Giáo án Hóa học 9 - học kỳ I - Nguyễn Công Danh - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

I/Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Biết phân loại chất, CTHH của axir, bazơ, muối.

 - Biết các loại phản ứng hóa học.

 - Các công thức tính số mol, C%, CM.

 2. Kĩ năng:

 - Viết CTHH, PTHH, gọi tên oxit, axit, bazơ, muối.

- Giải bài toán tính theo PTHH, vận dụng công thức C%, CM.

 3. Thái độ:

 - Tích cực hoạt động củng cố kiến thức.

II.Đồ dùng dạy học:

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra sự chuẩn bị:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- Yêu cầu học sinh những việc cần chuẩn bị về dụng cụ học tập,sgk ,thái độ học tập .để học tốt môn hoá học

 

doc74 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - học kỳ I - Nguyễn Công Danh - Trường THCS Nguyễn Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phân bón kép
-GV bổ sung và kết luận 
-GV hỏi :Các cách tạo ra phân bón hoá học kép như thế nào ?
-GV bổ sung và kết luận 
-GV đặt vấn đề về đặc sản hoa quả ở một số địa phương như nhãn lồng hưng yên, bưởi năm roi ..Chỉ ngon khi trồng ở địa phương đó .Giống cây trồng đó khi chuyển đến địa phương khác thì không được ngon như trước .Bởi vì điều khác biệt ở đây là các nguyên tố vi lượng 
-GV yêu cầu HS đọc sgk và trả lời các câu hỏi sau :
 Phân vi lượng là gì ?
-GV bổ sung và kết luận 
 Vai trò của phân vi lượng 
-GV bổ sung và kết luận 
-HS tự đọc sgkvà trả lời câu hỏi 
(Có nhiều nguyên tố dinh dưỡng hơn )
-HS trả lời 
-HS chú ý lắng nghe 
-HS đọc sgk và trả lời câu hỏi 
-HS trả lời 
IV. Củng cố- hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Thành phần của thực vật ,những phân bón hoá học đơn và kép thường dùng là những chất nào ?
-GV bổ sung và tổng kết như sgk 
_Bài tập vận dụng :
1. Khi bón cùng một khối lượng NH4Cl và NH4NO3 lượng N do NH4NO3 cung cấp cho cây trồng so với NH4Cl là :
A.Nhiều hơn , B. ít hơn , C. Bằng nhau , D .Chưa xác định được 
2.Phân bón kép là 
A.Phân bón dành cho cây 2 lá mầm 
B.Phân bón dành cho cây 1 lá mầm 
C. Phân bón có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng 
D.Phân bón có chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng
-Học bài cũ , nghiên cứu bài mới và làm bài tập sgk :bt1 GV hướng dẫn hs đọc tên ,phân loại ,trộn 2 hay 3 loại phân để có đủ 3nguyên tố N, P, K.
-Bài tập 2:Dùng NaOH , Ca(OH)2
Ngày soạn: 20.10.2011
Ngày dạy: 21.10.2011	Tiết 18: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ 
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.
- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.
3. Thái độ: 
- Tích cực học môn hóa học. 
- Có hứng thú tìm hiểu mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS1:Khoanh tròn một trong các chữ A hoặc B,C,D .Đứng trước phương án chọn đúng 
Cho các dung dịch của các chất NaOH ,HCl,CaCO3, CuSO4, CO2, Ba(NO3)2.Số lượng các cặp chất có thể phản ứng với nhau từng đôi một là :
A .3 , B . 4 , C . 5 , D . 6 
Viết các PTHH minh hoạ 
2. Bài mới : 
GV dựa vào câu hỏi kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài :Sau khi HS trả lời câu hỏi (bài cũ).GV bổ sung ,kết luận và cho biết :Muốn trả lời đúng câu hỏi trên cần nắm vững mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ .Để nắm vững mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ ta sử dụng phương pháp sơ đồ .
Nội dung 
Phương pháp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ:
II. Những phản ứng hóa học minh họa:
1/CuO+2HClàCuCl2+H2O 
2/CO2+2NaOHàNa2CO3+H2O
 3/ K2O+H2O à 2KOH
4/Cu(OH)2 to-> CuO + H2O
 5/ SO2+H2O à H2SO3 
6/Mg(OH)2+H2SO4àMgSO4 +2H2O
7/CuSO4+2NaOHàCu(OH)2↓+ Na2SO4 
8/AgNO3+HClà AgCl ↓+HNO3
 9/H2SO4+ZnOàZnSO4 + H2O
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nêu loại chất tham gia và sản phẩm để chứng minh mối quan hệ các hợp chất trong sơ đồ.
VD: 1. Oxit bazơ + Axit →Muối+nước
Hoặc:Oxit bazơ +oxit axit→Muối
-GV yêu cầu đại diên nhóm trình bày kết quả thảo luận 
-GV bổ sung (GV nên giải thích rõ cho HS mỗi mũi tên tượng trưng cho 1 PTHH .Trong đó ,gốc của mũi tên là chất tham gia ,ngọn của mũi tên chỉ sản phẩm của phản ứng )
- Từng cá nhân làm việc: Viết PTHH minh họa cho từng biến đổi theo sơ đồ. 
Gọi 3 học sinh lên bảng trình bày, GV hỏi thêm một số trường hợp, đánh giá, ghi điểm.
- Lưu ý học sinh:
+ Pư2: Chỉ thực hiện được giữa oxit axit với bazơ tan
+ PƯ3 Chỉ thực hiện được với bazơ tan
+PƯ4 Chỉ thực hiện được với bazơ không tan
+PƯ7 Cần theo đk của phản ứng trao đổi giữa muối với bazơ
+ Pư8 Cần theo đk phản ứng tra đổi giữa muối với axit.
-HS thảo luận nhóm nêu các trường hợp chất tham gia và sản phẩm theo sơ đồ. 
-Đại diện nhóm trả lời :trình bày kết quả thảo luận và sản phẩm của nhóm 
-Các nhóm khác phát biểu bổ sung .
- Làm việc cá nhân, dựa vào sơ đồ với kết quả nhóm đã chứng minh để viết PTHH minh họa.
- Trình bày theo yêu cầu giáo viên.
- Lưu ý các trường hợp xảy ra phản ứng.
IV. Củng cố, đánh giá:
- Bài tập 1 SGK
- Bài tập: Hòa tan m g CaCO3 vào 200ml dd HCl vừa đủ thấy thoát ra 11,2 lit khí(đktc).
 Tính m và nồng độ dung dịch HCl cần dùng?
V. Hướng dẫn về nhà:
1. Bài vừa học:
- Tự lập sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ và chứng minh.
- Bài tập 2, 3, 4
2. Bài sắp học:Luyện tập chương I 
- Tóm tắt các loại hợp chất vô cơ bằng sơ đồ tư duy.
- Gải các bài tập trong phần II .
Ngày soạn: 24.10.2011
Ngày dạy: 25.10.2011 Tiết 18: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ 
I/Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
-Biết phân loại các hợp chất vô cơ. 
-Biết hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất . 
2. Kĩ năng:
-HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ ,hoặc giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống ,sản xuất 
-Biết cách sử dụng sơ đồ ,biểu bảng trong quá trình học tập 
-Biết cách viết các PTHH biểu diễn sơ đồ biến đổi hoá học ,khả năng diễn đạt một nội dung h/ học 
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
III. Tiến trình dạy học:
1.Bài cũ :(Được kiểm tra trong bài mới )
2.Bài mới :
Nội dung bài ghi
Giáo viên
Học sinh
I/Kiến thức cần nhớ 
1/Phân loại các hợp chất vô cơ 
 Các hợp chất vô cơ 
Oxit axit bazơ muối 
2/Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ 
OXIT BAZƠ OXIT AXIT 
 MUỐI 
BAZƠ AXIT
II/Bài tập (vận dụng ) 
Nội dung phiếu học tập :
A.Chọn chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng sau 
1/Na2O+..... à NaOH 
2/Na2O +.... à NaCl + H2O
3/CO2+ .... à Na2CO3 + H2O
4/ SO3 +.... à H2SO4
5/ NaOH +... à NaCl + H2O 
6/ NaOH +.... à Na2SO3 + H2O
7/NaOH + .... àNa2SO4 +Cu(OH)2
8/ Fe(OH)3 à .... + H2O
9/ Na2CO3 + ... à NaCl+CO2+H2O
10/ NaCl + .... à .... + NaNO3
B.Trộn 1 dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 1 dung dịch chứa 0,3 mol NaOH ,lọc kết tủa rửa sạch ,rồi nung đến khối lượng không đổi ,cân nặng m gam .Gía trị của m là :
a. 8,0 , b. 6,0 , c . 4,0 , d. 12 
C.Nung nóng a gam một mẫu đá vôi chứa 20% tạp chất ,không bị phân huỷ cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thì thu được 11,2 lít khí CO2(đktc). Gía trị của a là :
a.72,5 b.82,5 c .52,5 d. 62,5
-GV nêu các câu hỏi :
-Các hợp chất vô cơ được chia thành bao nhiêu loại lớn ?(GV điền vào sơ đồ )
-Mỗi loại hợp chất vô cơ được chia như thế nào ?(GV điền vào sơ đồ )
-GV yêu cầu HS cho ví dụ về mỗi chất 
-GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 
-GV yêu cầu hs viết PTHH minh hoạ cho mối quan hệ 
-Gv yêu cầu các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi 
-GV bổ sung và kết luận 
GV phát phiếu học tập với các câu hỏi và bài tập cho sẳn dạng trắc nghiệm khách quan .
-GV yêu cầu từng nhóm 1 ,mỗi nhóm trình bày 1 bài tập 
-GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung 
-GV bổ sung và kết luận từng bài tập (GV dựa vào sơ đồ để hướng dẫn bài tập A)
-GV hướng dẫn HS làm bài tập B :GV yêu cầu HS viết PTHH và dự đoán chất dư thừa à tính n chất không tan 
-GV hướng dẫn HS phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2
Cu(OH)2à CuO + H2O
Từ số mol Cu(OH)2à số mol CuO à Khối lượng CuO 
-GVhướng dẫn HS giải bài tập C
GV yêu cầu HS viết phản ứng nhiệt phân CaCO3 à tính số mol CO2à số mol CaCO3 à khối lượng CaCO3 à tính a (d)
-HStrả lời 
-4 loại lớn 
-2 loại 
-HS cho vd 
-HS thảo luận nhóm 
-HS tóm tắt tchh
-HS viết PTHH 
-Nhóm khác đặt câu hỏi 
-Đại diện nhóm khác bổ sung nhận xét 
-HS viết PTHH và tìm chất còn thừa à tìm n Cu(OH)2
-HS viết phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2 .Từ đó dự đoán trường hợp nào (a)
-HS viết PTHH và tính toán theo yêu cầu của GV
IV. Củng cố, đánh giá: 
Bài tập trắc nghiệm:
1. Những cặp chất có thể cùng tồn tại trong dung dịch là:
A. NaOH và HCl.	B. Na2SO4 và CuCl2	C. CuSO4 và NaOH.	D. CaCO3 và HCl.
2. Phản ứng hóa học: CaSO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O+ SO2 minh họa cho tính chất hóa học:
A. Muối tác dụng với oxit axit.	B. Oxit bazơ tác dụng với axit.
C. Muối tác dụng với axit.	D. Muối tác dụng với muối.
3. Phản ứng hóa học minh họa cho biến đổi: Bazơ →Oxit bazơ là:
A. NaOH → Na2O + H2O	B. Zn(OH)2 + HCl →ZnCl2 + H2O.
C. Zn(OH)2 → ZnO + H2O 	D. CaO + H2O →tCa(OH)2
V. Hướng dẫn về nhà:
1. Bài vừa học: 
- Bài tập 1, 3. SGK
* Hướng dẫn bài tập 3: Bài toán có lượng chất dư
- Tính số mol NaOH, đề cho số mol CuCl2.
- Viết PTHH, dùng phương pháp 3 dòng xác định chất còn dư, tính số mol theo chất phản ứng hết.
2. Bài sắp học:
-Nghiên cứu bài 14 sgk, kẻ bảng tường trình, mục tiêu, cách tiến hành tn, dự đoán hiện tượng, nêu những điểm cần chú ý 
Ngày soạn: 27.10.2011
Ngày dạy: 29.10.2011 Tiết 19: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
 CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Bazơ tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối.
- Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.Giáo dục tính tiết kiệm .. trong học tập và thực hành hoá học 
II. Đồ dùng dạy học :
1.Dụng cụ:ống nghiệm ,giá ống nghiệm ,kẹp ống nghiệm ,ống hút ,giấy ráp .
2.Hoá chất: Dung dịch NaOH ,dd Na2SO4, dd CuSO4, dd HCl , dd BaCl2, dd phenolphtalein , đinh sắt
III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
Nội dung
Phương pháp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Tiến hành thí nghiệm:
II. Viết bản tường t

File đính kèm:

  • docHÓA HỌC 9 HKI.doc