Giáo án Hóa học 8 - Tuần 17 - Tiết 32 - Bài 22: Tính Theo Phương Trình Hóa Học
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Từ PTHH và những số liệu của bài toán HS biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia hoặc khối lượng của các sản phẩm.
- Từ PTHH và những số liệu của bài toán HS biết cách xác định thể tích của các chất khí tham gia và sản phẩm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tính toán dựa theo PTHH.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập tích cực, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị: Bài tập sgk
2. HS chuẩn bị: - lam
3. Phương pháp :
Đàm thoại - tìm tòi, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 1.Tính TPPT của các nguyên tố có trong hợp chất CaCO3.
2. Một hợp chất có M = 44, thành phần % về khối lượng của O là 72,7% và của C là 27,3%. Xác định CTHH của hợp chất trên.
3. Bài mới:
Khi điều chế một lượng chất nào đó, người ta có thể tính được các chất cần dùng (nguyên liệu), ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm). Vậy làm thế nào để tính được khối lượng và thể tích chất tham gia và sản phẩm? Bài hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề đó.
Tuần 17 Ngày soạn: 07/12/08 Tiết 32 Ngày dạy : 08/12/08 Bài 22: tính theo phương trình hóa học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Từ PTHH và những số liệu của bài toán HS biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia hoặc khối lượng của các sản phẩm. - Từ PTHH và những số liệu của bài toán HS biết cách xác định thể tích của các chất khí tham gia và sản phẩm. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tính toán dựa theo PTHH. 3. Thái độ: - ý thức học tập tích cực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: Bài tập sgk 2. HS chuẩn bị: - lam 3. Phương pháp : Đàm thoại - tìm tòi, thảo luận nhóm. III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1.Tính TPPT của các nguyên tố có trong hợp chất CaCO3. 2. Một hợp chất có M = 44, thành phần % về khối lượng của O là 72,7% và của C là 27,3%. Xác định CTHH của hợp chất trên. 3. Bài mới: Khi điều chế một lượng chất nào đó, người ta có thể tính được các chất cần dùng (nguyên liệu), ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm). Vậy làm thế nào để tính được khối lượng và thể tích chất tham gia và sản phẩm? Bài hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề đó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định khối lượng của chất tham gia và sản phẩm. * Xét thí dụ 1. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại hướng dẫn HS làm ví dụ 1: ? Muốn tính được khối lượng CaO ta áp dụng công thức nào? ? Trong công thức này đòi hỏi cần có đại lượng nào để tính được m? ? Có thể xác định số mol của CaO dựa vào đâu? ? Xác định số mol của CaCO3? - Từ số mol CaCO3, GV yêu cầu HS xác định số mol CaO dựa vào quy tắc tam xuất và áp dụng CT m = n*M tính khối lượng CaO. - HS làm ví dụ. * Xét thí dụ 2: - GV hướng dẫn HS làm bài giống như ví dụ 1 theo cách suy luận ngược để giải ví dụ ? Từ 2 ví dụ trên hãy rút ra các bước để tính được khối lượng của chất tham gia và sản phẩm khi biết khối lượng một trong hai chất? - HS trả lời. GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định thể tích chất khí tham gia và sản phẩm. * Xét thí dụ 1: -GV sử dụng phương pháp đàm thoại hướng dẫn HS làm VD. ? Để tính thể tích khí CO2 (đktc) ta áp dụng công thức nào? ? Công thức này yêu cầu cần tính đại lượng nào để có thể xác định được thể tích? ? Dựa vào đâu để tính số mol CO2? - GV yêu cầu HS viết PT và số mol O2, từ đó suy ra số mol của CO2 và tính thể tích của CO2. - HS làm VD. * Xét thí dụ 2: - GV hướng dẫn HS làm theo phương pháp suy luận ngược, dựa vào các yếu tố đã biết. - HS làm, trình bày, bổ sung. - GV nhận xét. ? Rút ra các bước tiến hành xác định thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành dựa vào PTHH? Hoạt động 3: Củng cố HS đọc phần ghi nhớ I. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm. 1. Thí dụ 1: SGK Giải: PTHH: CaCO3 t0 CaO + CO2 (1) 1 mol 1 mol Số mol của CaCO3 tham gia phản ứng: nCaCO3=mCaCO3/MCaCO3=50/100=0,5(mol) Số mol CaO thu được sau phản ứng: Từ (1) ị nCaO = nCaCO3 = 0,5(mol) Khối lượng CaO thu được: mCaO = nCaO . MCaO = 0,5*56=28(g) 2. Thí dụ 2: SGK Giải: PTHH: CaCO3 t0 CaO + CO2 (1) 1 mol 1 mol Số mol của CaO sinh ra sau phản ứng: nCaO=mCaO/MCaO =42/56=0,75(mol) Số mol CaCO3 tham gia phản ứng: Từ (1) ị nCaCO3 = nCaO = 0,75(mol) Khối lượng CaCO3 cần dùng: mCaCO3=nCaCO3.MCaCO3= 0,75.100=75g * Các bước xác định khối lượng chất tham gia (sản phẩm): - Viết PTHH. - Tìm số mol chất đã biết. - Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm. - Chuyển đổi số mol thành khối lượng chất cần tìm. II. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm. 1. Thí dụ 1: SGK Giải: PTHH: C + O2 t0 CO2 (1) 1 mol 1 mol Số mol của O2 tham gia phản ứng: nO2=mO2/MO2 = 4/32 = 0,125(mol) Số mol CO2 sinh ra sau phản ứng: Từ (1) ị nCO2 = nO2 = 0,125(mol) Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau PƯ: VCO2 = nCO2 * 22,4 = 0,125*22,4=2,8(l) 2. Thí dụ 2: SGK Giải: PTHH: C + O2 t0 CO2 (1) 1 mol 1 mol 2 mol 2 mol Số mol của C tham gia phản ứng: nC=mC/MC = 24/12 = 2(mol) Từ (1) : 1mol C 1 molO2 2mol C x mol O2 ị x = nO2 = nC = 2 (mol) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng: VO2 = nO2 * 22,4 = 2*22,4=44,8(l) * Các bước xác định thể tích chất khí (đktc): - Viết PTHH. - Tìm số mol chất đã biết. - Dựa vào PTHH xác định số mol chất khí cần tìm. - Chuyển đổi số mol thành thể tích chất khí (đktc) cần tìm. 4.. Dặn dò: - HS về nhà học bài và làm các bài tập vào vở bài tập. - Ôn tập thi học kỳ 1 * Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- T 32.doc