Giáo án Hóa học 9 - Lương Văn Đạt – THCS Khả Cửu

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8, rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng lập CTHH .

- Ôn lại các bài toán về tính theo CTHH và tính theo PTHH, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch .

- Rèn kỹ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.

II.CHUẨN BỊ :

- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- HS: ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 8

III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1)ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:

2) KIỂM TRA: Không

3) BÀI MỚI

 

doc177 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Lương Văn Đạt – THCS Khả Cửu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út ra tính hấp phụ của than gỗ.
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử
B - chuẩn bị 
- Hoá chất: Than gỗ nghiền nhỏ, nước hoà mực, bông, Bột CuO, nước vôi trong
- Dụng cụ: ống nghiệm, phễu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nút ống nghiệm có ống dẫn khí, đèn cồn, giá thí nghiệm...
C - Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức: 
2) Kiểm tra: Cách điều chế clo trong PTN? Viết PTHH.
	 BT 10 SGK
3- Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
1. Dạng thù hình là gì?
Cho HS đọc thông tin SGK, nêu dạng thù hình là gì?
GV cung cấp thêm cho HS dạng thù hình của một số nguyên tố khác
GV chốt lại khái niệm về dạng thù hình
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Cho HS đọc thông tin SGK và cho biết các dạng thù hình của cacbon?
I)Các dạng thù hình của cacbon
1. Dạng thù hình:
- dạng thù hình của một nguyên tố hoá học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên
- Ví dụ nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi và ozon
2. Các dạng thù hình của cacbon
- Cacbon có 3 dạng thù hình: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình
( Chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình)
+ Kim cương: Cứng, trong suốt , không dẫn điện
+ Than chì: Mềm, dẫn điện
+ cac bon vô định hình: Xốp, không dẫn điện.
Hoạt động 2:
1. Tính chất hấp phụ
GV cho HS làm thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ
- Yêu cầu các nhóm nêu hiện tượng và nhận xét
- GV cung cấp thêm cho HS về khả năng hấp phụ của than gỗ và kết luận về tính chất này
* Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính ( Làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc )
2. Tính chất hoá học
cacbon có những tính chất hoá học của phi kim. Tuy nhiên điều kiện xảy ra PƯHH với kim loại và với hiđro rất khó khăn. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu
a) Cacbon tác dụng với oxi
- Bằng quan sát thực tế, QS tranh vẽ SGK, nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi đốt than trong oxi
? Cho biết ứng dụng của phản ứng
b) Cacbon tác dụng với oxit kim loại:
- GV biểu diễn thí nghiệm
- HS quan sát, nêu hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH
- Ngoài ra, ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại như PbO, ZnO.... thành Pb, Zn, Fe3O4...
- Trong luyện kim , sử dụng tính chất này của cacbon để điều chế kim loại
Hoạt động 3:
Cho HS đọc thông tin SGK, kết hợp với hiểu biết thực tế, cho biết những ứng dụng quan trọng của cacbon?
?GiảI thích những ứng dụng
II)Tính chất của cacbon
1. Tính chất hấp phụ
- Thí nghiệm: Cho mực chảy qua lớp bột than gỗ
- Hiện tượng: DD thu được trong suốt, không màu.
- NX: Than gỗ hấp phụ màu chất tan trong dung dịch
* Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, hơi, chất tan trong dd. Than gỗ có tính hấp phụ
Than hoạt tính( Than gỗ, than xương mới điều chế)-> có hoạt tính hấp phu cao => Làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc.
2. Tính chất hoá học
a) Cacbon tác dụng với oxi:
 C + O2 -> CO2 + Q
b) Cacbon tác dụng với oxit kim loại:
- Thí nghiệm: Trộn bột CuO với bột than rồi đốt nóng.
- Hiện tượng: Hỗn hợp bột màu đen chuyển dần sang màu đỏ. Nước vôi trong bị vẩn đục.
- PTHH: 
2CuO(r) + C(r) t0 2Cu(r) + CO2(k)
( đen ) ( đen ) ( đỏ ) ( không màu -> ưng dụng: Dùng làm chất khử, điều chế 1 số kim loại từ oxit
 III)ứng dụng của cacbon
- Than chì dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì...
- Kim cương dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính...
- Than hoạt tính dùng làm mặt nạ phòng hơi độc, làm chất khử màu, khử mùi... Than đá, than gỗ làm nhiên liệu trong công nghiệp, làm chất khử điều chế một số kim loại từ oxit 
4)Củng cố, đánh giá: 
 - Cho HS làm bài tập 2 SGK
 - Đốt cháy 15 gam 1 loại than có lẫn tạp chất không cháy trong oxi dư. Toàn bộ khí thu được sau phản ứng được hấp thụ vào dd nước vôI trong dư thu được 100 gam kết tủa.
a) Viết PTHH
b) Tính thành phần% C trong loại than trên
GV: viết PT -> vì dư Ca(OH)2 nên kết tủa thu được là CaCO3, có số mol = 0,1 mol.
Theo PTHH -> nCO2 = nCaCO3 = 0,1 mol
Mà theo PTHH : nCO2 = nC = nCO2(2) = 0,1mol
=> mC = 0,1 x 12 = 1,2 gam => % C = 1,2x 100/ 1,5 = 80%
5)Hướng dẫn về nhà:
Học bài - Làm bài tập 1, 3, 4, 5 SGK
Ngày soạn
Ngày giảng	 
Tiết 34
Bài 28: các oxit của cacbon
A- Mục tiêu của bài học:
1. Kiến thức: HS biết được :
- Cacbon tạo hai oxit tương ứng là CO và CO2.
- CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh
- CO2 là một oxit axit tương ứng với axit 2 lần axit
2. Kĩ năng:
- Biết nguyên tắc điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2.
- Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra tính chất hóa học của CO và CO2
- Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất hoá học của một oxit axit
B - chuẩn bị :
- Hoá chất: dd HCl, CaCO3, giấy quỳ tím
- Tranh vẽ hình 3.11; 3.12; 3.13 SGK
- Dụng cụ: Bộ điều chế khí CO2, cốc TT, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí
C - Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra: - Dạng thù hình của nguyên tố là gỉ? Các bon có những dạng thù hình nào? nêu đặc điểm?
	 - Tính chất hoá học của cac bon- viết PTPƯ?
3- Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
1. Tính chất vật lí:
- Cho HS đọc thông tin SGK, nêu tính chất vật lí của cacbon oxit?
2. Tính chất hoá học:
a) CO là oxit trung tính
? CO thuộc loại oxit nào đã học?
- GV giới thiệu cho HS tính chất này
b) CO là chất khử:
GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.11 SGK, nêu nhận xét và viết các PTHH minh hoạ
3. ứng dụng:
- Cho HS đọc thông tin SGK, dựa vào các kiến thức đã biết, nêu ứng dụng của khí CO?
Hoạt động 2:
1. Tính chất vật lí
GV cho HS nêu tính chất vật lí của cacbon đioxit dựa vào hiểu biết và đọc thông tin SGK
- GV giới thiệu thêm những tính chất vật lí khác và kết luận về tính chất vật lí của CO2
Người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm
2. Tính chất hoá học
a) Tác dụng với nước
GV biểu diễn thí nghiệm
- HS quan sát, nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH
GV giải thích thêm: CO2 PƯ với nước tạo thành dd axit, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, H2CO3 không bền, dễ phân huỷ thành CO2 và H2O, khi đun nóng dd thu được sẽ lại làm quỳ màu đỏ chuyển thành màu tím
b) Tác dụng với dd bazơ
Yêu cầu HS nêu tính chất, viết PTHH minh hoạ
- GV giới thiệu thêm về khả năng tạo thành 2 muối khi sục CO2 vào dung dịch kiềm hoặc tạo thành hỗn hợp 2 muối
c) Tác dụng với oxit bazơ
- Yêu cầu HS nêu tính chất và viết PTHH minh hoạ
? Nêu kết luận chung về tính chất hoá học của CO2
Hoạt động 3:
Cho HS đọc thông tin SGK, kết hợp với hiểu biết thực tế, cho biết những ứng dụng quan trọng của cacbon đioxit
I)Cacbon oxit
1. Tính chất vật lí:
CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc.
2. Tính chất hoá học
a) CO là oxit trung tính
ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, với kiềm và với axit
b) CO là chất khử:- ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại:
CO(k) + CuO(r) t0 CO2(k) + Cu(r)
 ( đen ) ( đỏ )
4CO(k)+ Fe3O4(r) t0 4CO2(k) + 3Fe(r)
- CO cháy trong không khí , toả nhiều nhiệt:
2CO(k) + O2(k) t0 2CO2(k)
3. ứng dụng: 
- CO dùng làm nhiên liệu, chất khử....
- CO dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học......
II)Cacbon đi oxit
1. Tính chất vật lí
- CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
- CO2 không duy trì sự cháy và không duy trì sự sống
- CO2 bị nén, làm lạnh thì hoá rắn (Nước đá khô - tuyết cacbonic )
2. Tính chất hoá học
a) Tác dụng với nước:
 - Thí nghiệm: 
+ Cho mẩu giấy quỳ vào cốc đựng nước
+ Sục khí CO2 vào
+ Đun nóng dung dịch thu được
- Hiện tượng: Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau khi đun nóng, giấy quỳ lại trở lại màu tím
- PTHHH
 CO2(k) + H2O(l) H2CO3(dd)
b) Tác dụng với dd bazơ
CO2 tác dụng với NaOH tạo thành muối và nước
CO2(k)+2NaOH(dd)->Na2CO3(dd)+H2O
1mol 2 mol 
CO2(k)+NaOH(dd)->NaHCO3(dd)+H2O
1mol 1 mol
c) Tác dụng với oxit bazơ
CO2 + CaO -> CaCO3
* Kết luận: CO2 có những tính chất hoá học của oxit axit
III)ứng dụng 
Sử dụng CO2 để chữa cháy, bảo quản thực phẩm
- Dùng trong sản xuất nước giải khát có ga, sản xuất sôđa, phân đạm, urê...
4)Củng cố, đánh giá:
 - Cho HS làm bài tập 1, 2,3 SGK
- Cách phân biệt 2 khí CO, CO2 trong 2 bình mất nhãn
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học bài - Làm bài tập 3, 4, 5 SGK + Ôn KT 4 loại hợp chất vô cơ và kim loại.
BT5: Dẫn hỗn hợp 2 khí qua nước vôI trong dư được khí A là CO
PTHH đốt cháy khí A: 2CO + O2 -> 2CO2
V CO = 2 x2 = 4 lít; v CO2 = 16 – 4 = 12 lít => % v CO2 = 75% & CO = 25%
Ngày soạn
Ngày giảng	 
Tiết 35
Bài 24: ôn tập học kì I
A- Mục tiêu của bài học:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương 2 , đầu chương 3 và mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng các tính chất của các chất đã học để chọn chất thích hợp hoàn thành chuỗi biến hoá hoá học.
- Biết giải các bài tập hoá học
B - chuẩn bị 
1. Phương pháp: Ôn tập
2. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ
C - Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức: 
2 - Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài ở nhà
3- Bài mới : 
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa kim loại với các hợp chất và ngược lại.
GV đưa ra sơ đồ mối quan hệ, yêu cầu học sinh hoàn thành các phương án để chuyển đổi
1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ
a) Kim loại Muối
	+ Kim loại
	+ dd axit
	+ Muối
b) Kim loại 	Bazơ	 Muối 1	 Muối 2
	+ nước	+ oxit axit	+ muối
	+ axit	+ axit
	+ muối	+ bazơ
c) Kim loại	Oxit bazơ	 Bazơ	Muối 1	Muối 2
	+ oxi	+ nước
d) Kim loại	Oxit bazơ	Muối 1	Bazơ	Muối 2	
	+ oxit axit
	+ axit	 
2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại
a) Muối	 Kim loại
	+ Kim loại
b) Muối	Bazơ	Oxit bazơ	Kim loại
	+ Nhiệt phân	 + Hiđro
c) Bazơ	Muối	Kim loại
d) Oxit bazơ	Kim loại
 Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi hoá học trong các sơ đồ sau:
a) Fe -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2(SO4)3 -> FeCl3.
b) Fe(NO3)3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe -> FeCl2 -> Fe(OH)2
- Cho HS làm vào vở, yêu cầu 2 học sinh lên bảng hoàn thà

File đính kèm:

  • docHoa Hoc 9 (09 - 10 ).doc