Giáo án Hóa học 9 Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

 - Học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8.

 - Ôn lại các kiến thức về công thức hoá học, tính theo công thức hoá học, tính theo phương trình hoá học.

 - Ôn các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

2. Kỹ năng:

 - Giúp học sinh rèn kỹ năng viết ph¬ương trình hoá học, kỹ năng lập ph¬ương trình hoá học.

 - Rèn kỹ năng làm các bài toán về nồng độ.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tâp yêu thích bộ môn

II . Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:

- GV: SGK, SGV, Giáo án và nội dung kiến thức hoá học 8

- HS: Ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 8

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Dạy bài mới:

 

doc144 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin trong sgk.
- HS nêu các ứng dụng của các dạng thù hình của C.
- GV nhấn mạnh : Ta chỉ xét tính chất của C vô định hình.
2.Hoạt động 2:
- HS làm thí nghiệm hình 3.7 (sgk).
- Nêu hiện tượng xảy ra.
- Rút ra nhận xét.
- Nêu ứng dụng của tính chất này.
- (HS liên hệ : Lọc nước, khử trùng, khử mùi).
- GV cho HS nhớ lại thí nghiệm đã làm ở tính chất của oxi.
(C cháy trong oxi).
- HS viết phương trình phản ứng.
*GV làm thí nghiệm trộn bột than với CuO rồi nung. (hình 3.9).
- Hiện tượng xảy ra như thế nào?
- Nhận xét .
- Viết phương trình phản ứng.
- HS đọc thông tin với các oxit kim loại khác.
3.Hoạt động 3:
- HS đọc thông tin ứng dụng của C.
- HS liên hệ thực tế về ứng dụng của C.
*HS làm bài tập 2 (sgk).
I. Các dạng thù hình của Cacbon:
1. Dạng thù hình là gì?
- Là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố tạo nên.
2. Dạng thù hình của Cacbon:
Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
II.Tính chất của Cacbon:
 1. Tính chất hấp phụ:
- Thí nghiệm: sgk
- Than gỗ giữ trên bề mặt của nó các
chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than có tính hấp phụ.
2.Tính chất hoá học của Cacbon:
- Có tính chất hoá học của phi kim (như tác dụng với kim loại , với hydro rất khó nên C là phi kim yếu).
a, Tác dụng với oxi:
 C + O2 CO2 + Q
b , Cacbon tác dụng với oxit kim loại:
- Thí nghiệm: sgk
- Hiện tượng:
+ Màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ của đồng.
+ Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.
- Nhận xét: vậy C đã khử CuO tạo thành Cu.
 2CuO + C 2Cu + CO2
 (đen) (đen) (đỏ) (không màu)
* Nhiệt độ cao C khử một số oxit kim loại PbO, ZnO thành Pb, Zn
III. Ứng dụng của Cacbon: 
 Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình người ta sử dụng cacbon trong đời sống và sản xuất.
 	4. Củng cố:
 	- HS đọc phần ghi nhớ.
	- Dạng thù hình của cacbon là gì? Cho 2 ví dụ minh hoạ.
 	- GV cho HS viết PTHH của cacbon với: CuO, PbO, FeO.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 	- Học bài. Liên hệ thực tế.
 	 	- Bài tập:3,4,5 (sgk).
	 	- Xem trước nội dung bài các oxit của cacbon.
IV. Rút kinh nghiệm:
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
Tuần 16:	 Ngày soạn: 	 …/12/2014
	 Ngày dạy: Lớp 91: …/12; Lớp 92: …./12
TIẾT 36: CÁC OXIT CỦA CACBON
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Học sinh biết đơn chất C có 2 oxit tương ứng là CO và CO2.
 - CO trung tính, có tính khử mạnh.
 - CO2 là oxit axit tương ứng với axit 2 lần axit.
 - Biết nguyên tắc điều chế CO2 viết phương trình phản ứng cho tính chất 2 oxit.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng viết PTHH
 - Rèn kỹ năng vận dụng làm bài tập.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc khi làm thí nghiệm đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:
 - GV:+ SGK, SGV, giáo án
 	+ Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm có nút cao su, ống dẫn khí.
+ Hoá chất: CO2, H2O cất, quỳ tím.
- HS: 	Xem lại bài tính chất hoá học chung của phi kim.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 	9A:	9B: 	 9C: 	9D:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các dạng thù hình của C. Viết PTHH của cacbon với O2và CuO.
 	 3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cần đạt
1.Hoạt động 1:
-GV cho HS đọc thông tin trong sgk.
-GV thông báo tính chất này.
-GV ở điều kiện thường CO có phản ứng với nước, kiềm, axit không?
-Viết phương trình phản ứng xảy ra.
GV thông báo ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại.
-Cho HS viết phương trình phản ứng xảy ra trong lò luyện gang.
-GV cho HS đọc thông tin trong sgk.
2.Hoạt động 2:
-HS nêu hiểu biết của mình về CO2.
-HS đọc thông tin trong sgk.
*GV làm thí nghiệm 3.13:
-HS quan sát thí nghiệm.
-Nhận xét hiện tượng: Màu sắc của giấy quỳ.
-HS viết phương trình phản ứng.
-GV giải thích về H2CO3 .
*GV cho HS nhớ lại thí nghiệm đã làm: Thổi CO2 vào dung dich Ca(OH)2.
-HS đọc thông tin sgk khi CO2 tác dụng với dung dịch NaOH. 
-HS liên hệ tính chất này.
-HS nêu tính chất.
3.Hoạt động 3:
Cho HS đọc thông tin sgk.
-GV giải thích thêm.
I. Cacbon oxit: CTPT: CO, PTK: 28.
1. Tính chất vật lý: sgk
2. Tính chất hoá học:
a. CO là oxit trung tính:
- Điều kiện thường CO không phản ứng với nước, kiềm, axit.
b. CO là chất khử:
- Ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại.
 CO + CuO CO2 + Cu 
 (Đen) (Đỏ)
 4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe
- CO cháy trong oxi, trong không khí có ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt.
 2CO + O2 2CO2
3. Ứng dụng: (sgk).
II. Cacbon đioxit: 
 CTPT: CO2, PTK: 44.
1. Tính chất vật lý: sgk
2. Tính chất hoá học:
a, Tác dụng với nước: 
-Dẫn CO2 sục qua nước.
-Nhúng giấy quỳ tím vào dung dich thu được, quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
 CO2 + H2O H2CO3
 (k) (l) (dd) 
b, Tác dụng với dung dịch bazơ:
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 1mol 2mol
 CO2 + NaOH NaHCO3
 1mol 1mol
-Tuỳ thuộc vào số mol của NaOH mà tạo ra muối trung hoà hay muối axit, hoặc hỗn hợp 2 muối.
c, Tác dụng với oxit bazơ:
 CO2 + CaO CaCO3
* Kết luận: CO2 có tính oxit axit.
3. Ứng dụng: (sgk).
 	4. Củng cố:
- Nêu tính chất hoá học của CO, CO2.
- Nêu ứng dụng của CO, CO2.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 	- Học bài. Liên hệ thực tế.
	- Đọc mục em có biết.
- Bài tập: 2,3,4,5 (sgk-tr 87). 
	 - Xem trước nội dung bài: axit cacbonic và muối cacbonat
IV. Rút kinh nghiệm:
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
Tuần 16:	 Ngày soạn: 	 …/12/2014
	 Ngày dạy: Lớp 91: …/12; Lớp 92: …./12
HỌC KÌ II
TIẾT 37: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Học sinh biết được H2CO3 là axit yếu, không bền.
 - Muối cacbonat có những tính chất của muối. Ngoài ra còn có tính chất hoá học dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng CO2.
 - Hiểu các ứng dụng của muối cacbonat.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của muối.
 - Kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng.
3. Thái độ: Giáo dục tính nghiêm túc và cẩn thận khi làm thí nghiệm
II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:
 - GV: + SGK, SGV, giáo án
 + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút, giá sắt, đèn cồn, nút cao su có ống dẫn khí.
 + Hoá chất: dd NaHCO3, dd Na2CO3, dd K2CO3 , dd CaCl2, dd Ca(OH)2.
 + Sơ đồ chu trình cacbon trong tự nhiên.
- HS: Xem lại tính chất hóa học của axit.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 	9A:	9B: 
9C:	 9D:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu tính chất hoá học của CO và viết phương trình phản ứng chứng minh?
 	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
1.Hoạt động 1:
- Cho HS đọc thông tin sgk.
- Chứng minh H2CO3 là một axit yếu:
+ Dùng quỳ tím.
+ Bị phân huỷ ở nhiệt độ thường.
- HS viết phương trình phản ứng.
2.Hoạt động 2:
- GV giới thiệu cách gọi tên.
- HS cho ví dụ, đọc tên.
3.Hoạt động 3:
- GV thông báo thông tin về độ tan các muối trong nước.
- HS cho ví dụ.
*GV hướng dẫn cho HS làm thí nghiệm : Cho NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl.
- HS quan sát hiện tượng.
- Rút ra kết luận.
- Viết phương trình phản ứng
- Kết luận về 2 thí nghiệm trên.
*HS làm thí nghiệm K2CO3 tác dụng với Ca(OH)2.
- Nêu hiện tượng xảy ra.
- Viết phương trình phản ứng.
GV lưu ý cho HS về muối hydro cacbonat.
*GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với CaCl2.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
- So sánh hiện tượng của thí nghiệm trên.
*GV làm thí nghiệm nhiệt phân muối: Nung NaHCO3.
- Nêu hiện tượng xảy ra.
- Viết phương trình phản ứng.
*HS đọc thông tin trong sgk.
- Liên hệ thực tế.
4.Hoạt động 4:
- GV cho HS nghiên cứu hình 3.17 sgk.
- Nêu chu trình C trong tự nhiên. Liên hệ thực tế.
- GV chốt lại kiến thức.
I. Axit cacbonic: (H2CO3).
1.Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý:
 (sgk).
2.Tính chất hoá học:
- H2CO3 là một axit yếu: Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
- Bị phân huỷ ở nhiệt độ thường tạo thành CO2 và H2O.
II. Muối cacbonat:
1. Phân loại:
- Có 2 loại muối: 
 + Muối trung hoà.
 + Muối axit
2. Tính chất:
a, Tính tan: 
- Muối cacbonat: Không tan (Trừ muối của các kim loại kiềm).
- Muối hydro cacbonat: Tan trong nước.
b, Tính chất hóa học:
* Tác dụng với axit: Có bọt khí xuất hiện.
NaHCO3 + HClNaCl + H2O + CO2
Na2CO3+ 2HCl 2NaCl +H2O+ CO2
 Kết luận: (sgk).
* Tác dụng với dung dịch bazơ:
 K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2KOH
- Xuất hiện kết tủa trắng, do sự tạo thành CaCO3.
- Chú ý: Muối hydrocacbonat + Kiềm tạo thành muối trung hoà + nước.
 KHCO3 + KOHK2CO3 + H2O
* Tác dụng với dung dịch muối:
 Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl
- Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện.
*Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy:
 2NaHCO3Na2CO3+H2O + CO2
3.Ứng dụng:
 (Sgk).
III. Chu trình Cacbon trong tự nhiên:
 (Sgk).
4. Củng cố:
 	- HS đọc phần ghi nhớ.
 	- Nêu những tính chất hóa học của muối cacbonat.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 	- Học bài, liên hệ thực tế .
 	- Đọc phần em có biết.
 	- Bài tập về nhà: 3,4,5 (sgk- 91).
IV. Rút kinh nghiệm:
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
	……………………………………………………………………………………….
Tuần 16:	 Ngày soạn: 	 …/12/2014
	 Ngày dạy: Lớp 91: …/12; Lớp 92: …./12
TIẾT 38: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
 - Học sinh biết được silic là phi kim hoạt động yếu, silic là chất bán dẫn.
 - SiO2 là oxit có nhiều trong thiên nhiên dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh, SiO2 là oxit axit.
 - Hiểu công nghiệp siliccat. Liên hệ thực tế.
2. Kỹ năng: Mô tả quy trình sản xuất silicat. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp lý vật liệu làm từ hoá học.
II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:
 - GV: + SGK, SGV, giáo án
 + Mẫu vật về gốm, sứ, ngói, thủy tinh.
 - HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một mẫu vật về gốm, sứ, ngói, thủy tinh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(1).doc
Giáo án liên quan