Giáo án Hóa học 8 - Tuần 10 - Lê Văn Hiếu
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
-Phản ứng hóa học là gì?
-Bản chất phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng viết phương trình chữ
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập.
II . Đồ dùng dạy học
GV : Tranh hình 2.5
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ, đèn cồn, muôi sắt
Hóa chất: kẽm, lưu hùynh, dd HCl
HS : Đọc trước bài
GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 10 Môn: Hóa Học 8 Tiết : 18 Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS biết: -Phản ứng hóa học là gì? -Bản chất phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết phương trình chữ 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Đồ dùng dạy học GV : Tranh hình 2.5 Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ, đèn cồn, muôi sắt Hóa chất: kẽm, lưu hùynh, dd HCl HS : Đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Hiện tượng vật lí là gì? Hiện tượng hóa học là gì? 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 .I. ĐỊNH NGHĨA Gv giảng giải theo SGK tr. 48 Gv yêu cầu Hs nêu các chất tham gia và các sản phẩm của 2 phương trình chữ trên? Gv nhận xét Gv thông báo: trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần. Gv cho Hs làm bài tập Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học sau: a)Đốt rượu etylic trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước. b)Đốt bột nhôm trong không khí tạo thành nhôm oxit. Gv nhận xét Hs nghe và ghi bài Hs nêu các chất tham gia và các sản phẩm của 2 phương trình chữ trên: *Chất tham gia: lưu huỳnh và sắt, sản phẩm: sắt (II) sunfua. *Chất tham gia: đường, sản phẩm: than và nước. Hs nhận xét Hs nghe Hs làm bài tập a)Rượu etylic + oxi Ị khí cacbonic + nước. b)Nhôm + oxi Ị nhôm oxit Hs nhận xét Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. + Chất ban đầu: chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng hay chất tham gia. + Chất mới sinh ra: chất tạo thành gọi là sản phẩm. Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng Ị Tên các sản phẩm. Thí dụ: *Lưu huỳnh + sắtỊ Sắt(II)sunfua Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt (II) sunfua. *Đường Ị than + nước Đọc là: Đường phân huỷ thành than và nước. Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC Gv cho Hs quan sát hình 2.5 SGK tr. 48 Ị hỏi: + Trước phản ứng (a) có những phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? + Trong phản ứng (b) các nguyên tử nào liên kết với nhau? So sánh số nguyên tử hiđro và oxi trong phản ứng và trước phản ứng? + Sau phản ứng (c) có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? + So sánh chất tham gia và sản phẩm về: số nguyên tử mỗi loại? Liên kết trong phân tử? Gv nhận xét Gv thông báo: trong phản ứng hóa học các nguyên tử được bảo toàn. Vây em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hóa học? Gv nhận xét Hs quan sát hình 2.5 SGK tr. 48 Ị nêu: + Phân tử hiđro và phân tử oxi *2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau thành 1 phân tử hiđro. *2 nguyên tửioxi liên kết với nhau thành 1 phân tử oxi. + Không có nguyên tử nào liên kết với nhau. Số nguyên tử hiđrô và oxi trước và trong phản ứng không thay đổi. + Có phân tử nước được tạo thành 2 nguyên tử hiđrô liên kết với 1 nguyên tử oxi. +Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi Hs nhận xét Hs nghe và rút nhận xét + Bản chất của phản ứng hóa học: .. Hs nhận xét Trong phản ứng hóa học , có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Hoạt động 3: III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA Gv làm thí nghiệm: *Cho một mảnh kẽm vào axit Ị yêu cầu: + Quan sát hiện tượng? + Qua quan sát cho biết muốn phản ứng hóa học xảy ra, nhất thiết phải có điều kiện gì? Gv nêu vần đề: + Nếu để một ít lưu huỳnh trong không khí, các chất có tự bốc chấy không? + Nếu đem đốt trong không khí thì sao? + Vậây muốn phản ứng hóa học xảy ra ta còn cần điều kiện nào nữa? Gv liên hệ: muốn chuyển hóa tunh bột sang rượu ta cần điều kiện gì? + Vậây muốn phản ứng hóa học xảy ra ta còn cần điều kiện nào nữa? Gv thông báo: Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi sau phản ứng kêt thúc. + Vậy khi nào thì phản ứng hóa học xảy ra? Gv nhận xét Hs chú ý + Có bọt khí và mảnh kẽm tan. + Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau. + không + cháy + Mốt số phản ứng cần có nhiệt độ thích hợp. + Cần có men rượu ( chất xúc tác) + Một số phản ứng cần có mặt của chất xúc tác. Hs nghe + Phản ứng hóa học xảy ra khi: .. Hs nhận xét + Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau. + Mốt số phản ứng cần có nhiệt độ thích hợp. + Một số phản ứng cần có mặt của chất xúc tác. 4. Cũng cố Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học. 5. Dặn dò Về nhà học bài Đọc trước phần IV bài 13. Làm bài tập: 1, 2, 3, 4 SGk tr. 50, 51 GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 10 Môn: Hóa Học 8 Tiết : 19 Bài 13:PHẢN ỨNG HÓA HỌC ( Tiếp theo) I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS biết: Các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hóa học có xảy ra không? 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II . Đồ dùng dạy học GV : Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ Hóa chất: nhôm, dd BaCl2, dd Na2SO4, CuSO4 . HS : đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Phản ứng hóa học là gì? Bản chất của phản ứng hóa học? Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 .IV. LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA? Gv cho Hs quan sát các chất trước phản ứng. Gv lần lượt hướng dẫn và làm thí nghiệm: + Cho một giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4. + Cho một mảnh nhôm vào dd CuSO4. Ị yêu cầu Hs quan sát và rút ra nhận xét. Gv nhận xét Gv hỏi: + làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? + Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện? Gv nhận xét Hs quan sát Hs quan sát + Có chất không tan màu trắng tạo thành. + Trên bề mặt mảnh nhôm có một lớp kim loại màu đỏ bám vào. Hs nhận xét. Hs nêu:. + có chất mới. + màu sắt, tính tan, trạng thái,... Hs nhận xét Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng. *Những tính chất khác mà ta dễ nhận biết: + Màu sắc + Tính tan + Trạng thái + Tỏa nhiệt và phát sáng Hoạt động 2: V. LUYỆN TẬP Gv lần lượt cho Hs làm bài tập SGK tr. 51 + Bài tập 5 SGK tr. 51. Bài tập 6 SGK tr.51 Gv nhận xét. Hs làm bài tập 5, 6 SGK tr. 51 BT5:Axit clohiđric + canxi cacbonatỊ Canxiclorua + nước+ khí cacbonic Chất tham gia: Axit clohiđri và canxi cacbonat Sản phẩm: Canxiclorua, nước và khí cacbonic Dấu hiệu nhận biết: xuất hiện chất khí BT6:Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc với khí oxi. Dùng que lửa châmđể nâng nhiệt độ của tha, quạt mạnh để thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hs nhận xét. BT5: Axit clohiđric + canxi cacbonatỊ Canxiclorua+ nước+ khí cacbonic Chất tham gia: Axit clohiđri và canxi cacbonat Sản phẩm: Canxiclorua, nước và khí cacbonic Dấu hiệu nhận biết: xuất hiện chất khí BT6: Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc với khí oxi. Dùng que lửa châmđể nâng nhiệt độ của tha, quạt mạnh để thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là đã có phản ứng hóa học xảy ra. 4. Cũng cố Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học. Gv cho Hs đọc ghi nhớ, phần đọc thêm 5 . Dặn dò Về nhà học bài Đọc trước bài 14.
File đính kèm:
- Tuan 10 HH 8.doc