Giáo án Hóa học 9 - Bài 18: Nhôm - Trường THCS Giồng Kè

1. Kiến thức: HS biết được:

- Tính chất hoá học của nhôm: Chúng có những t/c hoá học chung của kim loại; nhôm không pư với H2SO4 đặc, nguội; pư được với dung dịch kiềm;

- Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.

2. Kĩ năng:

- Dự đoán, ktra và kluận về t/c hoá học của nhôm. Viết các pthh minh hoạ.

- Qsát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nxét về phương pháp sản xuất nhôm.

- Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.

- Tính thành phần % về klượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.

3. Thái độ:

- Có thái độ làm việc nghiêm túc trong khi làm TN.

- Giáo dục cho HS lòng yêu thích bộ môn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Bài 18: Nhôm - Trường THCS Giồng Kè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10. 08. 2012
Ngày dạy: 18. 08. 2012
Tuần: 12	Tiết (PPCT): 24
	Bài 18:	NHÔM
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Tính chất hoá học của nhôm: Chúng có những t/c hoá học chung của kim loại; nhôm không pư với H2SO4 đặc, nguội; pư được với dung dịch kiềm;
- Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, ktra và kluận về t/c hoá học của nhôm. Viết các pthh minh hoạ.
- Qsát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nxét về phương pháp sản xuất nhôm.
- Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần % về klượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
3. Thái độ:
- Có thái độ làm việc nghiêm túc trong khi làm TN.
- Giáo dục cho HS lòng yêu thích bộ môn.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, lọ nhỏ,...
- Hóa chất: Al, dd HCl, H2O, quỳ tím,...
2. Học sinh:
- Học bài cũ, xem và soạn trước bài mới.
3. Phương pháp:
- Thí nghiệm – Ơrixtic, TL nhóm – Tìm tòi, Vấn đáp, Qsát tranh ảnh – Tìm tòi
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
Điểm danh:	Lớp 91 : 	HS.
2. KTBC:	
- Hs1: Nêu tính chất hóa học chung của kim loại. Viết pthh minh họa.
- Hs2: Viết các pthh điều chế AlCl3 từ mỗi chất sau: Al, Al2O3, Al2(SO4)3.
3. Bài mới:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tính chất vật lý
- Yc Hs qsát mẫu nhôm lá hoặc dây nhôm, ngcứu TT-sgk nêu các t/c vật lý của nhôm.
 + Hs qsát và trlời.
- Gv nxét và chốt kthức.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
- Là kloại màu trắng bạc, có ánh kim.
- Nhẹ (d = 2,7g/cm3).
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, = 660oC.
- Có tính dẻo nên dễ cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học
- Gv yc Hs dựa vào t/c hóa học chung của kloại để dự đoán t/c hoá học của nhôm.
 + HS trả lời câu hỏi.
- Gv hdẫn nhóm Hs làm TN c/m các t/c đó.
+ TN1: Dùng lọ nhỏ rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn và qsát.
- Hs làm TN nhóm 3’, sau đó báo cáo kquả, viết ptpư.
- GV cho các nhóm nxét nhau và rút ra kluận.
- GV gthiệu: Al có thể pư với các phi kim khác như Cl2, S, GV hdẫn Hs viết ptpư.
- Yc Hs rút ra kluận chung về t/c td với phi kim của Al.
- GV hdẫn các nhóm Hs làm các TN:
+ TN2: Cho một đoạn dây nhôm vào ống nghiệm đựng dd HCl.
+ TN3: Cho một sợi dây nhôm vào ống nghiệm có chứa dd CuCl2.
- Hs làm TN theo nhóm 6’, qsát hượng, gthích.
- GV thu kquả và đưa ra đáp án, nxét và kết luận.
- Yc Hs ngcứu TT-sgk trlời câu hỏi: Ngoài các t/c hoá học giống của kim loại, nhôm còn có t/c hhọc nào khác?
 + Hs trlời.
- GV nxét và hdẫn nhóm Hs làm TN4 (5’): Cho một đoạn dây sắt vào và một đoạn dây nhôm vào 2 ống nghiệm đựng khoảng 2ml dd NaOH. Qsát htượng, nxét.
 + Nhóm Hs làm TN và rút ra nxét.
- GV thu kquả, nxét và viết ptpư.
 + Hs lắng nghe và ghi nhận kthức.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Nhôm có những t/c hh của kloại:
a. Phản ứng với phi kim:
* Phản ứng với oxi:
- Al cháy trong oxi tạo ra chất rắn màu trắng Al2O3
4Al(r) + 3O2 (k) 2Al2O3(r)
	(trắng)	(không màu)	(trắng)
* Phản ứng với phi kim khác:
- Ở to thường hoặc to cao, Al pư được với nhiều phi kim khác như S, Cl2, ... tạo thành muối Al2S3, AlCl3, ...
2Al(r) + 3Cl2(k) 2AlCl3(r)
	(trắng)	(vàng lục)	(trắng)
Kết luận: Al pư với oxi tạo thành oxit, pư với phi kim khác tạo thành muối.
b. Phản ứng với dd axit:
- Al pư với một số dd axit như HCl, H2SO4 loãng,... giải phóng khí H2.
2Al(r) + 6HCl(dd) 2AlCl3(dd) + 3H2(k)
	(trắng)	(k màu)	(trắng)	(k màu)
Chú ý: Al không pư với dd H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội.
c. Phản ứng với dd muối:
- Al pư được với nhiều dd muối của những kloại hđộng yếu hơn (muối của các kloại đứng sau Al trong dãy hđhh của KL) tạo ra muối nhôm và kloại mới.
2Al(r) + 3CuCl2(dd) 2AlCl3(dd) + 3Cu(r) 
(trắng)	(k màu)	(trắng)	(k màu)
2. Nhôm có t/c hóa học khác:
- Al pư được với dd kiềm tạo thành muối và giải phóng khí H2.
2Al(r) + 2NaOH(dd) + 2H2O(l) 2NaAlO2(dd) + 3H2(k)
Hoạt động 3: Ứng dụng
- Yc Hs ngcứu TT-sgk, kết hợp với các kthức thực tế của bản thân, nêu ứng dụng của nhôm trong đsống và sx.
 + Hs trlời.
- GV nxét và kluận.
 + Hs lắng nghe và ghi nhớ kthức.
III. ỨNG DỤNG:
- Nhôm và hợp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong CN và trong đsống như: đồ dung gđ, dây dẫn điện, các chi tiết máy, giấy gói bánh kẹo, vật liệu xây dựng 
Hoạt động 4: Sản xuất Nhôm
- Yc Hs ngcứu TT-sgk, kết hợp với các kthức thực tế của bản thân, cho biết Al được sx bằng pp nào? Ngliệu chính là gì?
 + Hs trlời.
- GV nxét và kluận.
 + Hs lắng nghe và ghi nhớ kthức.
IV. SẢN XUẤT NHÔM:
- Nguyên liệu: Quặng bôxit.
- Phương pháp: Điện phân nóng chảy.
- ptthh:
Điện phân nóng chảy
Criolit
2Al2O3(r) 	 4Al(r) + 3O2(k)
4. Củng cố - Luyện tập:
- 1 vài Hs nêu lại nội dung chính của bài.
- 2 Hs làm BT 2, 4 sgk trg 58.
 + Gv nxét và chấm điểm.
- Hdẫn Hs làm các BT 1, 3, 5 sgk trg 58. 
5. Dặn dò:
- Học bài, sửa các BT làm ở lớp.
- Làm các BT 1, 3, 5 sgk trg 58.
- Xem và soạn trước Bài 19: Sắt.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docNhom.doc
Giáo án liên quan