Giáo án Hóa học 8 - Tuần 12 - Tiết 23: Phương Trình Hoá Học (tiếp Theo)

A. MỤC TIÊU

 - HS nêu được ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỉ lệ số nguyên tử ,phân tử của các chất tham gia và tạo thành tronh phản ứng.

 - Rèn kĩ năng viết và cân bằng phương trình hoá học .

 - Giáo dục tính cản thận trong công việc .

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 Lập phương trình hoá học từ các sơ đồ phản ứng sau:

 HS1: a/ K + O2 K2O b/ P2O5 + H2O H3PO4

 HS2 : c/ Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O d/ HgO Hg + O2

 * Nêu các bước lập phương trình hoá học?

 Đvđ : Ở tiết trước chúng ta đã được học cách lập phương trình hoá học .Vậy nhìn vào 1 phương trình hoá học ta có thể biết được điều gì? Đó là nội dung tiết học hôm nay.

II.Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 12 - Tiết 23: Phương Trình Hoá Học (tiếp Theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	 Ngày soạn:01.11.10
Tiết 23	 Ngày dạy:08.11.10
Phương trình hoá học (tiếp theo)
A. Mục tiêu
 - HS nêu được ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỉ lệ số nguyên tử ,phân tử của các chất tham gia và tạo thành tronh phản ứng. 
 - Rèn kĩ năng viết và cân bằng phương trình hoá học .
 - Giáo dục tính cản thận trong công việc .
b. hoạt động dạy học 
I. Kiểm tra 
	Lập phương trình hoá học từ các sơ đồ phản ứng sau:
	HS1: a/ K + O2 K2O	b/ P2O5 + H2O H3PO4
	HS2 : c/ Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O d/ HgO Hg + O2
	* Nêu các bước lập phương trình hoá học?
	Đvđ : ở tiết trước chúng ta đã được học cách lập phương trình hoá học .Vậy nhìn vào 1 phương trình hoá học ta có thể biết được điều gì? Đó là nội dung tiết học hôm nay.
II.Bài mới
Hoạt động : II. ý nghĩa của phương trình hoá học
Gv lấy ví dụ: 4K + O2 2K2O
-Có mấy ng.tử K; có mấy p.tử O2 tham gia phản ứng : Sản phẩm có mấy phân tử K2O?
 - Nhìn vào phương trình hoá học ta biết được điều gì?
Gv: Đó là ý nghĩa của phương trình hoá học.
Là tỉ lệ về số nguyên tử ,phân tử của các chất trong 1 phản ứng
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi tỉ lệ của phản ứng
-Nhận xét gì về tỉ lệ trên với tỉ lệ hệ số từng chất trong phản ứng?
-Muốn biết tỉ lệ số nguyên tử ,phân tử các chất trong phản ứng thì cần phải biết điều gì? 
 - GV: Thường người ta chỉ xét tỉ lệ từng cặp chất trong phản ứng.
-Nêu tỉ lệ giữa K và K2O ở trên? 
- Tỉ lệ này có nghĩa là gì?
Tương tự, nêu tỉ lệ giữa K và O2 trong phản ứng.Tỉ lệ đó có nghĩa là gì?
Có còn cặp chất nào ta chưa xét?Cho biết tỉ lệ cặp chất đó? 
- Hãy cho biết trong phản ứng sau có bao nhiêu cặp chất và tỉ lệ từng cặp:
 2H2 + O2 2H2O
 Giáo viên lưu ý cho học sinh tỉ lệ K: O2 tỉ lệ O2: K
HS:Có 4 ng.tử K;1 p.tử O2 tham gia phản ứng;sản phẩm có 2 phân tử K2O
-HS: Biết được số nguyên tử ,phân tử các chất tham gia và tạo thành
-HS nghe giáo viên hướng dẫn ghi:
Tỉ lệ số nguyên tử K: số phân tử O2: số phân tử K2O = 4 : 2 : 1
Có nghĩa là :4 ng.tử K phản ứng với 1 p.tử O2 tạo thành 2 phan tử K2O
HS: hai tỉ lệ này bằng nhau
HS:Ta cần biết tỉ lệ hệ số của từng chất trong phản ứng.
-Số ng.tử K : số phân tử K2O = 4 :2 = 2:1
- Có nghĩa là : Cứ 4 ng.tử K phản ứng sẽ tạo thành 2 phân tử K2O
HS nêu tương tự:
Số ng.tử K : số phân tử O2 = 4:1
-Tỉ lệ số phân tử O2: số phân tử K2O = 1:2
III. Luyện tập –Củng cố
 	-Bài tập 1: Lập phương trình hoá học từ các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử ,số phân tử các chất trong mỗi phản ứng; Tỉ lệ của cặp chất (tuỳ chọn) trong mỗi phản ứng
	a/ Al + Cl2 AlCl3 	b/ Fe + O2 Fe 2O3
	c/ CH4 + O2 CO2 + H2O
 - Bài tập 2: Điền hệ số ,chất thích hợp vào ? và cho biết tỉ lệ của mỗi phản ứng:
	a/ ? Na + ? ? Na2O	b/ Zn + ? HCl ZnCl2 + H2
	Tỉ lệ: 	Tỉ lệ:
	c/ ? KClO3 ? KCl + ? O2 	d/ ?Fe + ? Cl2 ? FeCl3
	Tỉ lệ :	Tỉ lệ :
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc cách lập phương trình hoá học và ý nghĩa của phương trình hoá học
	- Làm bài tập : 4 ,5 ,6 ,7 tr 58 – Sgk
****************************************
Tuần 12	 Ngày soạn:01.11.10
Tiết 24	 Ngày dạy:13.11.10
Bài luyện tập 3
A. Mục tiêu 
 - HS củng cố khắc sâu kiến thức chương II-phản ứng hoá học
 - Rèn kĩ năng lập phương trình hoá học .
 - Giáo dục tính tích cực trong học tập.
B.Hoạt động dạy học
I.Kiểm tra	 	(Xen kẽ trong giờ luyện tập)
II.Luyện tập
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
GV dẫn dắt HS hoàn thành sơ đồ .
- Chất có những sự biến đổi nào
- Thế nào là phản ứng hoá học
- Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
- Nêu các bước lập phương trình hoá học.
HS chỉ ra 3 bước lập PTHH .
HS thực hiện theo dẫn dắt của giáo viên:
Sự biến đổi chất
HT hoá học HT vật lý
Phản ứng HH ĐL bảo toàn KL
Phương trình hoá học
HS: Pưhh là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
HS phát biểu định luật bảo toàn khối lượng
HS nêu rõ 3 bước lập phương trình hoá học
Hoạt động 2: II. Bài tập
Bài tập 1 tr 60 –Sgk
Yêu cầu Hs đọc và thực hiện 
Sau đó yêu cầu Hs đứng tại chỗ trả lời 
*lập phương trình hoá học từ sơ đò hình vẽ trong Sgk
Bài tập 3 tr 61 Sgk
 Yêu cầu HS đọc đề bài
 - Viết phương trình của phản ứng từ đó viết biểu thức của ĐLBTKL.
 Tạp chất
GV gợi ý : mđá vôi 
 CaCO3
 - Xác định phần trăm về khối lượng của CaCO3 trong đá vôi 
HS thực hiện bài tập 1 Sgk
a/ +Các chất tham gia :nitơ(N2) và hiđro(H2)
 + Sản phẩm tạo thành: amoniac (NH3)
b/ Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử:
+Trước phản ứng:
. Có 2 ng.tử H lk với nhau tạo thành p.tử H2
.Có 2 ng.tử N lk với nhau tạo thành p.tử N2
+ Sau phản ứng:1 ng.tử N lk với 3 ng.tử H tạo thành 1p.tử amoniac NH2 
c/ Số lượng nguyên tử trước và sau phản ứng vẫn giữ nguyên:2N và 6 H
HS: N2 + H2 NH3 
 N2 + 3H2 2 NH3 
HS thực hiện bài tập 3 tr 61 – Sgk 
HS:
 caxi cacbonatcanxi oxit+cacbon đoxit
Ta có: mCaCO = mCaO + mCO
 = 140 + 110 = 250 (g)
phần trăn về khối lượng của can xi các bon nat trong đá vôi là 
%mCaCO = 250/280 = 89,29 %.
Bài tập : 1)Lập phương trình hoá học của các quá trình biến đổi sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử ,phân tử của 1 cặp chất (tuỳ chọn) trong mỗi phản ứng:
	a/Cho bột kẽm vào dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro thoát ra
	b/Nhúng lá nhôm vào dung dịch đồng clorua (hợp chất của đồng và clo) thu được nhôm clorua (hợp chất của nhôm và clo) và đồng
	c/Đốt bột kẽm trong oxi thu được kẽm oxit(là hợp chất của kẽm và oxi)
Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm
Khoảng 4-5 phút sau đó gọi đại diện nhóm trình bày
Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét
HS hoạt động nhóm.
Đại diện nhóm trình bày
a/ Zn + HCl ZnCl 2 + H2
Tỉ lệ số nguyên tử Zn : Số p.tử HCl = 1:2
b/ 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 2Cu
Tỉ lệ số nguyên tử Al : Số ng.tử Cu = 2: 3
c/ 2Zn + O2 2ZnO
Tỉ lệ số p.tử O2 : số p.tử ZnO = 1:2
 Học sinh khác nhận xét
III. Củng cố
	- Khi lập phương trình hoá học cần chú ý đến các bước lập phương trình hoá học 
	- Khi làm bài tập áp dụng ĐLBTKL ta cần xem đã cho những gì và yêu cầu tìm gì
IV. Hướng dẫn về nhà
	-Nắm chắc kiến thức đã học và xem các bài tập đã chữa
	-Làm bài tập :2 , 4, 5 tr 60-61 Sgk
	-Tiết sau kiểm tra 1 tiết 

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 12 10 -11.doc
Giáo án liên quan