Giáo án Hóa học 8 - Tuần 23 - Tiết 45: Bài Thực Hành 4 Điều Chế - Thu Khí Và Thử Tính Chất Của Oxi

A. MỤC TIÊU :

 - HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm tính chất vật lí ( khí ít tan trong nước, nặng hơn không khí ) và tính chất hóa học của oxi ( có tính oxi hóa mạnh).

 - Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.

B. NỘI DUNG :

 - Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, cách thu khí oxi.

 - Tính chất của oxi.

C. CHUẨN BỊ :

 * Dụng cụ : Cho mỗi nhóm HS: 2 ống nghiệm, giá sắt, giá ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn (L),(Z), đèn cồn, chậu thủy tinh chứa nước, diêm, thìa đốt hóa chất, que đóm, 2 lọ miệng rộng có nắp, 2 thìa lấy hóa chất, bình nước, bông gòn, máng giấy.

 * Hóa chất: KMnO4, lưu huỳnh.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 23 - Tiết 45: Bài Thực Hành 4 Điều Chế - Thu Khí Và Thử Tính Chất Của Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:20/02/10
TUẦN 23 
TIẾT 45 : BÀI THỰC HÀNH 4
ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI
A. MỤC TIÊU :
	- HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm tính chất vật lí ( khí ít tan trong nước, nặng hơn không khí ) và tính chất hóa học của oxi ( có tính oxi hóa mạnh).
	- Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.
B. NỘI DUNG :
	- Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, cách thu khí oxi.
	- Tính chất của oxi.
C. CHUẨN BỊ :
	* Dụng cụ : Cho mỗi nhóm HS: 2 ống nghiệm, giá sắt, giá ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn (L),(Z), đèn cồn, chậu thủy tinh chứa nước, diêm, thìa đốt hóa chất, que đóm, 2 lọ miệng rộng có nắp, 2 thìa lấy hóa chất, bình nước, bông gòn, máng giấy.
	* Hóa chất: KMnO4, lưu huỳnh.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG GHI BÀI
Hoạt động của GV và HS
I. Tiến hành thí nghiệm 
Thí nghiệm 1 : Nhiệt phân kali pemanganat thu khí oxi bằng cách đầy nước. 
HS 1 : Lấy 1 ống nghiệm, dùng nút cao su có ống dẫn chữ Z thử xem có vừa miệng ống nghiệm, cho một ít bông gòn vào rồi đậy nút cao su có ống dẫn khí. 
HS 2 : Đổ nước vào đầy hai lọ thu khí, áp xuống chậu thủy tinh chứa nước. Lưu ý HS cách làm để không có bọt khí. 
HS 3 : Lắp hệ thống thu khí dưới nước. Chú ý đáy ống hơi cao hơn miệng ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm: lúc đầu hơ nóng cả ống, sau đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4. 
HS 4 : Thu khí oxi vào hai lọ bằng cách cho oxi đẩy nước. 
Lấy lọ đầy khí oxi ra khỏi nước, đậy nắp lọ.
Lấy ống dẫn khí ra khỏi chậu nước.
HS 5 : Lấy đèn cồn ra. A
HS 6 : Mở nắp lọ oxi, đưa que đóm còn tàn đỏ vào
. Quan sát. Ghi tường trình
Thí nghiệm 2 : Đốt cháy lưu huỳnh vào thìa đốt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát. 
HS 1 : Cho một ít bột lưu huỳnh vào thìa đốt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát. 
Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng khí oxi. Quan sát ngọn lửa của lưu huỳnh cháy trong oxi.
HS 2 : Tắt đèn cồn. 
Trả lời câu hỏi : 
GV đưa ra một số cau hỏi cho HS trả lời:
1. Tại sao phải để bông gòn ở gần miệng ống nghiệm và miệng ống nghiệm lại thấp hơn đáy một chút ? 
2. Tại sao khi ngừng thí nghiệm, phải lấy ống dẫn khí ra trước rồi mới tắt đèn cồn ? 
3. Viết PTHH điều chế oxi từ kali clorat. 
4. Quan sát hiện tượng xảy ra khi nhận biết khí bay ra bằng que đóm và khi đó là khí gì ở TN1?
5. Ngọn lửa lưu huỳnh cháy trong không khí ? Cháy trong oxi như thế nào? Giải thích ? 
6. Có chất gì tạo ra trong lọ ? Gọi tên chất đó ? Viết PTHH tạo ra chất đó? 
II. Cuối tiết thực hành. 
- Rửa dụng cụ. 
- Sắp xếp lại hóa chất, dụng cụ. Làm vệ sinh bàn thí nghiệm. 
-Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành. 
GV hướng dẫn thực hiện các bước.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
GV theo dõi HS làm thí nghiệm nhắc các nhóm phải chú ý và ghi nhận xét các hiện tượng xảy ra.
GV : Lưu ý HS khi đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ oxi, phải đậy nắp lọ. Sau khi lưu huỳnh cháy hết, lấy thìa đốt ra, đậy nắp lọ, nhúng thìa đốt vào chậu nước.
Các câu hỏi HS đã được viết trước vào phiếu thực hành để chuẩn bị.
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm tiết thực hành

File đính kèm:

  • docHOA845.doc