Cho 26g kim loại A tác dụng với khí Clo thu được 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng kim loại này có hóa trị II.
	Tự giải bài tập để ghi nhớ cách làm.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Làm bài tập 1 đ 4 SGK tr.69
-	Chuẫn bị bài Thực hành tính chất hóa học của Kim loại
V.	Đánh giá – Rút kinh nghiệm:
Tuần lễ:	(	 - 	)
Tiết: 29
Bài 23
THựC HàNH:
TíNH CHấT HóA HọC CủA NHÔM Và SắT
I.	Mục tiêu:
-	Khắc sâu kiến thức hóa học của nhôm và sắt.
-	Rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, khả năng làm bài tập thực hành hóa học.
-	Rèn luyện ý thức cẩn thận trong thực hành hóa học.
II.	Chuẩn bị:
*	Dụng cụ:
-	ống nghiệm (3 ống)
-	Vỏ lon bia
-	ống nhỏ giọt
-	Đèn cồn
-	Giá sắt
*	Hóa chất:
-	Bột Nhôm
-	Bột Sắt
-	Bột lưu huỳnh
-	Dung dịch NaOH
III.	Tiến trình dạy học:
TN: Tác dụng của bột nhôm với oxi
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
	Yêu cầu Hs nêu tiến trình thực hiện thí nghiệm 1.
	Phát biểu trình tự tiến hành thí nghiệm 1.
	Lưu ý Hs để dễ tiến hành, sẽ thay tờ bìa bằng vỏ lon bia (tránh bén lửa vào tờ bìa gây cháy), và khi rắc bột nhôm lên ngọn lửa phải làm nhẹ, từ từ mới quan sát kịp hiện tượng.
	Lưu ý những điểm Gv vừa nhắc.
	Tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
	Trả lời vào phiếu thực hành.
TN: Tác dụng của Sắt với Lưu huỳnh
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
	Yêu cầu Hs nêu tiến trình thực hiện thí nghiệm 2.
	Phát biểu trình tự tiến hành thí nghiệm 2.
	Lưu ý Hs gắn ống nghiệm vào giá sắt vừa tầm với ngọn lửa đèn cồn và cẩn thận hơ nóng ống nghiệm trước khi nung.
	Tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
	Trả lời vào phiếu thực hành.
TN: Nhận biết hai kim loại Al và Fe
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
	Yêu cầu Hs nêu tiến trình thực hiện thí nghiệm 3.
	Phát biểu trình tự tiến hành thí nghiệm 3.
	Nhắc Hs chọn ống nghiệm khô (hoặc hơ nóng làm khô ống nghiệm) trước khi cho bột Sắt và Nhôm vào để tránh việc bột kim loại bám vào thành ống nghiệm.
	Tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
	Trả lời vào phiếu thực hành.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Nhận xét buổi thực hành.
-	Yêu cầu Hs làm vệ sinh và trả lời hoàn chỉnh phiếu thực hành.
-	Chuẩn bị bài Tính chất của Phi Kim.
V.	Đánh giá – Rút kinh nghiệm:
Tuần lễ:	(	 - 	)

File đính kèm:

  • dochoa 9(19).doc
Giáo án liên quan