Giáo án Hóa học 8 - Tuần 35 - Tiết 67: Bài Thực Hành Số 7 Pha Chế Dung Dịch Theo Nồng Độ

A. MỤC TIÊU

 - HS biết tính toán và pha chế dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau

 - HS rèn luyện kĩ năng làm TN , rèn luyện kĩ năng tính toán,cân đo hóa chất trong PTN

 - Giáo dục ý thức cẩn thận trong thực hành, ý thức tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành hoá học.

B.CHUẨN BỊ

 đường trắng, NaCl khan, nước cất

 cốc thủy tinh 100ml, 500ml, đũa thủy tinh, cân giá TN

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 - Mẫu báo cáo

 - Cách tiến hành TN

 GV: Phân chia các nhóm thực hành (3 nhóm) và dụng cụ hoá chất, khu vực thực hành.

II. Tiến trình thực hành

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 35 - Tiết 67: Bài Thực Hành Số 7 Pha Chế Dung Dịch Theo Nồng Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35	 Ngày soạn: 05.11
Tiết 67	 Ngày dạy: 05.11
Bài thực hành số 7 
PHA CHế DUNG DịCH THEO NồNG Độ
A. mục tiêu
 - HS biết tính toán và pha chế dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau
 - HS rèn luyện kĩ năng làm TN , rèn luyện kĩ năng tính toán,cân đo hóa chất trong PTN
 - Giáo dục ý thức cẩn thận trong thực hành, ý thức tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành hoá học.
B.Chuẩn bị
 	đường trắng, NaCl khan, nước cất
 	cốc thủy tinh 100ml, 500ml, đũa thủy tinh, cân giá TN 
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	 - Mẫu báo cáo
 - Cách tiến hành TN
 GV: Phân chia các nhóm thực hành (3 nhóm) và dụng cụ hoá chất, khu vực thực hành.
II. Tiến trình thực hành
Hoạt động 1: I.Pha chế dung dịch
GV: Gọi 1 HS cho biết cách pha chế dung dịch được tiến hành mấy bước?
-Nêu cách tính khối lượng chất tan, khối lượng dung môi?
-Tính số mol chất tan và thể tích dung dịch?
-Cách pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước?
GV: chia nhóm tính toán các đại lượng cần dùng
GV: yêu cầu 1 HS nêu cách tiến hành
Dự đoán hiện tượng, PTHH?
-Điểm lưu ý khi làm TN?
GV: Hướng dẫn HS các thao tác tiến hành TN
HS: phát biểu
HS: nhận xét
Nhóm 1: 50g dung dịch đường nồng độ 15%.
Nhóm 2: 100ml dung dịch NaCl 0,2M
Nhóm 3: 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15%
Nhóm 4: 50ml dung dịch NaCl 0,1M từ dd NaCl 0,2M
HS: thảo luận nhóm tính toán
Hoạt động 2: II. Thực hành
GV: yêu cầu các nhóm tiến hành theo bài của nhóm đã phân công
GV: giám sát các nhóm làm TN, uốn nắn, điều chỉnh các thao tác kịp thời cho nhóm HS.
GV: Sau khi các nhóm làm TN song yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.
GV: Nhận xét kết quả các nhóm
GV: yêu cầu nhó HS thu hồi hoá chất, dọn vệ sinh nơi thực hành.
GV: Nhận xét thái độ HS trong buổi thực hành, các điểm lưu ý rút kinh nghiệm.
HS: các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, phân công người tiến hành TN
Các thành viên khác quan sát hiện tượng báo cáo cho thư kí ghi vào phiếu.
Nhóm 1: cân 7,5g đường khan cho vào cốc dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5g nước được 50g dung dịch đường 15%
Nhóm 2: cân 1,17g NaCl khan cho vào cốc 200ml, rót nước từ từ đến vạch 100ml được 100ml NaCl 0,2M
Nhóm 3: cân 16,7g dung dịch đường 15% cho vào cốc dung tích 100ml. Đong 33,3 ml nước cho vào cốc, khuấy đều được 50g dung dịch NaCl 5%
Nhóm 4: Đong 25ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc 100ml, thêm nước cất đến vạch 50ml được 50ml NaCl 0,1M.
HS: các nhóm báo cáo kết qủa
HS: thu dọn vệ sinh
HS: Viết bài báo cáo theo mẫu.
Bản tường trình
Họ và tên:.Lớp:.
Tên bài thực hành: Pha chế dung dịch
TT
Tên thí nghiệm
Tính toán 
Cách pha chế
1
50g dung dịch đường 15%
2
100ml dung dịch NaCl 0,2M
3
50g dd đường 5% từ dd đường 15%
4
50ml dd NaCl 0,1M từ dd NaCl 0,2M
***************************************
Tuần 35	 Ngày soạn: 05.11
Tiết 68	 Ngày dạy: 05.11
Ôn tậP họC kì II
A. mục tiêu
HS củng cố, ôn tập một số nội dung kiến thức trọng tâm học kì II:Oxi; Hiđro; Nước; Các loại phản ứng hoá học; các loại hợp chất vô cơ
- HS lấy được các ví dụ minh họa tính chất hóa học cho các chất
- Lấy ví dụ về các loại phản ứng hóa học
- Đọc tên và viết CTHH của các chất
-Rèn luyện kĩ năng tính toán
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra	(xen kẽ trong quá trình ôn tập)
II. Bài mới
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
 -Tính chất hóa học của oxi? Viết PTHH minh họa?
-Điều chế oxi? PTHH?
-Tính chất hóa học của Hiđro? PTHH minh họa?
-Điều chế Hiđro? PTHH?
-Tính chất hóa học của nước? Ví dụ?
-Cho VD về axit, bazơ, muối? Đọc tên?
Lấy một số VD về: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế?
 - Nồng độ mol? Nồng độ phần trăm? Độ tan? Công thức tính?
1.Oxi: tác dụng với đơn chất (kim loại, phi kim, hợp chất)
-Điều chế: phân hủy một số chất giàu oxi (KMnO4, KClO3,...)
2.Hiđro: tác dụng với oxi, oxit kim loại
-Điều chế: cho kim loại tác dụng với axit 
3.Nước: tác dụng với một số kim loại, oxit bazơ, oxit axit
4.Một số khái niệm
(SGK)
5.Nồng độ dung dịch
CM = (mol/l hoặc M)
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau, cho biết phản ứng đó thuộc phản ứng gì?
 a. Cu + O2 
 b. KMnO4 
 c. Al + H2SO4 
 d. CuO + H2 
 e. H2 + O2 
 f. Na + H2O 
 g. BaO + H2O 
 h. CO2 + H2O 
Bài 2: Phân loại và đọc tên các hợp chất có CTHH sau: CaO, Ca(OH)2, CaCO3, H2SO4, KNO3, FeSO4, SO2, HCl, CuCl2, Fe(OH)3.
GV: nhận xét, bổ sung
HS: thảo luận nhóm làm BT
2HS: đại diện 2 nhóm trình bày
HS: nhận xét
Giải
a. 2Cu + O2 2CuO (hóa hợp, sự oxi hóa)
b. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
(phân hủy)
 c. 2Al +3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 
(phản ứng thế)
 d. CuO + H2 Cu + H2O
(oxi hóa khử, thế)
 e. 2H2 + O2 2H2O (hóa hợp, oxi hóa)
 f. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (thế)
 g. BaO + H2O Ba(OH)2 (hóa hợp)
 h. CO2 + H2O H2CO3 ( hóa hợp)
HS: hoạt động cá nhân
HS: trình bày
Giải
Oxit
-CaO: canxi oxit
-SO2: lưu huỳnh đi oxit
Axit: HCl – axit clo hiđric
 H2SO4 – axit sunfuric
Bazơ
-Ca(OH)2 – canxi hiđroxit
-Fe(OH)3 – sắt (III) hiđroxit
Muối
CaCO3  canxi cacbonat
KNO3 Kali nitrat
CuCl2 đồng clorua
FeSO4 sắt (II) sunfat
III. Củng cố
	- Cần nắm rõ các loại phản ứng hoá học để phân loại
	- Các loại chất vô cơ và cách phân loại các loại hợp chất vô cơ
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc các kiến thức đã học
	- Xem lại các bài tập đã thực hiện

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 35 10 - 11.doc
Giáo án liên quan