Giáo án Hóa học 8 - Tuần 34 - Tiết 68: Ôn Tập Học Kì Ii (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nắm được và củng cố một số kiến thức về oxi, không khí, hiđro.
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập liên quan.
2. Kĩ năng:
- Liên hệ, so sánh, làm bài tập tính theo PTHH.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, làm việc cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Các kiến thức ôn tập trong học kì II.
Một số bài tập vận dụng.
2. HS:
Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1 ./ . 8A2 ./ .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong chương trình học kì II, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về oxi, không khí, hiđro, dung dịch . nhằm giúp các em củng cố và nắm chắc hơn những kiến thức đã học, chúng ta cùng nhau ôn tập học kì II.
b. Các hoạt động chính:
Tuần 34 Ngày soạn: Tiết 68 Ngày dạy: ÔN TẬP HỌC KÌ II (T1) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: - Nắm được và củng cố một số kiến thức về oxi, không khí, hiđro. - Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập liên quan. 2. Kĩ năng: - Liên hệ, so sánh, làm bài tập tính theo PTHH. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, làm việc cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Các kiến thức ôn tập trong học kì II. Một số bài tập vận dụng. 2. HS: Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1./. 8A2./... 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong chương trình học kì II, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về oxi, không khí, hiđro, dung dịch.. nhằm giúp các em củng cố và nắm chắc hơn những kiến thức đã học, chúng ta cùng nhau ôn tập học kì II. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(20’). - GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi ôn tập: 1. Sự oxi hóa là gì? 2. Phản ứng hóa hợp là gì? 3. Cách gọi tên oxit, axit, bazơ, muối. 4. Thành phần chính của không khí? 5. Sự cháy? Sự oxi hóa chậm? Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy? 6. Cách điều chế oxi? Phản ứng thế? - GV: Yêu cầu HS trả lời và chỉnh sữa kiến thức cho HS. - HS: Các nhóm thảo luận 5 phút và trả lời lần lượt từng câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS: Trả lời và ghi nhớ những nhắc nhở của GV trong quá trình trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 2. Bài tập (23’). - GV: Yêu cầu HS làm một số bài tập: Bài tập 1: Cho các công thức hóa học sau: CaO, NO2, HCl, NaOH, CuSO4, P2O5, Fe2O3, Al(OH)3, CaCO3. Hãy phân loại các chất trên và đọc tên chúng. - GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập và thu vở 5 HS chấm điểm. Bài tập 2: (Bài tập 4 SGK/84) - GV: Hướng dẫn các bước làm bài tập: + Tính số mol của P và O2. + Lập PTHH và so sánh tỉ lệ để biết chất nào dư. + Dựa vào PTHH để tính số mol chất dư + Tính khối lượng oxit tạo thành. Bài tập 3: Lập PTHH của oxi với: Cacbon, nhôm, hiđro. Hãy gọi tên chúng. - HS: Suy nghĩ và thảo luận để làm bài tập 1: - HS: Lên bảng làm bài tập và nộp vở bài tập cho GV chấm điểm. - HS: Suy nghĩ và làm bài tập theo các bước GV đã hướng dẫn: 4P + 5O2 2P2O5 4 5 2 0,4mol 0,5mol 0,2mol a. Ta có => O2 dư => dư = 0,53 – 0,5 = 0,03(mol) => dư = n.M = 0,03 . 32 = 0,96(g) b. - HS: Tiến hành bài tập trong 3’: C + O2 CO2 Cacbon đioxit. 4Al + 3O2 2Al2O3. Nhôm oxit. 2H2 + O2 2H2O Nước. 3. Dặn dò về nhà(1’): GV: Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học bài chuẩn bị ôn tập tiếp theo. Yêu cầu HS làm lại các bài tập Gv đã hướng dẫn và làm các bài tập tương tự. 4. Rút kinh nghiệm: . Tuần 35 Ngày soạn: 07/05/2009 Tiết 69 Ngày dạy: ÔN TẬP HỌC KÌ II (T2) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: - Nắm được và củng cố một số kiến thức về oxi, không khí, hiđro, dung dịch. - Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập liên quan. 2. Kĩ năng: - Liên hệ, so sánh, làm bài tập tính theo PTHH. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, làm việc cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Các kiến thức ôn tập trong học kì II. Một số bài tập vận dụng. 2. HS: Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1./. 8A2./... 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong chương trình học kì II, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về oxi, không khí, hiđro, dung dịch.. nhằm giúp các em củng cố và nắm chắc hơn những kiến thức đã học, chúng ta cùng nhau ôn tập học kì II. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(25’). - GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi ôn tập: 1. Cách điều chế, ứng dụng của hiđro. 2. Phản ứng oxi hóa – khử. 3. Phản ứng thế? 4. Phân loại oxit, axit, bazơ, muối. 5. Dung dịch là gì? 6. Độ tan của một chất là gì? - GV: Yêu cầu HS trả lời và chỉnh sữa kiến thức cho HS. - HS: Các nhóm thảo luận 5 phút và trả lời lần lượt từng câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS: Trả lời và ghi nhớ những nhắc nhở của GV trong quá trình trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 2. Bài tập (28’). - GV: Yêu cầu HS làm một số bài tập: Bài tập 1: Cho các công thức hóa học sau: CuO, NO, H2SO4, KOH, FeSO4, N2O5, Fe2O3, Fe(OH)3. Hãy phân loại các chất trên và đọc tên chúng. - GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập và thu vở 5 HS chấm điểm. Bài tập 2: Hãy lập một số PTHH sau: a. Zn + HCl ZnCl2 + H2. b. Fe2O3 + CO Fe + CO2. c. CaO + H2O Ca(OH)2. d. CaCO3 CaO + CO2. Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử hãy cho biết chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa. Bài tập 3: Cho sắt (III) oxit Fe2O3 tác dụng với axit sunfuric theo phương trình phản ứng sau: Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O Nếu lấy 4,8 gam Fe2O3 tác dụng với 15 ml dung dịch H2SO4 5M. a. Sau phản ứng chất nào dư? Dư bao nhiêu gam? b. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng. - GV: Hướng dẫn các bước làm bài tập: + Tính số mol Fe2O3 và H2SO4. + So sánh tỉ lệ số mol và suy ra chất dư. + Tính số mol và khối lượng chất dư. + Tính khối lượng muối sau phản ứng. - HS: Suy nghĩ và thảo luận để làm bài tập 1: - HS: Lên bảng làm bài tập và nộp vở bài tập cho GV chấm điểm. - HS: Suy nghĩ và làm bài tập theo các bước GV đã hướng dẫn: - HS: Tiến hành bài tập trong 5’: a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 => Thế. Sự khử b. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 => oxh - kh (Oxh) (Kh) Sự oxh c. CaO + H2O Ca(OH)2 => hóa hợp. d. CaCO3 CaO + CO2.=> phân hủy. - HS: Suy nghĩ và làm bài tập theo hướng dẫn của GV: Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O 1 3 1 0,025mol 0,075mol 0,025mol a. Vì => Fe2O3 dư. dư = 0,03 – 0,025 = 0,005(mol) => dư = n.M = 0,005. 160 = 0,8(g). b. 3. Dặn dò về nhà(1’): GV: Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học bài chuẩn bị kiểm tra học kì II.. Yêu cầu HS làm lại các bài tập Gv đã hướng dẫn và làm các bài tập tương tự. 4. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- On tap hoc ky II.doc