Giáo án Hóa học 8 - Tuần 4 - Lê Văn Hiếu

I . Mục tiêu

1 . Kiến thức

Học xong bài này HS biết:

- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

- Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C

- Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Nếu biết nguyên tử khối thì sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.

- Sử dụng bảng 1 SGK tr.42.

2 . Kỹ năng

Rèn kỹ năng viết kí hiệu hóa học và làm bài tập xác đinh nguyên tử khối của nguyên tố.

3 . Thái độ

 Giáo dục ý thức học tập.

II . Đồ dùng dạy học

GV : bảng phụ

HS : đọc trước bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 4 - Lê Văn Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVBM: Lê Văn Hiếu 	 	 Tuần: 04
Môn: Hoá học 8	 	 Tiết : 07	
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp theo)
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C
- Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Nếu biết nguyên tử khối thì sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
- Sử dụng bảng 1 SGK tr.42.
2 . Kỹ năng 
Rèn kỹ năng viết kí hiệu hóa học và làm bài tập xác đinh nguyên tử khối của nguyên tố.
3 . Thái độ
	Giáo dục ý thức học tập.
II . Đồ dùng dạy học 
GV : bảng phụ
HS : đọc trước bài
III. Hoạt động dạy - học 
1 .Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	Hỏi:
	 1). Nguyên tố hóa học là gì? Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: nhôm, can xi, kẽm, magie, bạc, lưu huỳnh, photpho, clo ?
	 2). Chữa bài tập 3 SGK tr.20
	Trả lời:
	 HS 1: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.VD: Al, Ca, Zn, Mg, Ag, S, P, Cl
 	 HS 2: Chữa bài tập 3
3 . Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 .NGUYÊN TỬ KHỐI
Gv thuyết trình: 
+ Nguyên tử có .. viết tắt là đvC.
+ Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng, nhẹ giữa các nguyên tử.
Gv hỏi:
+ Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất?
+ Nguyên tử Ca nặng hay nhẹ hơn nguyên tử H gấp bao nhiêu lần?
Gv giảng: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử . Khối lượng này gọi là nguyên tử khối Ị hỏi:
+ Nguyên tử khối là gì?
Gv giảng: Mỗi ng/tố đều có một ng/tử khối riêng biệt vì vậy dựa vào ng/tử khối của mọt ng/tố chưa biết ta xác định được đó là ng/tử nào.
Gv hướng dẫn bảng 1 SGK tr.42. để biết ng/tử khối của các ng/tố.
Hs nghe và ghi bài
Hs nêu:
+ Nguyên tử H nhẹ nhất.
+ Nguyên tử Ca nặng gấp 40 lần nguyên tử H.
Hs nghe
Hs nêu và ghi bài.
+ Nguyên tử khối là ....
Hs nghe và ghi bài
Hs chú ý.
- Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C.
Viết tắt là đvC.
Thí dụ: C = 12 đvC, 
H = 1 đvC, Ca = 40 đvC
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Mỗi nguyên tố đều có một nguyên tử khối riêng biệt.Vậy dựa vào nguyên tử khối ta xác định được tên nguyên tố.
Hoạt động 2 .LUYỆN TẬP
GV cho HS lần lượt giải các bài tập : 1, 2,
Gv nhận xét và chữa sai.
HS lần lượt giải các bài tập:
BT1:
a.Ng/tử khối của Q là:
Q =14 × 1
 = 14 đvC.
Vậy Q là nitơ. Kí hiệu: N
b.Sốp = số e =7
số lớp e: 2
số e lớp ngoài cùng: 5
BT 2:
a.X là lưu huỳnh. 
Kí hiệu: S
b. S = 32 đvC, H = 1 đvC. O = 16 đvC.Vậy:
- Ng/tử S nặng gấp 32 lần ng/tử H
- Ng/tử S nặng gấp 32/16 (2 lần) lần ng/tử O
Hs nhận xét.
BT1: Ng/tử của ng/tố Q có khối lượng nặng gấp 14 lần ng/tử hiđro. Hãy tra vào bảng 1 SGK tr.42 và cho biết:
a.Q là ng/tố gì? Viết kí hiệu hóa học?
b. Số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng trong nguyên tử?
BT 2: Ng/tử của ng/tố X có 16 proton trong hạt nhân. Hãy tra vào bảng 1 SGK tr.42 và cho biết:
a.Tên và kí hiệu hóa học của X?
b. Ng/tử X nặng hay nhẹ hơn gấp bao nhiêu lần ng/tử hiđro, ng/tử oxi?
4. Cũng cố
	Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học
Gv cho Hs đọc ghi nhớ, phần đọc thêm 
5 . Dặn dò
Về nhà học bài
Làm bài tập: 5,6,7,8 SGK tr.20
Đọc trước bài 6
GVBM: Lê Văn Hiếu 	 	 Tuần: 04
Môn: Hoá học 8	 	 Tiết : 08	
Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
- Các chất ( đơn chất và hợp chất ) thường tồn tại ở 3 trạng thái: rắn lỏng, khí.
- Khái niệm đơn chất và hợp chất.
2 . Kỹ năng 
Rèn kỹ năng phân biệt các loại chất.
3 . Thái độ
	Giáo dục ý thức học tập.
II . Đồ dùng dạy học 
GV : tranh hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13
HS : đọc trước bài
III. Hoạt động dạy - học 
1 .Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỏi:
1). Nguyên tử khối là gì? Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: natri, vàng, oxi, đồng, sắt, kali, chì, crom?
2). Chữa bài tập 5 SGK tr.20
GV nhận xét Ị cho điểm
Trả lời:
HS 1: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bàng đơn vị cacbon ( đvC).
Viết kí hiệu: Na, Au, O, Cu, Fe, K, Pb, Cr.
HS 2: Chữa bài tập 5
HS nhận xét.
3 . Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 .ĐƠN CHẤT
Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr.22 Ị hỏi:
+ Đơn chất là gì? Cho ví dụ?
Gv thông báo:
+ Tên đơn chất: thường tên đơn chất trùng với tên ng/tố trừ một số rất ít trường hợp VD: Từ ng/tố cacbon có thể tạo nên than ( than chì, than nguội than gỗ,) hình 1.9 SGK tr.22
+ Phân loại đơn chất.
Gv cho Hs quan sát hình 1.10, 1.11 Ị hỏi:
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại?
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất phi kim ?
Gv nhận xét.
Hs đọc thông tin SGK tr.22 Ị nêu :
+ Đơn chất là .
VD: oxi, nhôm, .
Hs nghe 
+ Tên đơn chất: .....
+ Phân loại đơn chất:......
Hs quan sát hình 1.10, 1.11 Ị nêu:
+ Đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại.
+ Đặc điểm cấu tạo của đơn chất phi kim.
Hs nhận xét.
1. Đơn chất là gì?
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
Thí dụ: oxi, nhôm, ..
- Phân loại đơn chất.
+ Đơn chất kim loại: có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt.
+ Đơn chất phi kim: không có ánh kim, không dẫn điện, không dẫn nhiệt ( trừ cacbon).
2. Đặc điểm cấu tạo
SGK tr. 22
Hoạt động 2 .HỢP CHẤT
Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr.23 Ị hỏi:
+ Hợp chất là gì? Cho ví dụ?
Gv thông báo:
+ Phân loại hợp chất.
*Hợp chất vô cơ
*Hợp chất hữu cơ ( học ở lớp 9)
Gv cho Hs quan sát hình 1.12, 1.13 Ị hỏi:
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của hợp chất?
Gv cho Hs làm bài tập 3 SGK tr.26
Gv nhận xét.
Hs đọc thông tin SGK tr.23 Ị nêu :
+ Hợp chất là .
VD: Nước, muối ăn, .
Hs nghe và ghi bài
+ Phân loại đơn chất: .....
Hs quan sát hình 1.12, 1.13 Ị nêu:
+ Đặc điểm cấu tạo của hợp chất.
Hs làm bài tập 3 SGK tr.26
+ Đơn chất: b, f
+ Hợp chất: a, c, d, e
Hs nhận xét.
1. Hợp chất là gì?
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Thí dụ: Nước, muối ăn, . 
- Phân loại hợp chất.
+ Hợp chất vô cơ
 Thí dụ: Nước, muối ăn, axit,.
+ Hợp chất hữu cơ
Thí dụ: mêtan, đường, tinh bột, 
2. Đặc điểm cấu tạo
SGK tr. 23
4. Cũng cố
	Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học
5 . Dặn dò
Về nhà học bài
Làm bài tập: 1, 2 SGK tr.20
Đọc trước phần III bài 6.

File đính kèm:

  • docTuan 04 HH 8.doc