Giáo án Hóa học 8 - Tuần 29 - Tiết 55: Nước (tiếp)

A. MỤC TIÊU

 - Nắm được tính chất của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Từ đó có biện phấp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm

 - Viết được các phản ứng về tính chất của nước

 - HS có ý thức bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm

B. CHUẨN BỊ

 Na; CaO; giấy quỳ tím; P đỏ

 ống nghiệm; muôi sắt; cốc thuỷ tinh; phễu thuỷ tinh

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: Nêu thành phần, cấu tạo phân tử nước

 Chữa bài tập 3 tr 125 – Sgk

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 29 - Tiết 55: Nước (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	 Ngày soạn:11.03.11
Tiết 55	 Ngày dạy: 19.03.11
Nước (tiếp)
a. mục tiêu
 - Nắm được tính chất của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Từ đó có biện phấp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm
 - Viết được các phản ứng về tính chất của nước
 - HS có ý thức bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm
b. chuẩn bị
	 Na; CaO; giấy quỳ tím; P đỏ
	ống nghiệm; muôi sắt; cốc thuỷ tinh; phễu thuỷ tinh
C. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Nêu thành phần, cấu tạo phân tử nước
	Chữa bài tập 3 tr 125 – Sgk
	Đáp số: = 2,24l; = 1,12l
II. Bài mới
II. Tính chất hoá học của nước
Hoạt động 1: 1. Tính chất vật lí
Nhắc lại tính chất vật lí của nước đẫ học trong môn vật lí, địa lí?
GV bổ sung thêm tính chất
HS nhắc lại tính chất vật lí của nước đã biết
Ghi theo giới thiệu của GV:
Nước là chất lỏng,không màu, không mùi, không vị, tos = 100oC, tohoá rắn=0oC, D=1g/ml
-Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí
Hoạt động 2:2. Tính chất của nước
TN: Na + H2O lắp dụng cụ như hình vẽ Sgk
- Nêu hiện tượng xảy ra
Đốt khí thu được trong không khí
Nêu hiện tượng và đó là khí gì?
GV: Sản phẩm còn lại là NaOH.Viết pthh?
Đó là loại phản ứng gì?
GV: H2O còn có thể pứ với những kim loại khác:K ; Ca ; Ba .
TN: CaO + H2O trong đế sứ
Nêu hiện tượng xảy ra?
Viết phương trình phản ứng và phân loại phản ứng?
GV: Ngoài ra, nước còn hoá hợp với Na2O; BaO; K2O.
GV cho quỳ tím vào dd . Nêu hiện tượng xảy ra?
GV: Quỳ tím được dùng làm thuốc thử nhận biết NaOH ; Ca(OH)2..
* Kết luận gì về tính chất cho nước tác dụng với 1 số oxit bazơ?
Dự đoán sản phẩm: P2O5 + H2O ; 
SO3 + H2O ?
TN: P2O5 + H2O (có sẵn giấy quỳ )
Nêu hiện tượng xảy ra? 
GV: Quỳ tím được dùng làm thuốc thử nhận biết các axit: H2SO4; H3PO4.
 Kết luận gì về tính chất hoá học của nước tác dụng với oxit axit?
a.Tác dụng với kim loại
HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra:
Na t/d mạnh với nước và toả nhiệt mạnh
HS: Đốt có tiếng nổ nhẹ,đó là khí H2
 2Na(r) + 2H2O 2NaOH + H2 
HS: Đó là phản ứng thế
HS ghi theo giới thiệu của GV: 
H2O còn có thể pứ với nhiều kim loại khác: K ; Ca ; Ba .
b/ Tác dụng với một số oxit bazơ
HS:CaO tác dụng với nước và toả nhiều nhiệt
 CaO + H2O Ca(OH)2
HS ghi theo GV: Ngoài ra, nước còn hoá hợp với Na2O; BaO; K2O.
HS: Quỳ tím chuyển sang màu xanh
Kết luận : (sgk)
c/ Tác dụng với 1 số oxit axit
HS nêu hiện tượng: Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ
P2O5 +3H2O 2H3PO4
SO3 + H2O H2SO4 
Kết luận 
Hoạt động 3:III. Vai trò của nước trong đời sống sản xuất
Chống ô nhiễm nước
- Yêu cầu HS nghiên cứu Sgk tr 124
+ Dẫn VD tầm quan trọng của nước?
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
HS nghiên cứu Sgk tr 124
HS trả lời theo Sgk
III. Củng cố
Nhắc lại nội dung chính đã học trong bài
Làm bài tập 1 tr 125 – Sgk
IV. Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc nội dung đã học trong bài
Làm bài tập 4 ; 5 ; 6 tr 125 – Sgk
Xem lại, ôn lại oxit
******************************************
Tuần 29	 Ngày soạn:11.03.11
Tiết 56	 Ngày dạy:21.03.11
axit- ba zơ - muối
a. mục tiêu
 - HS biết qua về axit, bazơ,muối: Khái niệm; công thức tên gọi
 - Củng cố kiến thức đã học về oxit
 - HS biết đọc tên và viết công thức hoá học của 1 số hợp chất vô cơ
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Nhắc lại cách phân loại oxit, cách điều chế hiđro?
	HS 2: Chữa bài tập 4 tr 125 – Sgk
	Đáp số: 
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Axit
Kể tên 1 số axit đã biết?
- Nhận xét về thành phần phân tử axit?
Từ đó nêu khái niệm axit?
GV giới thiệu CTHH của axit
Yêu cầu HS nhận xét số ng.tử H liên kết với gốc axit; hoá trị gốc axit
- Mối liên hệ hoá trị gốc axit và số ng.tử H
1. Khái niệm
HS: HCl ,H2SO4 ,HNO3, H3PO4
HS nêu khái niệm Sgk
2. Công thức hoá học
 HxA
Tên axit
CTHH
Thành phần
Hoá trị gốc axit
Tên gốc axit
Nguyên tử H
Gốc axit
Axit clohiđric
HCl
1H
Cl
I
Clorua
Axit sunfuric
H2SO4
2H
SO4
II
Sunfat
Axit sunfuhiđric
H2S
2H
S
II
Sunfua
Axit nitric
HNO3
1H
NO3
I
Nitrat
Axit photphoric
H3PO4
3H
PO4
III
Photphat
Cho HS đọc Sgk tr 126
 -Cách phân loại axit?
Mỗi loại axit lấy 1 vài VD? 
HS tự nghiên cứu Sgk
-Nêu cách gọi tên các loại axit: không có oxi; có ít oxi; có nhiều oxi
Yêu cầu HS lấy VD cho mỗi loại
3. Phân loại
HS đọc Sgk nghiên cứu cách phân loại axit:
Có 2 loại:
+ Axit có oxi.VD: H2SO4; H3PO4; HNO3
+ Axit không có oxi.VD: HCl; H2S
4. Tên gọi
HS nghiên cứu Sgk
a/ Axit không có oxi:
Tên axit: Tên phi kim + hiđric
b/ Axit có nhiều nguyên tử oxi
Tên axit: Tên phi kim + ic
c/ Axit có ít nguyên tử oxi
Tên axit: Tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : axit sunfurơ
Hoạt động 2:II. Bazơ
	-Yêu cầu HS nêu 1 số bazơ đã biết
	- GV đưa ra bảng, yêu cầu HS nhận xét thành phần phân tử của bazơ
Tên bazơ
CTCT
Thành phần phân tử
Hoá trị gốc kim loại
Ng.tử kim loại
Số nhóm OH
Natri hiđroxit
NaOH
Na
1 OH
I
Kali hiđroxit
KOH
K
1 OH
I
Canxi hiđroxit
Ca(OH)2
Ca
2 OH
II
Sắt (III) hiđroxit
Fe(OH)3
Fe
3 OH
III
- Thế nào là bazơ?
GV gọi HS nêu khái niệm 
Dựa vào bảng, nêu thành phần cấu tạo của bazơ? Từ đó nêu công thức chung?
- Nhận xét số nhóm OH trong phân tử với hoá trị gốc kim loại?
Bazơ được gọi tên như thế nào?
Cho HS nghiên cứu Sgk
- Có mấy loại bazơ?
1. Khái niệm
HS nêu khái niệm theo Sgk
Công thức cấu tạo
HS dựa vào bảng để nêu công thức cấu tạo
Công thức chung: M(OH)n
M: Gốc kim loại
n: Hoá trị gốc kim loại
HS: số nhóm OH trong phân tử bằng hoá trị gốc kim loại
3. Tên gọi
Tên bazơ: Tên kim loại + hiđroxit
*Nếu kim loại nhiều hoá trị thì đọc kèm theo hoá trị
4. Phân loại
HS nghiên cứu Sgk
Có 2 loại bazơ:
+ Bazơ tan trong nước (kiềm:KOH;NaOH..)
+ Bazơ không tan trong nước: Fe(OH)3
III. Củng cố – Luyên tập
- Nêu nội dung chính đã học trong bài?
- Làm bài tập 1 ; 2 tr 130 – Sgk
IV. Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc tên gọi, công thức, cách phân loại axit và bazơ đã học
- Làm bài tập : 3 ; 4 ; 5 tr 130 - Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 29 10 -11.doc