Giáo án Hóa học 8 - Tuần 32 - Tiết 61 - Bài 41: Độ Tan Của Một Chất Trong Nước
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm về chất tan và chất không tan.
- Biết được tính tan của axit, bazơ, muối.
- Hiểu được độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm một số bài toán liên quan đến độ tan.
3. Thái độ:
- HS có thái độ yêu thích môn học.
II PHƯƠNG PHÁP:
Thí nghiệm trực quan
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn
- Hoá chất: H2O, NaCl, CaCO3
2. Học sinh:
- Đọc nghiên cứu trước bài độ tan
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Tuần: 32 Ngày soạn : 12/04/2009 Tiết: 61 Ngày dạy : 13/04/2009 Bài 41: độ tan của một chất trong nước I. mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm về chất tan và chất không tan. - Biết được tính tan của axit, bazơ, muối. - Hiểu được độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm một số bài toán liên quan đến độ tan. 3. Thái độ: - HS có thái độ yêu thích môn học. II phương pháp: Thí nghiệm trực quan III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn - Hoá chất: H2O, NaCl, CaCO3 2. Học sinh: - Đọc nghiên cứu trước bài độ tan IV. Các bước lên lớp : 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động gv- hs Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Chất tan, chất không tan GV: Hướng dẫn HS làm TN 1,2 SGK - TN1: cho bột CaCO3 vào cốc đựng nước, khuấy đều, lọc lấy nước lọc, nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính rồi hơ tấm kính dươpí ngọn đèn cồn. - TN2: Tương tự TN1 nhưng thay CaCO3 bằng NaCl HS: Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. GV: Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì? ( chất nào tan trong nước và chất nào không tan?) HS: NaCl tan trong nước còn CaCO3 không tan trong nước. GV: Treo bảng tính tan của axit, bzơ và muối lên bảng và hướng dẫn HS quan sát. HS: Quan sát cho biết tính tan của axit, bzơ và muối. GV: Nêu tính tan của axit, bzơ? - Muối của kim loại nào thì tan hét? - Muối có gốc nào tan hết? - Những muối nào hầu hết không tan? HS: Quan sát trả lời. GV: nhận xét và kết luận Hoạt động 2: Độ tan của một chất GV: Gọi 1 HS đọc định nghĩa về độ tan của một chất trong nước. GV: Giảng về phần độ tan GV: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào yếu tố nào? - Độ tan của chất khí phụ thuộc vào yếu tố nào?áH: Quan sát hình 65,66 để trả lời. GV: Phần lớn độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng - Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất. I. chất tan và chất không tan 1. Thí nghiệm : (SGK) Nhận xét: NaCl tan trong nước - CaCO3 không tan trong nước. 2. Tính tan của axit, bzơ,muối. a. Axit: Hỗu hết các axit đều tan ( trừ H2SiO3) b. Bazơ: Hỗu hết các bazơ không tan( trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2) c. Muối: - Muối của kim loại Na,K đều tan hết - Muối gốc -NO3 tan hết. Phần lớn muối cacbonat, phôt phát không tan. II. độ tan của một chất trong nước. ĐN: Độ tan của một chất trong nước(kí hiệu S) là số gam chất đó hoà tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà. 1. Độ tan của chất rắn: - Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ: Phần lớn độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng 2. Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất: khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng thì độ tan của chất khí tăng. 4. Củng cố bài học: - HS: Nêu nội dung chính của bài học. 5. Dặn dò: - Về làm bài tập 1,2,3 SGK V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T 61.doc