Giáo án Hóa học 8 - Tuần 2 - Tiết 3: Chất (tiết 2)

A. MỤC TIÊU

 Kiến thức: Biết được:

 - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.

 - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

Kĩ năng

 - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp

 - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.

 - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.

 

B. CHUẨN BỊ

 1 chai nước khoáng ( có ghi thành phần trên nhãn)

 5 ống nước cất, đèn cồn, nước muối, ống nghiệm

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: - Nêu cách nhận biết tính chất của chất

 - Lợi ích của việc nhận biết tính chất của chất?

 Chữa bài tập 3 tr 11- Sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 2 - Tiết 3: Chất (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 	 Ngày soạn:23.08.10
Tiết 3	 Ngày dạy: 30.08.10
Chất (tiết 2)
a. mục tiêu
 Kiến thức: Biết được:
 - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
 - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 
Kĩ năng
 - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp 
 - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 
 - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
b. chuẩn bị
	1 chai nước khoáng ( có ghi thành phần trên nhãn)
	5 ống nước cất, đèn cồn, nước muối, ống nghiệm
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Nêu cách nhận biết tính chất của chất
	- Lợi ích của việc nhận biết tính chất của chất?
	Chữa bài tập 3 tr 11- Sgk 
II. Bài mới 
III. chất tinh khiết
Hoạt động 1: 1. Hỗn hợp
- Cho HS quan sát chai nước khoáng và nước cất à chúng có đặc điểm gì giống nhau?
GV nói công dụng của nước cất, nước khoáng có lẫn một số muối à hỗn hợp
 - Vậy hỗn hợp là gì?
- Nước tự nhiên có là hỗn hợp không?
- Lấy VD khác về hỗn hợp?
- Vậy thế nào là hỗn hợp?
Nhận xét tính chất của trong nguồn nước
? Vì sao cùng là nước tự nhiên mà tính chất của chúng khác nhau như vậy
? Nhận xét tính chất của hỗn hợp
HS: Đều là chất lỏng, không màu trong suốt
HS trả lời theo Sgk
HS : Nước tự nhiên là một hỗn hợp
HS lấy VD khác về hỗn hợp
HS: Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Nước tự nhiên là một hỗn hợp
Hỗn hợp có tính chất thay đổi tuỳ thuộc vào các chất thành phần
Hoạt động 2: 2. Chất tinh khiết
GV mô tả quá trình chưng nước cất 
Nước cất có tính chất gì?
GV thông báo: ts0; t0hr; D
GV giới thiệu sơ đồ chưng cất nước tự nhiên.
Chỉ có nước cất mới có tính chất nhất định như vậy à đó là chất tinh khiết
 ố Thế nào là chất tinh khiết?
- Lấy VD khác về chất tinh khiết?
HS: Nước cất ở thể lỏng. Trong suốt không màu, không mùi, không vị
HS :Chất tinh khiết là chất có những tính chất nhất định. Nước cất là chất tinh khiết
HS lấy VD khác về chất tinh khiết.
Hoạt động 3: 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
TN: Hoà tan muối ăn vào nước à đem đun trên ngọn lửa đèn cồn
Nêu hiện tượng xảy ra?
- Dựa vào tính nào ta có thể tách được muối ăn ra khỏi hỗn hợp?
- Như vậy, dựa vào tính chất vật lí ta có thể tách riêng các chất ra khói hỗn hợp
HS làm TN
HS: Muối ăn tan trong nước tạo ra dung dịch trong suốt không màu.
Nước bay hơi hết, muối ăn xuất hiện trở lại
HS: Dựa vào tính tan của muối và tính chất không bay hơi của muối còn nước bay hơi.
HS nghe GV giới thiệu
III. Củng cố – Luyện tập 
	- Thế nào là hỗn hợp? Là chất tinh khiết?
	- Muốn tách một chất ra khỏi hỗn hợp ta làm như thế nào?
 	- Làm bài tập 8 tr 11 - Sgk 
IV. Hướng dẫn về nhà 
Nắm chắc các kiến thức đã học và làm các bài tập còn lại trong Sgk
Tiết sau thực hành. Viết sẵn bản tường trình theo mâu:
Họ và tên
Lớp
Bài thực hành số 1
Tính chất nóng chảy của chất.
Tách chất ra khỏi hỗn hợp
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết quả
***************************************
Tuần 2 	 Ngày soạn:23.08.10
Tiết 4	 Ngày dạy:04.09.10
Bài thực hành số 1
Tính chất nóng chảy của chất.
Tách chất ra khỏi hỗn hợp
a. mục tiêu
 Kiến thức.Biết được:
 - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
 - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
 + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
 + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
Kĩ năng
 - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để làm một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
 - Viết tường trình thí nghiệm.
b. chuẩn bị :6 bộ , mỗi bộ gồm:
4 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ,1 phễu thuỷ tinh, 3 cốc thuỷ tinh,1đũa thuỷ tinh, 1 nhiệt kế, giấy lọc, 1 kiềng sắt, 1 lưới amiăng, 1 dao con, 1 muôi sắt
Lưu huỳnh, parafin, muối ăn (bẩn), 1 chậu thuỷ tinh 
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	- GV kiểm tra việc chuẩn bị bản tường trình của HS
	- Nêu chách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp?
II. Bài mới
Hoạt động 1: Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm 
Quy tắc an toàn
Một số kí hiệu nhãn mác đặc biệt ghi tên lọ hoá chất: cháy, nổ, đọc
Một số thao tác cơ bản: Lấy hoá chất tà lọ sang ống nghiệm, châm và tắt đèn cồn, đun hoá chất.
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của
 parafin và lưu huỳnh
HD HS cách sử dụng đồ dùng, cho lưu huỳnh, parafin vào ống nghiệm và đun trên ngọn lửa đèn cồn
 - Quan sát sự chuyển trạng thái của parafin à nhiệt độ nóng chảy =? ( 420C)
 - Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? 
HS thực hiện theo hướng dẫn: Lấy một ít lưu huỳnh, parafin ( bằng hạt lạc) bỏ vào hai ống nghiệm, đặt vào cốc nước và đun.
HS: parafin ( rắn) à lỏng 
t0nc = 420C
HS trả lời: Khi nước sôi, lưu huỳnh vẫn chưa nóng chảy
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ
hỗn hợp muối ăn – cát
HD: Hoà tan hỗn hợp muối ăn – cát (3g) vào nước ( 5ml) , lắc ống nghiệm
- GV HD HS làm phễu lọc, yêu cầu HS lọc hỗn hợp 
- Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại.
- Yêu cầu HS đun dd vừa lọc được trên ngọn lửa đèn cồn
Quan sát chất rắn còn lại trong ống nghiệm?
 - So sánh với chất ban đầu?
HS tiến hành làm thí nghiệm theo Sgk
HS: Chất lỏng chảy qua phễu vào ống nghiệm,dung dịch trong hơn trước khi lọc. Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc
- Nước bay hơi hết, còn lại muối ăn đọng lại trong ống nghiệm
HS trả lời
 III. Kết thúc thí nghiệm
	- HS thu dọn dụng cụ thí nghiệm và hoàn thành bản tường trình nộp cho GV
	- GV nhận xét buổi thực hành và rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 2 10 - 11.doc
Giáo án liên quan