Giáo án Hóa học 8 - Tuần 4 - Tiết 7: Nguyên Tố Hoá Học ( Tiết 2)

A. MỤC TIÊU

 - Hiểu được thế nào là nguyên tử khối, đơn vị tính nguyên tử khối

 - Biết được căn cứ để tính NTK mỗi nguyên tố có một NTK riêng biệt

 - Biết tìm kí hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: - Thế nào là nguyên tố hoá học?

 - Viết kí hiệu hoá học các nguyên tố sau: nhôm, canxi, kẽm, magiê, bạc, sắt

 HS 2: Chữa bài tập 3 tr 20 – Sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 4 - Tiết 7: Nguyên Tố Hoá Học ( Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	 Ngày soạn:06.09.10
Tiết 7	 Ngày dạy:13.09.10
Nguyên tố hoá học ( tiết 2)
a. mục tiêu
 - Hiểu được thế nào là nguyên tử khối, đơn vị tính nguyên tử khối
 - Biết được căn cứ để tính NTK mỗi nguyên tố có một NTK riêng biệt
 - Biết tìm kí hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Thế nào là nguyên tố hoá học?
	- Viết kí hiệu hoá học các nguyên tố sau: nhôm, canxi, kẽm, magiê, bạc, sắt
	HS 2: Chữa bài tập 3 tr 20 – Sgk
II. Bài mới
Hoạt động: Nguyên tử khối
- Cho HS đọc nội dung Sgk tr 18
- Khối lượng nguyên tử Cacbon nặng = ?
GV: Khối lượng nguyên tử C quá nhỏ không tiện sử dụng à quy ước chuyển sang đơn vị tính nào? 
Cách chuyển đơn vị tính khối lượng nguyên tử?
 - Nêu một số ví dụ khối lượng nguyên tử?
Trong các nguyên tử trên, nguyên tử nào nhẹ nhất?
GV: Các giá trị này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử
 - Nguyên tử C, O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H?
- Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử
à Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối
ố Thế nào là nguyên tử khối?
GV: Mỗi nguyên tố đều có một NTK riêng biệt, vì vậy dựa vào NTK nguyên tố chưa biết ta có thể xác định được đó là nguyên tố nào 
- HS đọc nội dung Sgk
- HS: Khối lượng nguyên tử C: 1,9926.10-23g
HS: Quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị Cacbon (đv.C)
HS lấy VD:
C: 12đvC; H: 1đvC; O: 16đvC
HS: Trong các nguyên tử trên, H là nguyên tử nhẹ nhất
HS: Nguyên tử C nặng gấp 12 lần nguyên tử H; Nguyên tử O nặng gấp 16 lần nguyên tử H
HS nghe GV giới thiệu
HS : Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đvC
III. Luyện tập – Củng cố 
NTK của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử H. 
Tra bảng 1 tr 42 – Sgk và cho biết:
a/ R là nguyên tố nào?
b/ Số p và số e trong nguyên tử?
2. Nguyên tử nguyên tố X có 16 p trong hạt nhân. Dựa vào bảng 1 tr 42 – Sgk hãy cho biết:
a/ Tên và kí hiệu của X
b/ Số e có trong nguyên tử nguyên tố X?
c/ Nguyên tử X nặng gấp bào nhiêu lần nguyên tử H, nguyên tử O?
3.Hoàn chỉnh bảng sau: ( dựa vào bảng 1 tr 42 – Sgk)
STT
Tên ng.tố
Kí hiệu
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt trong nguyên tử
NTK
1
Flo
F
9
9
10
28
19
2
Kali
K
19
19
20
58
39
3
Magiê
Mg
12
12
12
36
24
4
Liti
Li
3
3
4
10
7
- Nhận xét gì về NTK với tổng số hạt trong hạt nhân?
	( GV cho HS hoạt động nhóm)
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học và nhớ các kí hiệu hoá học các nguyên tố
	- Làm bài tập: 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 tr 20 – Sgk 
*******************************************
Tuần 4	 Ngày soạn:06.09.10
Tiết 8	 Ngày dạy:18.09.10
đơn chất và hợp chất – phân tử
a. mục tiêu
 - Hiểu được đơn chất, hợp chất. Phân biệt kim loại và phi kim. Biết được trong một mẫu chất các nguyên tử không tách rời mà đều liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau
 - Rèn cách viết kí hiệu hoá học các nguyên tố, phân biệt đơn chất và hợp chất.
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Thế nào là nguyên tử khối của nguyên tố?
	- Chữa bài tập 5 tr 20 – Sgk 
	HS 2: Chữa bài tập 6 tr 20 – Sgk ( Đáp số: Si )
II. Bài mới
	Đvđ: Ta đã biết chất được tạo nên từ nguyên tử , mà mỗi loại nguyên tử lại là một nguyên tố hoá học. Vậy ta có thể nói “ chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học “ không? Tuỳ theo có chất được tạo nên chỉ một nguyên tố, có chất được tạo nên từ 2,3 . nguyên tố.
Dựa vào số lượng các nguyên tố tạo nên chất người ta phân ra làm các loại chất.
	(GV dạy song song phần I và II để HS tiện so sánh)
Hoạt động 1: 1. Định nghĩa
- GV cho HS quan sát tranh 1.10à 1.13 Sgk
H1.10, 1.11 là mô hình tượng trưng đơn chất
H1.12, 1.13 là mô hình tượng trưng hợp chất
 - Các đơn chất và hợp chất có đặc điểm gì giống và khác nhau? 
- Vậy đơn chất là gì? hợp chất là gì?
GV giới thiệu: Đơn chất được chia làm 2 loại: Kim loại và phi kim
 + Nêu tính chất của kim loại và phi kim?
 + Hợp chất chia làm mấy loại?
à Vậy thế nào là đơn chất, hợp chất? Cách phân loại?
GV chốt lại:
I/ Đơn chất
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học
- Phân loại: 
+ Kim loại: Có ánh kim, dẫn điện – nhiệt tốt
+ Phị kim: không có những tính chất trên 
HS quan sát tranh Sgk
HS: + Giống: Đều tạo nên từ nguyên tố
+ Khác: Đơn chất do 1 nguyên tố tạo nên còn hợp chất từ 2 nguyên tố trở lên
 HS trả lời theo Sgk
HS: Kim loại ở trạng thái rắn ( trừ Hg lỏng), có ánh kim, dẫn nhiệt - điện tốt
HS: Hợp chất gồm: Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
HS trả lời và kết luận 
II/ Hợp chất
- Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên
- Phân loại:
+ Hợp chất vô cơ
+ Hợp chất hữu cơ
Hoạt động 2: 2. Đặc điểm cấu tạo
 - Cho HS quan sát H1.10 à 1.13 
Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất?
GV chốt lại:
I/ Đơn chất
+ Kim loại: Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự nhất định
+ Phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số lượng nhất định, thường là 2
HS quan sát H1.10 à 1.13 và nêu đặc điểm cấu tạo
II/ Hợp chất
Nguyên tử các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định 
III. Củng cố – Luyện tập 
Làm bài tập 3 tr 26 – Sgk 
Nêu những kiến thức đã học trong bài?
IV. Hướng dẫn về nhà 
Nắm chắc kiến thức đã học trong bài về đơn chất và hợp chất
Làm bài tập 1 ; 2 tr 25 – Sgk 

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 4 10 - 11.doc
Giáo án liên quan