Giáo án Hóa học 8 - Tuần 23 - Tiết 43 - Bài 28: Không Khí - Sự Cháy (tiếp Theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết thế nào là sự cháy, thế nào là sự oxi hóa chậm.
- HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng suy luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức bảo quản đồ dùng bằng kim loại tránh bị oxi hoá.
- HS có ý thức ngăn ngừa sự cháy và dập tắc sự cháy khi cần thiết.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị: giáo án
2. HS chuẩn bị: - Ôn lại bài sự oxi hóa, đọc và tìm hiểu bài.
3.Phương pháp :Đàm thoại kết hợp giảng giải
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Nêu thành phần của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
3. Bài mới:
Tuần 23 Ngày soạn: 08/02/09 Tiết 43 Ngày dạy : 09/02/09 Bài 28: Không khí - sự cháy (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết thế nào là sự cháy, thế nào là sự oxi hóa chậm. - HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng suy luận. 3. Thái độ: - Giáo dục hs có ý thức bảo quản đồ dùng bằng kim loại tránh bị oxi hoá. - HS có ý thức ngăn ngừa sự cháy và dập tắc sự cháy khi cần thiết. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: giáo án 2. HS chuẩn bị: - Ôn lại bài sự oxi hóa, đọc và tìm hiểu bài. 3.Phương pháp :Đàm thoại kết hợp giảng giải III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu thành phần của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự cháy. - GV yêu cầu HS đốt cháy que diêm, quan sát, và đưa tay lại gần ngọn lửa, trả lời câu hỏi: ? Có hiện tượng gì xảy ra khi đốt cháy que diêm? ? Quá trình diêm cháy có phải là hiện tượng oxi hóa không? ? Sự cháy là gì? ? Sự cháy của 1 chất trong không khí và trong oxi có gì khác nhau và giống nhau? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. - GV: Trong thực tế nếu để sắt lâu ngoài trời có hiện tượng gì xảy ra? Hiện tượng này có phát sáng không? - HS trả lời. - GV: Thân nhiệt của cơ thể người chúng ta có được ổn định cũng chính là nhờ sự oxi hóa chậm các chất hữu có. Vậy, sự oxi hóa chậm là gì? ? Nêu sự giống và khác nhau giữa sự oxi hóa chậm và sự cháy? - HS trả lời. GV nhận xét. - GV bổ sung thêm cho HS thông tin về sự tự bốc cháy, yêu cầu HS cho ví dụ. - GV biểu diễn thí nghiệm hơ que đóm gần ngọn lửa đèn cồn, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: ? Điều kiện đầu tiên để phát sinh sự cháy là gì? - HS trả lời, GV nhận xét. - GV: Khi đưa que đóm đang cháy vào lọ không chứa khí oxi thì que đóm có còn cháy nữa không? Vậy điều kiện tiếp theo để phát sinh sự cháy là gì? - HS trả lời. ? Trên sơ sở điều kiện phát sinh sự cháy đó, hãy tìm ra các biện pháp để dập tắt sự cháy? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Củng cố Phân biệt sự cháy với sự oxi hóa chậm ? Điều kiện phát sinh sự cháy ? Biện pháp dập tắt sự cháy ? II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm. 1. Sự cháy. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 2. Sự oxi hóa chậm. Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. 3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy. - Các điều kiện phát sinh sự cháy: + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. + Phải có đủ khí oxi cho sự cháy. - Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả 2 biện pháp sau: + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. + Cách li chất cháy với khí oxi. 4. Dặn dò: - HS về nhà học bài. - Ôn trước bài ở nhà theo gợi ý của bài luyện tập và làm trước các bt . IV. Rút kinh nghiệm .
File đính kèm:
- T 43.doc