Giáo án Hoá Học 9 - LƯƠNG THỊ THU - Trường TH và THCS Bãi Cháy 2

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS được khắc sâu một số kiến thức phần oxit, axit, bazơ, muối. Ôn lại các định luật cơ bản, các công thức tính.

 2. Kĩ năng:

.Rèn luyện kĩ năng viết, cân bằng phương trình, gọi tên các chất.

3. Thái độ:

 Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS.

GV:- Bảng phụ.

 - Nội dung ôn tập, máy chiếu

HS: Ôn lại kiến thức đã học.

C.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, vấn đáp, thông báo, vận dụng .

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc233 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoá Học 9 - LƯƠNG THỊ THU - Trường TH và THCS Bãi Cháy 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu phản ứng của clo và Na
? Hãy viết PTHH của clo với kim loại Na, Fe?
? Clo tác dụng với kim loại được hợp chất gì?
HS: Muối.
HS kết luận.
? Hãy nêu lại thí nghiệm clo tác dụng với hiđro? Viết phương trình?
HS trả lời.
 H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl (dd)
? Em hãy nêu kết luận về tính chất hoá học của clo?
HS kết luận: Clo có những tính chất hoá học của phi kim.
GV nêu chú ý.
HS nghe và ghi.
 GV đặt vấn đề:
HS: Nghiên cứu, nêu tính chất.
GV: Chiếu thí nghiệm clo tác dụng với nước.
? Em có thể suy luận và giải thích tại sao?
HS trả lời.
GV: Giải thích tính tẩy màu của clo: Nước clo là hỗn hợp của các chất Cl2, HCl, HClO có màu vàng lục, lúc đầu dung dịch axit làm quỳ tím hoá đỏ, nhưng nhanh chóng bị mất màu do tác dụng oxi hoá mạnh của axit hipocloro HClO.
HS nghe và ghi.
 ? Vậy khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hóa học?
HS: Hiện tượng hoá học.
GV giới thiệu phương trình.
1. Clo có tính chất của phi kim không ?:
a.Tác dụng với kim loai:
to
 2Fe (r) + 3Cl2 (k) → 2FeCl3 (r 
 vàng lục nâu đỏ
to
2Na (r) + Cl2 (k) → 2NaCl (r)
 vàng lục trắng
Nhận xét:Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.
c.Tác dụng với hiđro: 
to
H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl (dd)
Kết luận: Clo có những tính chất hoá học của phi kim.
Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.
2. Clo còn có tính chất hóa học nào khác không?
a. Tác dụng với nước:
Cl2 (k) + H2O (dd) ↔ HCl (dd) + HClO (dd)
4. Củng cố - luyện tập(7'):
GV chiếu nội dung bài tập sau: 
Viết các phản ứng của clo với Al, Mg, H2, H2O, dd NaOH. 
HS làm bài tập vào vở.
to
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
to
Mg + Cl2 → MgCl2
to
H2 + Cl2 → 2HCl
Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO 
Cl+ 2NaOH + H2O → NaClO + NaCl
HS khác nhận xét, chữa.
5. Hướng dẫn về nhà:
Bài 3,4,5,6,7 sgk.
- Hướng dẫn bài 6: Dùng quỳ tím ẩm.
E. RÚT KINH NGHIỆM 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 34 
Clo ( tiếp)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết được clo có tính chất hóa học riêng: tác dụng với dung dịch kiềm. 
- Biết được ứng dụng của clo.
- Biết được phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, điều chế clo trong công nghiệp. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm.
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở ĐKTC.
	3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành và học tập hóa học.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Máy chiếu.
Dụng cụ thí nghiệm: Điều chế khí clo bằng NaCl(Bình điện phân NaCl nếu có).Giá sắt, đèn cồn, bình cầu.
Tranh vẽ hình 3.4.
HS: Ôn lại tính chất hoá học của clo.
C: PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, quan sát, nêu vấn đề, đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 5’
? Nêu tính chất hoá học của clo, viết ptr hoá học minh hoạ?
HS 1 trả lời.
 HS 2 chữa bài tập 6 sgk.
HS 2 làm bài tập.
Dùng quỳ tím ẩm để lên miệng các lọ đựng khí:
	+ Lọ làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl
	+ Lọ làm quỳ tím chuyển đỏ sau đó mất màu là Cl2
	+ Lọ khí không làm quỳ tím chuyển màu là O2
HS nhận xét chữa.
GV chấm điểm.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tính chất hoá học (5'):
GV: Chiếu thí nghiệm: Dẫn khí clo vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.
Nhỏ 1-2 giọt dung dịch vừa tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím.
HS quan sát, nêu hiện tượng : Dung dịch tạo thành không màu, giấy quỳ tím mất màu.
HS: Nhận xét, viết phương trình.
?Giải thích tính tẩy màu của nước Javen?
b. Tác dụng với NaOH:
Hiện tượng: Dung dịch tạo thành không màu, giấy quỳ tím mất màu.
Cl(k)+2NaOH(dd)→NaClO(dd)+NaCl(dd+ H2O
Nước Javen
Chuyển tiếp
Hoạt động 2: ứng dụng của Clo (5'):
GV: Chiếu tranh ứng dụng của clo và yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của clo?
? Vì sao clo được dùng tẩy trắng vải sợi?
HS trả lời: Nước clo có tính tẩy màu.
GV giải thích thêm.
- Dùng khử trùng nước sinh hoạt.
- Tẩy trắng vải sợi , bột giấy.
- Điều chế nước Javen, chất dẻo, nhựa P.V.C
Hoạt động 3: Điều chế khí clo(12'):
GV:Trong tự nhiên clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, vì vậy người ta điều chế clo từ những hợp chất của chúng
GV Giới thiệu các nguyên liệu để điều chế clo?
GV: Thuyết trình về phương pháp điều chế clo trong PTN:
GV: Đưa PTHH lên màn hình.
? Nhận xét cách thu khí clo, vai trò của bình đựng H2SO4đ , vai trò của bình dựng NaOHđ
? Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không ? Tại sao?
HS: không vì clo tan một phần trong nước. 
GV: Giới thiệu về nguyên liệu và phương pháp điều chế clo trong công nghiệp: Điện phân NaCl
GV chiếu sơ đồ bể điện phân dung dịch NaCl bão hòa.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
? Nêu nhận xét, kết luận và viết PTHH?
? ở Việt Nam Clo được điều chế và sản xuất ở đâu?
HS Việt trì và Bãi Bằng.
1. Điều chế clo trong PTN:
Nguyên liệu: MnO, HCl đặc.
PTHH
 MnO2 (r) + 4HCl (dd) t
 MnCl2 (r) + Cl2 (k) + 2H2O (l)
2. Điều chế trong công nghiệp:
 2NaCl(dd) + 2H2O (l) Đf có màng ngăn 
 2NaOH(dd) + H2(k) +Cl2 (k)
4. Củng cố (15’)
? Nêu các phương pháp điều chế clo, viết phương trình hoá học minh hoạ?
HS 1trả lời.
HS 2 đọc ghi nhớ sgk.
GV chiếu nội dung bài tập 10 sgk.
HS đọc, nêu cách giải.
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày:
	Cl(k) + 2NaOH(dd) → NaClO(dd) + NaCl(dd + H2O
 0,05 mol 0,05 mol 0,05 mol
n Cl2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)
Theo phương trình:
n NaOH = 2 n Cl2 = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)
V NaOH = 0,1/ 1 = 0,1 (lit)
CM NaCl = CM NaClO = 0,05/0,1 = 0,5 M
GV gọi HS nhận xét, chữa
GV gọi HS đọc đề bài 11 – sgk.
HS đọc.
HS phân tích nêu cách giải: Theo ĐLBTKL ta tính được khối lượng của khí clo, tính số mol clo, tính số mol Kim loại theo clo, từ đó tính được MM
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày.
HS 3 chữa bài tập 11 – sgk.
 2M + 3Cl2 → 2MCl 3
Theo ĐLBTKL ta có:
mCl2 = mMCl3 – mM = 53,4 – 10,8 = 42,6(g)
nCl2 = 0,6(mol) Vậy nM= 2/3 n Cl2 = 0,4(mol)
MM = 10,8/ 0,4 = 27(g)
Vậy M là Al
5: Hướng dẫn về nhà: Bài tập 8,9 sgk.
E: RÚT KINH NGHIỆM 
..
Tổ chuyên môn kiểm tra
.../..../ 
TP: Nguyễn Thị Doan
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 35 
 CACBON
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Học sinh biết được: 
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính. Hoạt động nhất là cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, bồ hóng) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hóa học.
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
	3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học, vận dụng vào thực tế.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm. Phễu, bông.
Hóa chất: Than gỗ, CuO, bột than, mực đen(nếu có)
Máy chiếu
HS: Nghiên cứu trước bài.
C: PHƯƠNG PHÁP : Hoạt động nhóm, đàm thoại, vấn đáp, ..........
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 4’
 1. Nêu cách điều chế clo trong PTN? Viết PTHH?
HS 1 trả lời.
Nguyên liệu: MnO, HCl đặc.
PTHH
 MnO2 (r) + 4HCl (dd) t
 MnCl2 (r) + Cl2 (k) + 2H2O (l)
GV gọi HS nhận xét, chữa.
GV chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Các dạng thù hình của cacbon (10'):
GV chiếu các dạng thù hình của C.
GV: Giới thiệu nguyên tố cacbon và các dạng thù hình.
HS nghe và ghi.
 ? Dạng thù hình là gì?
HS: Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất nhau do cùng một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
GV chốt kiến thức.
VD: Nguyên tố O2 có 2 dạng thù hình: O2 và O3
? Hãy nêu các dạng thù của cacbon?
HS: 
- Kim cương
- Than gỗ 
- Than vô định hình
GV: Trong các dạng thù hình của C cacbon vô định hình hoạt động hoá học nhất.
GV giải thích thêm.
1. Dạng thù hình là gì:
- Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất nhau do cùng một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
VD: Nguyên tố O2 có 2 dạng thù hình: O2 và O3
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Kim cương
- Than gỗ 
- Than vô định hình
Hoạt động 2: Tính chất của cacbon (15'):
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm: 
- Cho mực đen chảy qua bột than gỗ, phía dưới đặt 1 cốc thuỷ tinh.
(Nếu không có đủ dụng cụ, hóa chất GV chiếu thí nghiệm ảo)
HS quan sát, nêu hiện tượng.
? Nêu nhận xét hiện tượng ?
HS: Than gỗ có tính hấp phụ những chất màu trong dung dịch.
GV: Bằng nhiều thí nghiệm khác người ta nhận thấy than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch : Than gỗ có tính hấp phụ
GV: Giới thiệu về tác dụng của than hoạt tính.
? Em hãy dự đoán các tính chất hoá học của C?
HS: C có tính chất của phi kim vì C là phi kim. 
GV: Thông báo cacbon có tính chất của phi kim, là phi kim yếu.
HS nêu các tính chất.
? Hãy viết các PTHH minh họa?
HS viết phương trình.
Trong phản ứng trên C có vai trò gì?
GV: Làm thí nghiệm CuO tác dụng với bột than.
HS quan sát.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
HS nhận xét, viết phương trình.
GV: ở nhiệt độ cao C còn khử được nhiều oxit kim loại khác.
GV lưu ý.
HS nghe và ghi.
Bài tập: Viết PTHH khi cho C khử các oxit sau ở nhiệt độ cao: Fe3O4, PbO, Fe2O3 
1. Tính hấp phụ:
- Thí nghiệm.
- Hiện tượng: Dung dịch thu được trong cốc thuỷ tinh không màu.
- Nhận xét: Than gỗ có tính hấp phụ những chất màu trong dung dịch.
Kết luận: : Than gỗ có tính hấp phụ.
- Than hoạt tính: Làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc.
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi:
 C (r) + O2 (k) t CO2 (k)
C là chất oxi hoá.
C là nguyên liệu trong đời sống, sản xuất.
b. Tác dụng với oxit của một số kim loại:
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng: Màu đen của hỗn hợp ch

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 9.doc
Giáo án liên quan