Giáo án Hóa học 8 - Tuần 5 - Tiết 9: Đơn Chất - Hợp Chất - Phân Tử (tiếp)

I. Mục tiêu: Giúp Học sinh:

- Biết được phân tử là gì? So sánh được 2 khái niệm: Phân tử và nguyên tử. Biết được trạng thái của chất.

- Biết tính phân tử khối của một chất.

- Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử này nặng hay nhẹ hơn phân tử kia bao nhiêu lần.

- Tiếp tục củng cố các khái niệm đã học.

II. Trọng tâm:

- Nắm được định nghĩa về phân tử và cách tính phân tử khối.

III. Chuẩn bị :

- GV: Tranh vẽ: Hình 1.11, 1.12, 1.13, 1.14.

- HS: Ôn nguyên tử; phiếu học tập.

IV. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

- Định nghĩa đơn chất, hợp chất? Cho VD?

- Nêu sự khác nhau giữa đặ điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất?

Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, còn phân tử là hạt như thế nào? Để hiểu rõ hơn, các em nghiên cứu sang bài mới: “Đơn chất .phân tử”.

Hoạt động 3: III. Phân tử:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 5 - Tiết 9: Đơn Chất - Hợp Chất - Phân Tử (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 13/9/ 2008
Tiết 9 Ngày giảng: 15/9/ 2008
ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (tt)
I. Mục tiêu: Giúp Học sinh:
- Biết được phân tử là gì? So sánh được 2 khái niệm: Phân tử và nguyên tử. Biết được trạng thái của chất.
- Biết tính phân tử khối của một chất.
- Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử này nặng hay nhẹ hơn phân tử kia bao nhiêu lần.
- Tiếp tục củng cố các khái niệm đã học.
II. Trọng tâm:
- Nắm được định nghĩa về phân tử và cách tính phân tử khối.
III. Chuẩn bị : 
- GV: Tranh vẽ: Hình 1.11, 1.12, 1.13, 1.14.
- HS: Ôn nguyên tử; phiếu học tập.
IV. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Định nghĩa đơn chất, hợp chất? Cho VD? 
- Nêu sự khác nhau giữa đặ điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất?
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài:
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, còn phân tử là hạt như thế nào? Để hiểu rõ hơn, các em nghiên cứu sang bài mới: “Đơn chất.phân tử”.
Hoạt động 3: III. Phân tử:
Định nghĩa:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo tranh vẽ theo hình 1.11; 1.12; 1.13 SGK.
- GV giới thiệu về: các phân tử hidro trong mẫu khí hidro; các phân tử oxi trong mẫu khí oxi; các phân tử nước trong mẫu nước.
- GV yêu HS nhận xét về: thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên?
- GV giảng thêm: đó là các hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất à phân tử.
- Vậy, phân tử là gì?
* GV hệ thống lại ý chính.
Học sinh quan sát tranh vẽ.
Học sinh chú ý nghe giảng.
HS trao đổi với nhau.
HS rút ra câu trả lời.
HS khác bổ sung.
HS trả lời.
 Tiểu kết: - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
 - Lưu ý: Với các đơn chất là kim loại và 1 số phi kim (S, P, C) thì nguyên tử cũng chính là phân tử.
 2. Phân tử khối:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối?
- Tương tự nguyên tử khối, em hãy rút ra định nghĩa về phân tử khối?
GV cho ví dụ: PTKoxi = 32 đ.v.C.
- Vậy, PTK được tính như thế nào?
- Hãy thảo luận để tính PTK của H2O, CaCO3?
GV theo dõi và khẳng định đáp án đúng.
Học sinh nêu định nghĩa về NTK.
HS rút ra định nghĩa PTK.
HS theo dõi và trả lời:
+ PTK = tổng các nguyên tử khối.
HS thảo luận và đọc đáp án.
Tiểu kết: - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
 - Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Hoạt động 4: IV. Trạng thái của chất:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo tranh vẽ: hình 1.14 trang 25 SGK.
GV yêu cầu HS quan sát 3 trạng thái của chất trên tranh vẽ.
GV giảng: mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn của những phân tử hay nguyên tử. Tùy điều kiện nhiệt độ và p mà một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau: rắn, lỏng, khí.
- Vậy em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các nguyên tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái trên?
GV cho ví dụ về chất lỏng khi đổ xuống mặt bằng sẽ chảy lan.
Gv theo dõi bổ sung.
Học sinh quan sát hình vẽ.
HS chú ý nghe giảng.
HS trao đổi và rút ra nhận xét:
+ Lỏng: các hạt gần nhau, chuyển động trượt lên nhau.
+ Rắn: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
+ Khí: các hạt cách xa nhau và chuyển động hỗn độn.
* Tiểu kết: Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tả hay nguyên tử. Tùy điều kiện, một chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Ở trạng thái khí, các hạt cách xa nhau.
Hoạt động 5: Củng cố, đánh giá:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Phân tử là gì? Phân tử khối của một chất dược tính như thế nào? Ch VD?
- Nêu trạng thái của chất? Đặc điểm của từng trạng thái?
Hoạt động 6: Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập 5, 6, 7, 8/26 SGK.
- Chuẩn bị bài mới “Bài thực hành số 2”.
* Rút kinh nghiệm:
.

File đính kèm:

  • docTuan tiet 9.doc