Giáo án Hóa học 8 - Tuần 22 - Tiết 41 - Bài 27: điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp.

- Biết thế nào là phản ứng phân hủy và dẫn ra được ví dụ minh họa.

- Củng cố khái niệm chất xúc tác.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy lôgic.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV chuẩn bị: Dụng cụ và hóa chất cần thiết để điều chế khí oxi, bảng phụ.

2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.

3. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại - tìm tòi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Cho các oxit sau: Al2O3, P2O5, Na2O, SO2, oxit nào là oxit axit? Oxit nào là oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó?

3. Bài mới:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 22 - Tiết 41 - Bài 27: điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 	 Ngày soạn: 01/02/09
Tiết : 41	 Ngày dạy : 02/02/09
Bài 27: điều chế khí oxi - phản ứng phân hủy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
- Biết thế nào là phản ứng phân hủy và dẫn ra được ví dụ minh họa.
- Củng cố khái niệm chất xúc tác.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy lôgic.
3. Thái độ:
- ý thức học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị: Dụng cụ và hóa chất cần thiết để điều chế khí oxi, bảng phụ.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
3. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại - tìm tòi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho các oxit sau: Al2O3, P2O5, Na2O, SO2, oxit nào là oxit axit? Oxit nào là oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS tìm tỉ khối hơi của oxi với không khí.
- HS tính.
-GV oxi nặng hơn không khí, theo em có thể thu khí oxi bằng cách nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu các chất để điều chế oxi.
- GV biểu diễn TN yêu cầu HS quan sát và giải thích:
? Vì sao thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí lại để lọ thu khí hướng nắp lên?
? Vì sao thu được khí oxi bằng phương pháp dời chỗ nước?
- HS trả lời. GV nhận xét. 
Hoạt động 2: Sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
-GV cung cấp cho HS thông tin về sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng phân hủy.
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống số lượng chất phản ứng và số lượng chất sản phẩm.
- HS xác định
? Những phản ứng đó là phản ứng phân hủy. Vậy thế nào là phản ứng phân hủy?
- HS trả lời. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố
- Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp?
a. 2KClO3 t0 2KCl + 3O2
b. 4Al + 3O2 t0 2Al2O3
c. 4P + 5O2 t0 2P2O5
d. 2NaHCO3 t0 Na2CO3 +
 CO2 + H2O
I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
1. Thí nghiệm
 SGK
2KMnO4 t0 K2MnO4+MnO2+O2
2KClO3 t0 2KCl + 3O2
Kết luận: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KClO3, KMnO4.
II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
1. Sản xuất khí oxi từ không khí.
SGK
2. Sản xuất khí oxi từ nước.
SGK
III. Phản ứng phân hủy.
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học, trong đó 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới.
VD: CaCO3 t0 CaO + CO2
4. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài và làm các bài tập 1,2,3,4,5/94 vào vở bài tập.
- Đọc và tìm hiểu bài 28.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT 41.doc