Giáo án Hóa học 8 - Tuần 7 - Tiết 13: Hoá Trị
A. MỤC TIÊU
- HS hiểu hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị, làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tố. Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức của nó
- Vận dụng quy tắc để tính hoá trị một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố)
- Bước đầu có kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố. Từ đó có lòng yêu thích môn hoá học
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Kiểm tra
HS 1: - Viết công thức dạng chung của đơn chất và hợp chất
- Chữa bài tập 3 tr 34 – Sgk
a/ CaO: PTK = 40 + 16 = 56
b/ NH3 có PTK = 14.1 + 3.1 = 17
c/ CuSO4 có PTK = 64 + 32 + 16.4 = 160
HS 2: - Nêu ý nghĩa của công thức hoá học
- Chữa bài tập 2 tr 33 – Sgk (phần b, c)
GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
Tuần 7 Ngày soạn:27.09.10 Tiết 13 Ngày dạy:04.20.20 Hoá trị a. mục tiêu - HS hiểu hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị, làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tố. Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức của nó - Vận dụng quy tắc để tính hoá trị một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) - Bước đầu có kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố. Từ đó có lòng yêu thích môn hoá học b. hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS 1: - Viết công thức dạng chung của đơn chất và hợp chất - Chữa bài tập 3 tr 34 – Sgk a/ CaO: PTK = 40 + 16 = 56 b/ NH3 có PTK = 14.1 + 3.1 = 17 c/ CuSO4 có PTK = 64 + 32 + 16.4 = 160 HS 2: - Nêu ý nghĩa của công thức hoá học - Chữa bài tập 2 tr 33 – Sgk (phần b, c) GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá II. Bài mới Hoạt động 1: I. Cách xác định hoá trị của một nguyên tố 1. Cách xác định - GV giới thiệu: Ta gán cho nguyên tố H có hoá trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nó có bấy nhiêu hoá trị - Xác định hoá trị của Cl, O, N, C trong các hợp chất: HCl, H2O, NH3, CH4 và giải thích? - GV: Ngoài ra còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với O (vì O có hoá trị II) * Xác định hoá trị của K, Zn, S trong K2O, ZnO, SO2 - GV giới thiệu cách xác định hoá trị của một nhóm nguyên tử: SO4; PO4; NO3; OH trong các hợp chất H2SO4; H3PO4; HNO3; H2O. HS nghe GV giới thiệu và ghi bài HS: HCl Cl có hoá trị I H2O O có hoá trị II NH3 N có hoá trị III CH4 C có hoá trị IV HS nghe GV giới thiệu và ghi bài HS: K2O K (I) vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử O Tương tự: Zn (II) , S (IV) HS: H2SO4 SO4 có hoá trị II H3PO4 PO4 có hoá trị III HNO3 NO3 có hoá trị I H2O OH có hoá trị I 2. Kết luận - Vậy hoá trị của một nguyên tố là gì? GV giới thiệu hoá trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố bảng 1 tr 42 – Sgk HS: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác HS quan sát bảng 1 tr 42 – Sgk Hoạt động 2: II. Quy tắc hoá trị 1. Quy tắc - Nêu công thức dạng chung của hợp chất 2 nguyên tố? - Cho các hợp chất sau, tìm tích ax và by với a là hoá trị của A, b là hoá trị của B Chất Tích ax Tích by Al2O3 2.III 3.II P2O5 2.V V.2 H2S I.2 2.I GV thông báo hoá trị của Al, P, S - So sánh giá trị của 2 tích ax và by? GV: Đó là quy tắc hoá trị được biểu thi bằng công thức Quy tắc ? GV: Quy tắc này còn đúng ngay cả khi A hoặc B là nhóm nguyên tố (nhóm nguyên tử) GV: Nêu quy tắc hoá trị của công thức Zn(OH)2 HS: Công thức dạng chung hợp chất 2 nguyên tố: AxBy HS lên bảng điền vào bảng như bên cạnh HS: ax = by HS nêu quy tắc Sgk AxaByb HS: ax = 1.II by = 2.I ax = by (nhóm OH có hoá trị I) Hoạt động 3: 2. Vận dụng GV đưa VD Sgk cho HS áp dụng: Tính hoá trị của S trong SO3 GV có thể HD HS: - Viết lại quy tắc hoá trị - Thay những dữ kiện đã biết để tìm hoá trị của S (gọi là a) a/ Tính hoá trị của một nguyên tố HS: Gọi hoá trị của S trong hợp chất là a Theo quy tắc hoá trị a.1 = II.3 a = VI Hoá trị của S trong hợp chất là VI * Bài tập: Biết hoá trị của H (I), O (II). Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố (nhóm nguyên tố) trong các công thức chất sau: a/ H2SO3 b/ N2O5 c/ MnO2 d/ PH3 Lưu ý cho HS: H2SO3 thì 3 là chỉ số của nguyên tử O chứ không phải là của nhóm SO3, chỉ số của nhóm (SO3) là 1 III. Củng cố - Hoá trị của nguyên tố là gì? - Nêu quy tắc hoá trị - Có mấy cách xác định hoá trị của một nguyên tố? IV. Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc kiến thức đã học về hoá trị của nguyên tố - Làm bài tập: 1 ; 2 ; 3 ; 4 tr 37 – 38 Sgk ***************************************** Tuần 7 Ngày soạn:27.09.10 Tiết 14 Ngày dạy:09.10.10 Hoá trị a. mục tiêu - HS biết lập công thức hoá học của hợp chất dựa vào hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố - Rèn kỹ năng lập công thức hoá học của chất và kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố , nhóm nguyên tố - Vận dụng quy tắc hoá trị tính thành thạo hoá trị một nguyên tố hoặc lập công thức hoá học của chất b. hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS 1: Chữa bài tập 2 tr 37 – Sgk HS 2: Chữa bài tập 4 tr 38 – Sgk (phần a) * Hoá trị là gì? Nêu quy tắc hoá trị và viết biểu thức? - HS nêu định nghĩa về hoá trị - Quy tắc: AxaByb ax = by II. Bài mới Hoạt động : Vận dụng (tiếp) b/ Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị - Muốn xác định CTHH của hợp chất ta cần biết gì khi đã biết nguyên tố tạo nên hợp chất và hoá trị của nguyên tố? Ta xét VD sau(VD tr 36 – Sgk) Lập CTHH của hợp chất tạo bởi S (IV) và O (II) -Nếu viết CTHH của hợp chất dưới dạng SxOy ta sẽ có điều gì? - Khi đó rút tỉ lệ chọn x, y đơn giản nhất GV HD HS cách thực hiện qua các bước - Vậy muốn lập CTHH của hợp chất dựa vào hoá trị ta sẽ thực hiện như thế nào? Yêu cầu HS nêu các bước thông qua VD GV cho HS hoạt động nhóm VD 2: Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi: a/ K (I) và CO3 (II) b/ Al (III) và SO4 (II) Sau đó yêu cầu đại diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét HS: Ta cần biết chỉ số của các nguyên tố: x và y HS thực hiện theo HD: - Gọi công thức hợp chất dạng chung: SxOy - Theo quy tắc hoá trị ta có: IV.x = II.y - Khi đó ta có tỉ lệ: Chọn x, y đơn giản nhất: x = 1, y = 2 - Công thức của hợp chất: SO2 HS nêu các bước lập CTHH của hợp chất: B1: Viết công thức dưới dạng chung AxBy B2: Dựa vào quy tắc hoá trị: ax = by B3: Rút tỉ lệ: Chọn x, y đơn giản nhất B4: Viết công thức đúng HS hoạt động nhóm VD 2: a/ Gọi CTHH hợp chất có dạng: Kx (CO3)y Theo quy tắc hoá trị ta có: I.x = II.y Ta có tỉ lệ: Chọn x = 2 , y = 1 CTHH của hợp chất: K2 CO3 b/ Tương tự, CTHH của hợp chất: Al2(SO4)3 Nhóm khác nhận xét, bổ sung III. Củng cố – Luyện tập - Nhắc lại quy tắc lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị nguyên tố? - Làm bài tập 5.a tr 38 – Sgk + P (III) và H PH3 + C (IV) và S (II) CS2 + Fe (III) và O Fe2O3 - Làm bài tập 6 tr 38 – Sgk + MgCl sai sửa lại MgCl2 + KO sai sửa lại K2O + CaCl2 đúng + NaCO3 sai sửa lại Na2CO3 IV. Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc kiến thức đã học về lập CTHH của hợp chất và hoá trị nguyên tố - Tiết sau luyện tập - Làm bài tập: 7 ; 8 tr 38 – Sgk
File đính kèm:
- hoa 8 tuan 7 10 -11.doc