Giáo án hóa học 8 tuần 2 tiết 4 bài 3: bài thực hành số 1

I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

 + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.

 + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích bộ môn hoá học.

4. Trọng tâm:

- Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm.

- Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất.

- Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét.

5. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a. GV: Hoá chất: bột lưu huỳnh, parafin, muối ăn.

 Dụng cụ: nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm , phểu, đũa, đèn cồn , kẹp gổ, giấy lọc.

b. HS: Mẫu bài thu hoạch và một số kiến thức liên quan đến bài thực hành.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 8 tuần 2 tiết 4 bài 3: bài thực hành số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 23/08/2014
Tiết 4 Ngày dạy : 27/08/2014
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
 - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
	+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
	+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm:
- Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm.
- Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất.
- Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. GV: Hoá chất: bột lưu huỳnh, parafin, muối ăn.
 Dụng cụ: nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm , phểu, đũa, đèn cồn , kẹp gổ, giấy lọc.
b. HS: Mẫu bài thu hoạch và một số kiến thức liên quan đến bài thực hành.
2. Phương pháp:
 Thực hành – Hỏi đáp – Làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
……………..
……………………………………
8A2
……………..
……………………………………
8A3
……………..
……………………………………
8A4
……………..
……………………………………
8A5
……………..
……………………………………
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Chất có nhiều tính chất: dẫn điện, nóng chảy, hòa tan. Vậy, những chất khác nhau thì thì tính chất có giống nhau không? Làm sao có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. Để biết được ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm(7’)
- GV: Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng dụng cụ đo.
- GV:Giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- GV hỏi:Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất?
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS trả lời: 
+ Không được dùng tay trực tiếp cầm hóa chất.
+ Không được đổ hoá chất này vào hoá chất.
khác mà không có sự chỉ dẫn của giáo viên.
+ Không đổ hoá chất thừa trở lại vào lọ, bình chứa ban đầu.
+ Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là chất gì.
+ Không được nếm hoặc trực tiếp nếm thử hoá chất.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ thật kĩ trước khi tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành(10’).
- GV: Thông báo quy trình làm việc của một buổi thực hành.
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của lưu huỳnh và parafin.
- GV hỏi: Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
- GV: Qua các thí nghiệm em hãy rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất?
- GV: Hướng thí nghiệm 2: Tách chất từ hỗn hợp.
- GV: Hướng dẫn cách đun nóng ống nghiệm khi tiến hành thí nghiệm.
- GV: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hổn hợp ban đầu?
 - HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: Theo dõi, ghi nhớ thao tác thí nghiệm của GV chuẩn bị thực hành.
- HS: Ghi lại các câu hỏi của GV và trả lời trong quá trình làm thí nghiệm.
- HS: Theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ thao tác.
- HS: Theo dõi, ghi nhớ.
- HS: Ghi lại câu hỏi và trả lời khi làm TN.
Hoạt động 3: Thực hành(15’).
- GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành.
 Phát dụng cụ, hóa chất cho các nhóm.
- GV: Theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, điều chỉnh, uốn nắn thao tác của HS.
- HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
 Bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cho các thành viên.
 Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, hóa chất.
- HS: Tiến hành thực hành theo hướng dẫn của GV, theo dõi thí nghiệm, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 4: Công việc cuối buổi (12’).
- GV: Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu.
- GV: Yêu cầu HS rửa thu dọn, trả dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ khu vực của nhóm mình.
- HS: Làm tường trính theo mẩu GV hướng dẫn.
- HS: Rửa và thu dọn dụng cụ, trả dụng cụ, hóa chất, vệ sinh nơi làm việc.
3. Nhận xét – Dặn dò(2’):
- GV nhận xét tinh thần làm bài thực hành của các nhóm học sinh trong lớp, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt các thí nghiệm.
- Thông báo kết quả thí nghiệm của các nhóm.
- Xem trước bài “Nguyên tử”. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 4 Bai thuc hanh 1.doc