Giáo án Hóa học 8 - Tuần 12, Tiết 24: Bài luyện tập 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về phản ứng hoá học, nắm được định nghĩa, bản chất, ĐK và dấu hiệu để nhận biết.
- Nắm đuợc nội dung của ĐLBTKL, giải thích và áp dụng được
- Nắm được PTHH là để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học và ý nghĩa PTHH.
2. Kỹ năng: Phân biệt được hiện tượng hoá học
- Lập được PTHH khi biết chất phản ứng và sản phẩm
3. Thái độ:
- Ý thức tự học và sự ham thích bộ môn
II.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Rèn kỹ năng về cách lập PTHH
Ngày dạy :............................................................. Tuần 12 Tiết 24: BÀI LUYỆN TẬP 3 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về phản ứng hoá học, nắm được định nghĩa, bản chất, ĐK và dấu hiệu để nhận biết. - Nắm đuợc nội dung của ĐLBTKL, giải thích và áp dụng được - Nắm được PTHH là để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học và ý nghĩa PTHH. 2. Kỹ năng: Phân biệt được hiện tượng hoá học - Lập được PTHH khi biết chất phản ứng và sản phẩm 3. Thái độ: - Ý thức tự học và sự ham thích bộ môn II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Rèn kỹ năng về cách lập PTHH III. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hệ thống câu hỏi khái quát kiến thức cần nhớ. 2. HS: Chuẩn bị kĩ trước bài tập bài luyện tập. IV/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: (Kết hợp trong giờ) 3. Tiến trình bài học: Đặt vấn đề: Để củng cố kiến thức đã học về định luật BTKL và PTHH chúng ta tiến hành luyện tập. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: -GV treo bảng có một số phản ứng hoá học biểu diễn bằng các phương trình hoá học. -HS nêu chất tham gia, chất tạo thành. Cân bằng phương trình hoá học. -HS nêu cách lập phương trình hoá học . -ý nghĩa của phương trình hoá học. Hoạt động 2: *Bài tập: Viết phương trình hoá học biểu diễn các quá trình biến đổi sau: a.Cho kẽm vào dung dịch HCl thu được ZnCl2 và H2. b.Nhúng dây nhôm vào dung dịch CuCl2 tạo thành Cu và AlCl3. c.Đốt Fe trong oxi thu được Fe3O4. *Bài tập 2: (sgk). -HS đọc đề. -Thảo luận, chọn phương án đúng. *Bài tập 3 (sgk): (Ghi ở bảng phụ). Nung 84 kg MgCO3 thu được m gam MgO và 44 kg CO2. a.Lập phương trình hoá học. b.Tính m của MgO. -HS làm bài tập. -GV hướng dẫn 1.Kiến thức cần nhớ: *Ví dụ: N2 + 3H2 2NH3 *Cách lập phương trình hoá học:3 bước. 2.Vận dụng: a.Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 b.Al + CuCl2 ® AlCl3 + Cu¯ c.3Fe + 2O2 Fe3O4 *Bài tập 2: Đáp án D đúng. Vì: Trong phản ứng hoá học phân tử biến đổi, còn nguyên tử giữ nguyên. Nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn. *Bài tập 3: Giải: a. MgCO3MgO + CO2 b.Theo định luật bảo toàn khối lượng: 4. Tổng kết: - Lập PTHH phải làm gì ? vận dụng làm Fe (OH)3 Fe2O3 + H2O - Trong phản ứng hoá học các nguyên tử và phân tử như thếnào? 5. Hướng dẫn học tập: Ôn tập nội dung đã học trong chương 2 để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- LUYEN TAP SO 3.doc