Giáo án Hóa học 8 - Tuần 10 - Tiết 19: Phản Ứng Hoá Học

A. MỤC TIÊU

 - HS biết được điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra, dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra hay không

 - Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học, cách dùng các khái niệm hoá học

 - HS viết tốt các phương trình chữ và phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học

B. CHUẨN BỊ

Hoá chất: Zn(viên), dd HCl, P đỏ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút , giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, muôi sắt, chậu nhựa

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: - Chữa bài tập 4 tr 51 – Sgk

 - Thế nào là phản ứng hoá học? Giải thích các khái niệm: chất tham gia, sản phẩm

II. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 10 - Tiết 19: Phản Ứng Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	 Ngày soạn:18.10.10
Tiết 19	 Ngày dạy:25.10.10
Phản ứng hoá học
a. mục tiêu
 - HS biết được điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra, dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra hay không
 - Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học, cách dùng các khái niệm hoá học
 - HS viết tốt các phương trình chữ và phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học
b. chuẩn bị
Hoá chất: Zn(viên), dd HCl, P đỏ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút , giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, muôi sắt, chậu nhựa
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Chữa bài tập 4 tr 51 – Sgk 
	- Thế nào là phản ứng hoá học? Giải thích các khái niệm: chất tham gia, sản phẩm
II. Bài mới
Hoạt động 1: III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra? 
- TN: Zn + dd HCl
Quan sat TN và nêu hiện tượng xảy ra?
ở TN này, để phản ứng xảy ra ta phải có điều kiện gì?
GV: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ dàng và nhanh hơn (dạng bột bề mặt tiếp xúc nhiều hơn dạng lá)
 - TN 2: Đốt P đỏ trong không khí (GV tiến hành)
Điều kiện để phản ứng này xảy ra?
GV: Ngoài ra, có những phản ứng cần có sự chiếu sáng mới xảy ra
VD: cacbon đioxit + nước tinh bột + oxi
 Tác dụng: Làm sạch môi trường
- Nêu quá trình sản xuất rượu thủ công?
Điều kiện để tinh bột rượu?
Men rượu gọi là chất xúc tác
Chất xúc tác là chất như thế nào?
GV: Như vậy, ngoài việc tiếp xúc, nhiệt độ thích hợp có những phản ứng cần phải có chất xúc tác
 - Vậy khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
1. Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau
HS: Zn nhỏ dần, có bọt khí thoát ra
HS: Các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau
2. Cần phải có nhiệt độ thích hợp
HS: Phản ứng xảy ra cần phải có nhiệt độ thích hợp
HS nghe GV giới thiệu và ghi bài
3. Có những phản ứng cần có chất xúc tác
HS nêu quá trình sản xuất rượu thủ công
 Điều kiện để tinh bột rượu cần có men
HS: Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc
HS tự đưa ra kết luận
Hoạt động 2: IV. Làm thế nào để nhận biết
 có phản ứng hoá học xảy ra? 
TN: Sắt + lưu huỳnh và các phản ứng vừa xét,hãy cho biết làm thế nào để nhận biết được có phản ứng xảy ra?
-Cho HS thảo luận nhóm
Gv nhận xét bổ sung.
HS thảo luận nhóm. Đại diện báo cáo
Cách nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra:
+ Màu sắc
+Trạng thái(tạo chất rắn không tan,chất khí..)
+Tính tan của chất
+Dấu hiệu nhiệt
III.Củng cố – Luyện tập
	-Khi nào có phản ứng hoá học xảy ra?
	- Làm thế nào để nhận biết được có phản ứng hoá học xảy ra?
	Bài tập:Nhỏ vài giọt dung dịch axit HCl vào cục đá vôi(thành phần là canxi cacbonat) ta thấy có hiện tượng gì?
	-Dấu hiệu nào cho biết phản ứng xảy ra? 
	-Viết phương trình chữ của phản ứng,biết sản phẩm là các chất:canxi clorua; khí cacbon điôxit; nước
IV. Hướng dẫn về nhà
	Làm bài tập SGK/50,51, các bài tập trong SBT
	Chuẩn bị trước bài thực hành.
*****************************************
Tuần 10	 Ngày soạn:18.10.10
Tiết 19	 Ngày dạy:30.10.10
Bài thực hành 3:
Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học
A. Mục tiêu
-Học sinh được củng cố khắc sâu về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, sử dụng dụng cụ, hoá chất thí nghiệm
-Giáo dục đức tính nghiêm túc, có kỉ luật.
B. Chuẩn bị (6 bộ)
Hoá chất: KMnO4(rắn), dd Na2CO3, dd Ca(OH)2, H2O Dụng cụ: ống dẫn khí, ống thủy tinh chữ L, ống nghiệm, ống hút, giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, muôi sắt, chậu nhựa
C. Hoạt động dạy học
I. kiểm tra
	-Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học?
	-Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? 
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
II. Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động 1: Hoà tan và nung nóng thuốc tím
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm
? Mục đích thí nghiệm này chứng minh điều gì?
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm
-Nêu hiện tượng xảy ra?
Nhận xét các hiện tượng xảy ra ở các ống nghiệm?
*HS nêu cách tiến hành: SGK
HS:chứng tỏ phản ứng xảy ra .
*Hiện tượng
-Hoà tan thuốc tím tạo ra dd có màu tím hồng.
-Khi đun nóng thuốc tím, tạo ra khí làm tàn đóm bùng cháy, có chất rắn màu đen xuất hiện , không tan rong nước
*Nhận xét. 
-ống nghiệm 1: Xảy ra hiện tượng vật lí
-ống nghiệm 2 xảy ra hiện tượng hoá học .
Hoạt động 2: Thực hiện phản ứng với caxi hiđroxit.
? Nêu các tiến hành thí nghiệm?.
? Mục đích của thí nghiệm này
Nêu hiện tượng xảy ra?
Gv tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm , theo dõi uốn năn thao tác cho học sinh .
* Học sinh nêu cách tiến hành: SGK
HS:Quan sát có phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu trạng thái chất
*Hiện tượng:
- ống nghiệm 1: Không có hiện tượng
- ống nghiệm 2: Có chất rắn màu trắng không tan xuất hiện
*Nhận xét: ống nghiệm 2 đã xảy ra hiện tượng hoá học .
III. Kết thúc buổi thực hành
	-Học sinh thu dọn dụng cụ,hoá chất kiểm tra vệ sinh dụng cụ, hoá chất
	-Hoàn thành bản tường trình và nộp cho giáo viên
	-Giáo viên đánh giá tiết thực hành

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 10 10 - 11.doc
Giáo án liên quan