Giáo án Hóa học 8 - Tuần 11 - Tiết 21: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
A .MỤC TIÊU
- HS nêu được nội dung biết giải thích và vận dụng định luật .
- Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích
- Giáo dục ý thức tích cực học tập , lòng say mê khoa học .
B. CHUẨN BỊ
Dụng cụ : cân; cốc thuỷ tinh; ống nghiệm; ống hút
Hoá chất : Dung dịch BaCl2 và Na2SO4
C .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Kiểm tra
HS 1:- Nêu điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra
- Chữa bài tập 5 tr 51-Sgk
HS2: - Nêu dấu hiệu hận biết phản ứng hoá học xảy ra
- Chữa bài tập 6 tr 51 Sgk
II. Bài mới
Tuần 11 Ngày soạn:25.10.10 Tiết 21 Ngày dạy:01.11.10 định luật bảo toàn khối lượng A .Mục tiêu - HS nêu được nội dung biết giải thích và vận dụng định luật . - Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích - Giáo dục ý thức tích cực học tập , lòng say mê khoa học . B. Chuẩn bị Dụng cụ : cân; cốc thuỷ tinh; ống nghiệm; ống hút Hoá chất : Dung dịch BaCl2 và Na2SO4 C .hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS 1:- Nêu điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra - Chữa bài tập 5 tr 51-Sgk HS2: - Nêu dấu hiệu hận biết phản ứng hoá học xảy ra - Chữa bài tập 6 tr 51 Sgk II. Bài mới Hoạt động 1: 1. Thí nghiệm Giáo viên giới thiệu dụng cụ và hoá chất Sau đó cùng học sinh tiến hành thí nghiệm ? Đọc kết quả cân trước khi phản ứng xảy ra. GV cho bari clorua + natri sunfat ? Nhận xét hiện tượng GV yêu cầu HS đọc kết quả cân sau khi phản ứng xảy ra,so sánh 2 kết quả . Từ kết quả trên rút ra kết luận gì ? HS phát biểu, nhận xét bổ sung HS nghe gv giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm + Tiến hành : Cân phản ứng hoá học giữa : bari clorua + natri sunfat + Hiện tượng :Có chất rắn màu trắng xuất hiện Chỉ số cân vẫn giữ nguyên HS phát biểu, nhận xét bổ sung + Kết luận : Khối lượng các chất trước và sau phản ứng là không đổi Hoạt động 2: 2. Định luật GV giới thiệu các TN khác có kết quả tương tự . Đó là nội dung định luật bảo toàn khối lượng ? Nêu nội dụng định luật GV yêu cầu HS đọc nội dung định luật mục 2 SGK ? Giải thích định luật? GV chốt lại cách giải thích: Trong PƯHH chỉ có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử,số lượng và khối lượng của nguyên tử không đổi nên tổng KL của các chất được bảo toàn . HS phát biểu nội dung : Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng . HS giải thích nội dung định luật dựa vào bản chất của phản ứng Hoạt động 3: 3. áp dụng ? Nêu biểu thức của định luật. GV mở rộng trường hợp PƯ A = C + B A + B = C GV:Dựa vào ĐLBTKL ta sẽ tính được khối lượng 1 chất còn lại nếu biết khối lượng những chất kia. HS phát biểu : Xét phản ứng hoá học : A + B = C + D Ta có : mA + mB = mC + mD (Với m là khối lượng các chất ) III. Luyện tập – Củng cố 1.Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g phôtpho trong không khí ta thu được 7,1 g hợp chất điphôtpho pentoxit a/Viết phương trình chữ của phản ứng b/Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng Đáp số :moxi = 7,1 – 3,1 = 4g GV đưa ra cách phát biểu : ..tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tạo thành. Từ đó lưu ý dạng toán có chất Pư hết và chất còn dư. ? Phát biểu và giải thích định luật . IV. Hướng dẫn về nhà - Học và nắm vững kiến thức đã học về định luật bảo toàn khối lượng - Làm bài tập : 2 ; 3 tr 54 – Sgk - Đọc trước bài “ Phương trình hoá học ” ************************************** Tuần 11 Ngày soạn:25.10.10 Tiết 22 Ngày dạy:06.11.10 Phương trình hoá học (Tiết 1 ) A .Mục tiêu - HS hiểu được PTHH dùng để biểu diễn PƯHH gồm CTHH của các chất phản ứng,sản phẩm với các hệ số thích hợp. Biết cách lập PTHH - Rèn kĩ năng viết CTHH và PTHH - Giáo dục tính cẩn thận trong công việc. B. hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS1: - Nêu định luật bảo toàn khối lượng? Chữa bài tập 2 tr 54- Sgk Đáp số:20,8 g HS2: - Giải thích định luật báo toàn khối lượng Chữa bài tập 3 tr54 – Sgk Đáp số: 6 g II. Bài mới Hoạt động 1: I. Lập phương trình hóa học - Dựa vào bài tập 3 tr 54 Sgk hãy viết các công thức cấu tạo của các chất ở phương trình chữ? (biết Magiê ôxit là hợp chất của Mg với ôxi) Gv chú ý cho học sinh dấu mũi tên ghi nét đứt -Về bản chất của phản ứng ,số ng.tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng là không đổi -Làm thế nào cho số nguyên tử ô xi 2 vế bằng nhau. -Tương tự yêu cầu HS cân bằng số nguyên tử Mg ở 2 vế Kiểm tra lại số nguyên tử của từng nguyên tố ở 2 vế. GV: Như vậy pthh đã được lập -Phương trình hoá học dùng để biểu diễn gì? * Tương tự yêu cầu học sinh lập pthh từ sơ đồ phản ứng:Al + O2 Al2O3 1.Phương trình hoá học - Học sinh ghi.1 HS lên bảng viết: Mg + O2 MgO HS : Thêm hệ số 2 vào MgO ở vế phải Mg + O2 2MgO HS thực hiện tương tự đối với Mg 2Mg + O2 2MgO HS: PTHH dùng biểu diễn ngắn gọn pưhh, gồm những chất tham gia, sản phẩm với các hệ số thích hợp. HS tự lập pthh: 4 Al + 3O2 2Al2O3 Hoạt động 2: 2. Các bước lập phương trình hóa học -Qua 2 ví dụ trên ,yêu cầu học sinh nêu các bước lập pthh Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm Sau đó yêu cầu đại diện nhóm trình bày Lập pthh từ sơ đồ phản ứng sau: Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 +NaOH GV: Coi nhóm OH, SO4 như là một nguyên tố và cân bằng bình thường như là 1 nhóm nguyên tử. GV nêu chú ý tr56 -Sgk HS thảo luận nhóm đưa ra các bước lập pthh .Đại diện nhóm trình bày * Các bước lập phương trình hoá học : B1 : Viết sơ đồ phản ứng B2 : Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố . B3 : Viết phương trình hoá học HS: Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 +NaOH Không thay đổi chỉ số trong CTHH PTHH khác phương trình toán học HS nêu Chú ý tr 56 Sgk III. Củng cố – Luyện tập Bài tập : Lập phương trình hoá học từ các sơ đồ phản ứng sau a/Fe + Cl2 FeCl3 b/ SO2 + O2 SO3 c/ Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + NaCl d/ Al2O3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O e/Na2CO3 + Ca(OH)2 NaOH + CaCO3 f/Al(OH)3 Al2O3 + H2O - Nêu kiến thức đã học qua phần I của bài IV. Hướng dẫn về nhà - Tìm hiểu trước nội dung II của bài học. - Đọc kết luận 1 và 2 sau bài học - Làm các bài tập : 2,3,4,5,7 tr 57-58 -Sgk
File đính kèm:
- hoa 8 tuan 11 10 - 11.doc