Giáo án Hóa học 8 - Tuần 27 - Tiết 51: Bài Luyện Tập 6 + Kiểm Tra 15 Phút
A. MỤC TIÊU
- Củng cố lại các kiến thức về hiđro, khái niệm phản ứng oxi hoá khử, phản ứng thế
- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học và khả năng tính toán bài tập hoá học của HS
- HS thực hiện nghiêm túc bài kiểm tra 15 phút
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Kiểm tra
Tuần 27 Ngày soạn:25.02.11 Tiết 51 Ngày dạy:07.03.11 Bài luyện tập 6 + kiểm tra 15 phút a. mục tiêu - Củng cố lại các kiến thức về hiđro, khái niệm phản ứng oxi hoá khử, phản ứng thế - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học và khả năng tính toán bài tập hoá học của HS - HS thực hiện nghiêm túc bài kiểm tra 15 phút b. hoạt động dạy học I. Kiểm tra Kiểm tra 15 phút Câu 1 (4đ): Các câu sau đúng hay sai? a/ Trong phản ứng CuO + C CO2 + Cu thì C là chất khử b/ Phản ứng thế là phản ứng chỉ có 1 sản phảm được tạo thành sau phản ứng c/ Để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, ngưới ta dùng 1 số kim loại cho tác dụng với dung dịch axit d/ Trong phản ứng oxi hoá khử có sự cho và nhận nguyên tử oxi Câu 2( 6đ): Lập các phương trình hoá học từ các trường hợp sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? a/ Cho magie Mg tác dụng với axit clohđric HCl tạo ra dụng dịch MgCl2 và khí hiđro H2 b/ Khử sắt (III) oxit Fe2O3 bằng khí CO tạo ra Fe và cacbon đioxit CO2 c/ Đốt nhôm trong khí oxi d/ Nhiệt phân muối kalipemanganat KMnO4 tạo ra muối kali manganat, mangan đioxit và khí oxi Đáp án + Biểu điểm Câu 1: Xác định chính xác mỗi câu được : 1 đ Câu 2: Hoàn thành mỗi phản ứng được 1,5đ - Viết đúng phản ứng được 1đ - Phân loại mỗi phản ứng được 0,5đ Chưa cân bằng nguyên tử trừ 0,25đ. Sai công thức không chấm điểm II. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ GV: Cho HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ theo Sgk 1) Nêu tính chất hoá học của oxi 2) ứng dụng của hiđro?Cách điều chế hiđro? Sự khác nhau giữa cách thu khí oxi và hidro bằng phương pháp đẩy không khí? 3)Nêu các loại phản ứng hoá học đã học? HS nghiên cứu Sgk và trả lời các câu hỏi Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1 tr 118 – Sgk Cho HS nghiên cứu và thực hiện Gọi 1 HS lên bảng trình bày Yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở Tại sao các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hoá - khử? GV gọi HS khác nhận xét Bài tập 2 tr 118 – Sgk Cho HS thoả luận nhóm khoảng 5 phút Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày Gọi HS khác nhận xét, bổ sung HS: a) 2H2 + O2 2H2O b)Fe2O3 + H2 Fe + CO2 c) 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O d) PbO + H2 Pb + H2O + Các phản ứng trên đều thuộc loại phản ứng oxi hoá khử. - Phản ứng a: Chất khử H2 Chất oxi hoá o2 - Phản ứng b: Chất khử H2 Chất oxi hoá: Fe3O4 - Phản ứng c: Chất khử: H2 Chất oxi hoá: PbO HS: Vì H2 là chất chiếm oxi, còn PbO, O2, Fe3O4 là chất nhường oxi. HS khác nhận xét, bổ sung HS thảo luận nhóm Dùng que đóm đang cháy đặt vào từng miệng lọ + Nếu lọ nào làm que đóm bùng cháy to là lọ chứa oxi +Nếu lọ nào làm que đóm cháy và có ngọn lửa màu xanh mờ là lọ chứa hiođro + Nếu lọ nào không làm thay đổi màu ngọn lửa là lọ chứa không khí HS khác nhận xét, bổ sung Bài tập: Dẫn 2,24 lí khí H2 (ở đktc) vào một ống có chứa 12 gam CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Kết thúc phản ứng trong ống còn lại a gam chất rắn. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng tạo thành sau phản ứng trên. c) Tính a? Cho HS thực hiện vào vở Sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày GV đi kiểm tra hướng dẫn nếu cần thiết Gọi HS có cách giải khác trình bày. (Nếu HS không có cách giải khác, GV gợi ý các em giải phần c bằng cách áp dụng định luật bảo toàn khối lượng a) Phương trình hoá học: H2 + CuO Cu + H2O b) CuO dư, H2 phản ứng hết. b) Theo pthh:=0,1(mol) c) nCuO dư = 0,15 – 0,1 = 0,05(mol) Theo pthh: a = mCu + mCuO dư = 6,4 + 4 = 10,4 (gam) Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng: 0,2 + 12 = a + 1,8 a = 12 + 0,2 – 1,8 = 10,4 (gam) III. Hướng dẫn về nhà Nắm chắc kiến thức đã hoc trong chương Làm bài tập: 3 ; 4 ; 5 ; 6 tr 119 – Sgk Chuẩn bị tiết sau thực hành bài số 5 ******************************************* Tuần 27 Ngày soạn:25.02.11 Tiết 52 Ngày dạy:12.03.11 Bài thực hành số 5 điều chế, thu khí và thử tính chất của hiđro a. mục tiêu - Củng cố khiến thwcs đã học trong chương 5 thông qua làm thí ngiệm - Rèn kĩ năng thao tác thực hành thí nghiệm - HS quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra và trình bày các hiện tượng b. chuẩn bị 7 bộ Đèn cồn; ống nghiệm + ống dẫn khí; ống nghiệm có nhánh; giá sắt; kẹp gỗ; kẹp sắt; ống thuỷ tinh gấp khúc; Zn ; CuO ; dd HCl ; chậu thuỷ tinh c. hoạt động dạy học I. Kiểm tra - Nêu các cách điều chế và thu khí hiđro? - Nêu sản phẩm của phản ứng giữa CuO và H2? Gv kiểm tra việc chuẩn bị của HS II. Tiến hành thí nghiệm Điều chế hiđro từ HCl và đốt hiđro trong không khí GV:hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? GV: Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế H2 từ Zn và dung dịch HCl. GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ 5.4 tr 114 – Sgk GV: Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm và cách thử độ tinh khiết của hiđro mới đốt. GV: Các em hãy nhận xét hiện tượng HS: trong phòng thí nghiệm, thường dùng kim loại (Zn, Al) và axit (HCl, H2SO4 loãng) HS: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 HS: Làm thí nghiệm điều chế hiđro và đốt. HS: nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước và đẩy khong khí Hướng dẫn HS thay ống vuốt nhọn bằng bộ ống dẫn khí. Cho HS thu khí hiđro vào ống ngiệm HS tiến hành thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng 2 phương pháp: + Đẩy nước + Đẩy không khí 3. Hiđro khử đồng (II) CuO GV: Hướng dẫn HS dẫn khí H2 quan ống chữ V có chứa CuO đã nung nóng (hình vẽ SGK tr.120). - Nhận xét hiện tượng xảy ra? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra? Làm theo nhóm - Quan sát và nhân xét các hiện tượng và viết phương trình phản ứng. - Hiện tượng:Có Cu (màu đỏ) tạo thành Có hơi nước tạo thành - Phương trình phản ứng: CuO + H2 Cu + H2O III. Kết thúc thí nghiệm HS thu dọn dụng cụ , hoá chất và vệ sinh phòng thực hành Hoàn thành bản tường trình và nộp cho GV GV nhận xét buổi thực hành * Chuẩn bị kiến thức để tiết sau kiểm tra 1 tiết
File đính kèm:
- hoa 8 tuan 27 10 -11.doc