Giáo án Hóa học 8 - Tuần 22 - Tiết 41: Điều Chế Oxi – Phản Ứng Phân Huỷ
A. MỤC TIÊU
- HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp.
- HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ .
- Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học.
B. CHUẨN BỊ
KMnO4 ; KClO3 ; MnO2 ; chậu thuỷ tinh ; lọ thuỷ tinh ; ống nghiệm ;
ống dẫn khí ; đèn cồn ; đóm
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Kiểm tra
HS 1: -Thế nào là oxit? Công thức tổng quát? Cách phân loại oxit?
- Chữa bài tập 4 tr 91 - Sgk
HS 2: - Nêu cách gọi tên oxit?
- Chữa bài tập 5 tr 91 - Sgk
Công thức sai: NaO ; Ca2O
Tuần 22 Ngày soạn:14.01.11 Tiết 41 Ngày dạy:22.01.11 điều chế oxi – phản ứng phân huỷ a. mục tiêu - HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp. - HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ . - Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học. B. chuẩn bị KMnO4 ; KClO3 ; MnO2 ; chậu thuỷ tinh ; lọ thuỷ tinh ; ống nghiệm ; ống dẫn khí ; đèn cồn ; đóm c. hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS 1: -Thế nào là oxit? Công thức tổng quát? Cách phân loại oxit? - Chữa bài tập 4 tr 91 - Sgk HS 2: - Nêu cách gọi tên oxit? - Chữa bài tập 5 tr 91 - Sgk Công thức sai: NaO ; Ca2O II. Bài mới Hoạt động 1: I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm - Kể tên những hợp chất có chứa oxi đã biết? - GV: Để điều chế oxi cần phải sử dụng nguyên liệu có chứa oxi - TN: Nung KMnO4 , thử bằng tàn đóm Yêu cầu HS quan sát hiện tượng GV thu khí oxi cho HS quan sát -Tại sao ta lại thu được như vậy? GV: Ngoài ra ta còn có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 GV làm thí nghiệm khi cho xúc tác MnO2 và không cho MnO2 vào Giải thích vai trò của MnO2 ? Vậy những hợp chất như thế nào thì có thể điều chế được oxi? Cho HS nêu kết luận Sgk HS kể tên những hợp chất có chứa oxi 1. Thí nghiệm Nung kalipemanganat KMnO4 HS: Quan sát hiện tượng xảy ra 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 HS quan sát Ta thu được bằng phương pháp đẩy nước và đẩy không khí HS quan sát GV làm thí nghiệm nhiệt phân KClO3 2KClO3 2KCl + 3O2 HS: MnO2 có vai trò là chất xúc tác HS trả lời theo kết luận Sgk 2. Kết luận Hoạt động 2: II. Sản xuất oxi trong công nghiệp Cho HS nghiên cứu Sgk - tr 93 - Tại sao ta không dùng nguyên liệu nhiều oxi như trong phòng thí nghiệm? - Vậy những nguyên liệu chính để sản xuất oxi trong công nghiệp? HS nghiên cứu Sgk HS: Vì giá thành sản xuất khá cao HS: 1. Từ không khí Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp, áp suất cao . Oxi hoá lỏng ở - 1830C 2. Điện phân nước 2H2O 2H2 + O2 Hoạt động 3: III. Phản ứng phân huỷ - Yêu cầu HS hoàn thành bảng tr 93 - Sgk - Gọi 1 số HS lên báo cáo kết quả Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng phân huỷ Vậy thế nào là phản ứng phân huỷ? HS hoàn thành bảng tr 93 Sgk 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 CaO + CO2 Chỉ có 1chất tham gia;2 hay nhiều sản phẩm tạo thành HS: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất tham gia và 2 hay nhiều sản phẩm tạo thành III. Củng cố – Luyện tập Kể tên những hợp chất, nguyên liệu để điều chế oxi Những phản ứng sau thuộc loại phản ứng gì? a/ S + O2 SO2 b/ 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 c/ CaO + H2O Ca(OH)2 d/ 2KClO3 2KCl + 3O2 IV. Hướng dẫn về nhà Nắm chắc kiến thức đã học Làm bài tập : 3 ; 4 ; 5 ; 6 tr 94 – Sgk **************************** Tuần 22 Ngày soạn:14.01.11 Tiết 42 Ngày dạy:24.01.11 Không khí – sự cháy a. mục tiêu - HS biết được thành phần của không khí, sự khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá. Điều kiện phát sinh đám cháy, từ đó có biện pháp dập tắt đám cháy - HS có ý thức giữ bầu không khí được trong sạch - HS có khả năng phân tích, dự đoán các chất có trong không khí b. chuẩn bị chậu thuỷ tinh; đèn cồn; ống thuỷ tinh; muôi sắt; P đỏ c. hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS 1: - Nêu các phương pháp điều chế oxi trong phòng TN và trong công nghiệp - Chữa bài tập 1 tr 94 - Sgk HS 1: Chữa bài tập 4 tr 94 – Sgk Đáp số : a/ 122,5g b/ 163,33g II. Bài mới Hoạt động 1: I. Thành phần không khí Cho HS quan sát H.47 tr 95 – Sgk GV làm thí nghiệm cho HS quan sát - Trước và sau phản ứng mực nước trong ống biến đổi như thế nào? - Tại sao P cháy được trong trong ống? - Thể tích oxi trong ống là bao nhiêu? GV: Phần còn lại là khí nitơ Kết luận gì về thành phần của không khí? 1. Thí nghiệm HS quan sát H.47 Sgk và GV làm thí nghiệm HS: Mực nước dâng lên 1 vạch HS: Trong không khí có oxi với HS: Nêu kết luận trong Sgk Trong không khí có khoảng 21% khí oxi, còn lại hầu hết là nitơ Hoạt động 2: 2. Ngoài ra trong không khí còn chứa những chất nào khác? Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi Sgk Cho HS thảo luận nhóm Trong không khí có những chất nào? HS thảo luận nhóm Ngoài nitơvà oxi, trong không khí còn có CO2; Ne; Ar; hơi nước.. chiếm khoảng 1% Hoạt động 3: 3. Bảo vệ không khí trong lành, trành ô nhiễm - Cho HS đọc nội dung phần 3 tr 96 - Sgk - Nêu tác hại của không khí tránh ô nhiễm? - Chúng ta làm gì để tránh không khí bị ô nhiễm? -Những ai có trách nhiệm bảo vệ không khí? HS đọc nội dung Sgk và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra III. Củng cố – Luyện tập -Trong không khí có những loại chất nào? - Tại sao lại phải bảo vệ không khí tránh bị ô nhiễm? - Làm bài tập 1 tr 99 – Sgk Đáp án C IV. Hướng dẫn về nhà Nắm chắc thành phần không khí, cách bảo vệ môi trường Làm bài tập 2 ; 3 ; 7 tr 99 – Sgk
File đính kèm:
- hoa 8 tuan 22 10 -11.doc