Giáo án Hóa học 8 - Tuần 28 - Tiết 55 - Bài 37: Axit – Bazơ - Muối (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết được:

- Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử.

- Cách gọi tên axit, bazơ.

- Phân loại axit, bazơ.

2. Kĩ năng:

- Phân loại được axit, bazơ theo công thức hoá học cụ thể.

- Viết được CTHH của một số axit, bazơ khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit.

- Đọc được tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại.

- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.

- Tính được khối lượng một số axit, bazơ tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

- Hs có thái độ học tập nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Gv:

 + Bảng phụ 1: Tên axit, công thức, thành phần, gốc.của một số axit thường gặp.

 + Bảng phụ 2: Tên bazơ, công thức, thành phần của một số bazơ thường gặp.

2. Hs + Ôn lại bài 26 “Oxit”, bài 33 “ Điều chế hiđro – p/ư thế”, bài 10 “Hoá trị”.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, trang phục của Hs.

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu tính chất hoá học của nước. Viết PTHH minh hoạ.

2. Nêu khái niệm oxit, công thức chung của oxit, có mấy loại oxit? Cho VD minh hoạ mỗi loại.

3. Dạy bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 28 - Tiết 55 - Bài 37: Axit – Bazơ - Muối (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18 – 3 – 2011
Tuần 28 - Tiết 55: 
Bài 37: axit – bazơ - muối (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử.
- Cách gọi tên axit, bazơ.
- Phân loại axit, bazơ.
2. Kĩ năng:
- Phân loại được axit, bazơ theo công thức hoá học cụ thể.
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lượng một số axit, bazơ tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Hs có thái độ học tập nghiêm túc.
II. chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Gv:
 + Bảng phụ 1: Tên axit, công thức, thành phần, gốc...của một số axit thường gặp.
 + Bảng phụ 2: Tên bazơ, công thức, thành phần của một số bazơ thường gặp.
2. Hs	+ Ôn lại bài 26 “Oxit”, bài 33 “ Điều chế hiđro – p/ư thế”, bài 10 “Hoá trị”.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 	Kiểm tra sĩ số, trang phục của Hs.
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu tính chất hoá học của nước. Viết PTHH minh hoạ.
2. Nêu khái niệm oxit, công thức chung của oxit, có mấy loại oxit? Cho VD minh hoạ mỗi loại.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: I. Axit:
- GV cho HS lấy một vài VD về các axit.
- Yêu cầu HS nhận xét về thành phần phân tử và thử nêu ra định nghĩa axit.
- GV cho các HS khác nhận xét, bổ sung.
Đồng thời GV chốt lại định nghĩa trong Sgk.
- GV giới thiệu CTHH của axit. Yêu cầu HS lập nội dung vào bảng 1.
1. Khái niệm:
a. Trả lời câu hỏi: Sgk.
b. Nhận xét: 
- VD: HCl, H2S, H2SO4 , HNO3, H2CO3, H3PO4.
- Thành phần phân tử: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (- Cl, =S, =SO4, -NO3...)
c. Kết luận: 
* Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Tên axit
CTHH
Thành phần
Hoá trị của gốc axit
Số nguyên tử H
Gốc axit
Axit clohiđric
Axit nitric
Axit sunfuric
Axit cacbonic
Axit photphoric
- HS nhận xét về số nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
- GV thông báo: Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro.
Hoạt động2: 2. Công thức hoá học:
- Yêu cầu HS rút ra CTHH của axit.
- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
Công thức chung: HnA.
Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.
 - A: là gốc axit.
 - n là hoá trị của gốc axit. 
Hoạt động3: 3. Phân loại:
- Từ các VD trên yêu cầu HS dựa vào thành phần, phân loại axit.
- 2 loại: 
 + Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF...
 + Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3...
Hoạt động4: 4. Tên gọi:
- GV hướng dẫn cách gọi tên.
+ Axit không có oxi. 
+ Axit có oxi. 
- Yêu cầu HS đọc tên 1 số axit thường gặp.
a. Axit không có oxi : 
 Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.
VD : - HCl : Axit clohiđric.
 - H2S : Axit sunfuhiđric.
b. Axit có oxi: 
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
 Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.
VD : - HNO3 : Axit nitric.
 - H2SO4 : Axit sunfuric.
* Axit có ít nguyên tử oxi :
 Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.
VD : - H2SO3 : Axit sunfurơ.
Hoạt động5: II. Bazơ :
Tương tự phần I.
- GV cho HS kể tên, nêu ra CTHH của của một số bazơ mà các em biết.
- GV cho HS điền nội dung vào bảng dưới đây.
1. Khái niệm:
a. Trả lời câu hỏi: Sgk.
b. Nhận xét: 
- VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3...
Tên bazơ
CTHH
Thành phần
Hoá trị của kim loại.
Nguyên tử K.Loại.
Số nhóm OH
Natri hiđroxit.
Kali hiđroxit.
Canxi hiđroxit.
Sắt (III) hiđroxit.
- GV cho HS nhận xét về thành phần phân tử của bazơ và thử nêu ra định nghĩa của bazơ.
- Thành phần phân tử: Có một nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.
c. Kết luận: 
* Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH)
Hoạt động 6: 2. Công thức hoá học:
- HS rút ra CTHH của bazơ.
- GV thông báo : Do nhóm – OH có hoá trị I nên kim loại có hoá trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm – OH.
- Gồm nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm - OH.
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
 - A: là nhóm hiđroxit.
 - n là hoá trị của kim loại
Hoạt động7: 3. Tên gọi:
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên.
 Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit. 
VD : NaOH : Natri hiđroxit.
 Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.
Hoạt động 8: 4. Phân loại:
- GV chia các bazơ theo tính tan và yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
- 2 loại: 
* Bazơ tan trong nước (gọi là kiềm): NaOH, KOH...
* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2...
4. Củng cố: 	- GV cho HS làm 1 số bài tập sau:1, 2, 3, 4 Sgk.
5. Dặn dò: 	- Làm các bài tập 5,6 ở Sgk trang 130.
 	- Đọc trước bài muối: Tiết 2.
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 18 – 3 – 2011
Tuần 28 - Tiết 56: 
Bài 37: axit – bazơ - muối (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Định nghĩa muối theo thành phần phân tử.
- Cách gọi tên muối.
- Phân loại muối.
2. Kĩ năng:
- Phân loại được muối theo công thức hoá học cụ thể.
- Viết được CTHH của một số muối khi biết hoá trị của của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ, muối bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lượng một số muối tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Hs có thái độ học tập nghiêm túc, trung thức trong các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: 	Bảng phụ, máy hắt, giấy trong, bút dạ.
2. Học sinh: 	Ôn tập kĩ công thức, tên gọi của oxit- bazơ, muối.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, trang phục của Hs.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết công thức chung của oxit, bazơ, axit.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: I. Muối:
- GV cho HS viết một số công thức muối đã biết.
- Yêu cầu HS nhận xét về thành phần phân tử và thử nêu ra định nghĩa về muối.
- GV cho các HS khác nhận xét, bổ sung.
Đồng thời GV chốt lại định nghĩa trong Sgk.
1. Khái niệm:
a. Trả lời câu hỏi: 
 Sgk.
b. Nhận xét: 
- VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...
- TPPT: Có nguyên tử kim loại và gốc axit.
c. Kết luận: 
* Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Hoạt động 2: 2. Công thức hoá học:
- GV giới thiệu CTHH của muối. Lấy VD minh hoạ.
- Gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
 MxAy.
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
 - A : là gốc axit.
VD : Na2CO3 . NaHCO3.
Gốc axit : = CO3 - HCO3.
Hoạt động 3: 3. Tên gọi:
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên muối
Tên muối : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit. 
VD : - Na2SO4 : Natri sunfat.
 - Na2SO3 : Natri sunfit.
 - ZnCl2 : Kẽm clorua.
Hoạt động 4: 4. Phân loại:
- GV thuyết trình phân loại muối.
- 2 loại: 
* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 VD : CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...
* Muối axit: Là muối mà trong đó gốc a xit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2...
4. Củng cố: 	- GV cho HS làm bài tập sau: 5; 6 Sgk.
5. Dặn dò: 	- Học bài và làm bài tập. Ôn lại các định nghĩa, cách gọi tên, phân loại: oxit, axit, bazơ, muối.
 	- Ôn tập kiến thức trong chương, chuẩn bị cho giờ sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docTUAN 28 TIET 55 56 AXITBAZOMUOI CKTKN.doc
Giáo án liên quan