Giáo án Hóa học 8 - Tuần 1 - Tiết 1: Mở Đầu Môn Hoá Học

A. MỤC TIÊU

1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?

* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

 * Bước đầu HS biết cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết phải có hứng thú và say mê học tập, biết quan sát, làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 

B. CHUẨN BỊ

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 1 - Tiết 1: Mở Đầu Môn Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn:16.08.10
Tiết 1	 Ngày dạy:23.08.10
Mở đầu môn hoá học
a. mục tiêu
1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
 	* Bước đầu HS biết cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết phải có hứng thú và say mê học tập, biết quan sát, làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
b. chuẩn bị 	
1 bộ GV + 4 bộ HS
	2 ống nghiệm, 4 lọ chứa: dd NaOH, dd CuSO4, dd HCl, đinh sắt, 2 cốc thuỷ tinh, 1 chậu thuỷ tinh.
c. hoạt động dạy học
I. Giới thiệu
 	GV thông báo môn học, đặc trưng bộ môn và cách học tập môn Hoá học, cách làm thí nghiệm.
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Hoá học là gì?
Gv giới thiệu dụng cụ và những chú ý cẩn thận khi sử dụng
 GV HD HS làm thí nghiệm theo Sgk
Yêu cầu HS quan sát, theo dõi và nêu hiện tượng xảy ra
 GV cho HS thảo luận , nêu các hiện tượng xảy ra và nhận xét
GV: Từ 2 Tn trên và nhiều thí dụ khác mà ta sẽ tiếp tục nghiên cứu sau này cùng với lập luận bổ sung ta có kết luận như sau:
1. Thí nghiệm 
HS tiến hành làm các TN theo Sgk
2.Quan sát
HS: 
TN1: Xuất hiện chất rắn màu xanh không tan trong nước
TN 2: Có bọt khí tạo thành 
3. Nhận xét
	Hoá học là Khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng
Hoạt động 2: II. Hoá học có vai trò như thế nào
trong cuộc sống của chúng ta? 
 - Cho HS đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk
 GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều sản phẩm hoá học. Như vậy ta đã thấy hoá học có vai trò rất quan trọng trọng cuộc sống. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái của nó..
 à ý thức bảo vệ môi trường
- Hs đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk
HS nghe GV giới thiệu những thành tựu của hoá học và mặt trái của nó
	Kết luận: Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.
Hoạt động 3: III. Cần làm gì để học tập tốt bộ môn Hoá học?
 - Yêu cầu HS đọc nội dung Sgk
- Khi học tập bộ môn Hoá học ta cần phải làm gì?
 - Chúng ta cần làm gì để học tập tốt bộ môn Hoá học?
HS đọc nội dung Sgk
HS trả lời theo Sgk
III. Củng cố
	- Khi làm thí nghiệm cần chú ý những gì?
	- Muốn học tập tốt bộ môn Hoá học ta cần phải làm gì?
IV. Hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu ở địa phương về ứng dụng của Hoá học trong đời sống thực tiễn.
Đọc trước bài : chất
********************************
Chương 1
Chất – nguyên tử – phân tử
Tuần 1	 Ngày soạn:16.08.10
Tiết 2	 Ngày dạy:
Chất
a. mục tiêu
Kiến thức : HS biết được:
 - Khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất )
 - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
 - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 
Kĩ năng
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
 - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp 
 - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 
 - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
b. chuẩn bị
	S, P đỏ, dây Cu, dây Al, dụng cụ TN thử tính dẫn điện của kim loại.
C. hoạt động dạy học 
I. Kiểm tra
	- Khi làm thí nghiệm hoá học cần phải chú ý những gì?
	- Muốn học tập tốt môn hoá học cần phải làm gì?
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Chất có ở đâu?
 Yêu cầu HS kể tên một số vật cụ thể xung quanh.
GV bổ sung theo Sgk
 - Vật thể là gì?
GV giới thiệu: Vật thể được chia làm 2 loại:
+ Vật thể tự nhiên
+ Vật thể nhân tạo ( được tạo ra từ vật liệu)
 * Kể tên một số vật làm từ vật liệu?
HS: Cái bàn, ghế, cây, nhà..
HS: Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được
 HS nghe GV giới thiệu 
HS: Móng nhà, xà, cốc, chai.
	GV giới thiệu: 	
Vật thể
	Tự nhiên	Nhân tạo
	( gồm có một số chất)	( được làm ra từ vật liệu)
	- Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất
	- Vậy chất có ở đâu?
	Kết luận: ở đâu có vật thể là ở đó có chất 
 II. Tính chất của chất
Hoạt động 2: 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
 - Nêu các tính chất của chất đã học ở vật lí lớp 7?
 GV bổ sung một số tính chất vật lí của chất
 - Nêu công thức tính D?
- Nêu tính chất được ứng dụng của các chất: đường, muối ăn, nhựa?
 - Còn tính chất hoá học là tính chất như thế nào?
GV cho HS đọc Sgk rồi tự trả lời
 - Làm thế nào để nhận biết được tính chất các chất?
 VD: Phân biệt đồng và nhôm?
Để biết tos, tnco của một chất ta làm như thế nào?
 - Muốn biết nhôm có dẫn điện hay không ta làm như thế nào?
 * GV: Tính chất hoá học thì phải làm thí nghiệm mới biết được
HS: Các tính chất: Trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, D, tính dẫn điện – nhiệt. gọi là tính chất vật lí của chất
 - HS nêu công thức tính D = 
HS tự nêu
HS đọc Sgk về tính chất hoá học của chất:
khẳng biến đổi chất này thành chất khác ( phân huỷ, cháy) là tính chất hoá học của chất
HS:
a/ Quan sát
VD: đồng màu vàng, nhôm màu trắng
b/ Dùng dụng cụ đo
c/ Làm thí nghiệm
VD: Cho dòng điện chạy qua dây nhôm à nhôm dẫn điện
	Kết luận: - Vậy chất có hai tính chất: Tính chất vật lí và tính chất hoá học
- Các cách nhận biết tính chất của chất: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm
Hoạt động 3: 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
 - Khi đã biết được tính chất của chất thì ta sử dụng vào mục đích gì?
Yêu cầu HS nêu cách sử dụng axit sunfuric và ứng dụng tính chất gì của nhôm để làm dây điện?
HS: - Giúp phân biệt được chất này với chất khác tức là nhận biết chất
 - Biết cách sử dụng chất
 - Biết để sử dụng chất một cách thích hợp trong đời sống và sản xuất
HS trả lời
III. Củng cố – Luyện tập
	- Chất có ở đâu? Nêu cách nhận biết tính chất của chất?
	- Làm bài tập: 1; 2; 3; 4 tr 11 –Sgk 
	Bài tập 4 tr 11 – Sgk 
Muối ăn
Đường
Than
Màu sắc
Trắng
Trắng
Đen
Vị
Mặn
ngọt
--
Tính tan
Tan trong nước
Tan trong nước
Không tan trong nước
Tính cháy
Không cháy 
cháy 
cháy 
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học và liên hệ với thực tế
	- Làm bài tập 5; 6 tr 11 - Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 1 10 - 11.doc