Giáo án Hóa học 8 - Trần Đình An - Tiết 27, 28 - Bài 19: Chuyển Đổi Giữa Khối Lượng,thể Tích Và Mol

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh hiểu được :

- Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và mol .

- Biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa 3 đại lượng khối lượng, khối lượng mol và mol

2.Kỹ năng:

- Củng số các kỹ năng tính khối lượng mol đồng thời củng cố các khái niệm về mol, về thể tích mol chất khí về công thức hóa học.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học, tính cẩn thận , tỷ mỉ khi làm bài toán hóa học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Máy chiếu, bài giảng điện tử, bảng phụ, bút dạ.

- HS: Học kỹ các khái niệm về mol.

III. Định hướng phương pháp:

- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, quan sát thực tế.

IV. Tiến trình dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ ( 7 - 10 phút)

 CH1. Nêu các khái niệm mol, khối lượng mol ?

 CH2. Tính khối lượng mol của Fe, Cl2 , CO2 ?

B. Bài mới :

*Giới thiệu bài: Trong tính toán hoá học , chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng của chất , thể tích của chất chất khí thành số mol và ngược lại . Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển đổi này . Bài học :

 

doc7 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Trần Đình An - Tiết 27, 28 - Bài 19: Chuyển Đổi Giữa Khối Lượng,thể Tích Và Mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cá nhân, quan sát thực tế.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ ( 7 - 10 phút)
 CH1. Nêu các khái niệm mol, khối lượng mol ?
 CH2. Tính khối lượng mol của Fe, Cl2 , CO2 ?
B. Bài mới : 
*Giới thiệu bài: Trong tính toán hoá học , chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng của chất , thể tích của chất chất khí thành số mol và ngược lại . Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển đổi này . Bài học :
Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng,thể tích và Mol
Hoạt động 1: Chuyển đổi giữa mol và khối lượng chất như thế nào (30phút)
- GV : chiếu thí dụ lên màn
Em có biết 0,5 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam ? Biết khối lượng mol của CO2 là 44 gam .
- GV : yêu cầu HS tóm tắt đề bài 
- HS : 01 HS tóm tắt 
- GV : Hướng dẫn HS làm : 
Cứ 1mol phân tử CO2 có khối lượng : 44g
 0,5 “ “ “ : x ?
 x = 0,5 . 44 = 22 gam 
Hay : = 0,5 . 44 = 22 gam
- HS : nghe giảng , thu nhận kiến thức 
- GV : Xây dựng công thức trên máy chiếu ( Phương án 2 : Trên bảng nháp ) : 
Cứ 0,5mol phân tử CO2 có khối lượng 22g
“ 3 mol phân tử CO2 có khối lượng 132g
 ....................................................
“ n mol phân tử CO2 có khối lượng n.44g
- GV : ? Nếu đặt n là số mol của chất , M là khối lượng mol chất , m là khối lượng chất thì ta có công thức chuyển đổi như thế nào ? 
- 01- 02HS : trả lời
- GV : chốt công thức, ghi bảng( đóng khung)
- HS : ghi bài
- GV : Từ công thức : m = n.M , muốn tính số mol n hoặc khối lượng mol M của chất ta làm thế nào ? 
- HS : Trả lời : 
- GV : chốt lại, ghi bảng
- GV : chuyển tiếp : Trong các công thức trên có 3 đại lượng : m, n, M. Nếu biết 2 trong 3 đại lượng thì chúng ta sẽ tìm được đại lượng còn lại . vận dụng các công thức giải các bài tập 
*Thí dụ : Em có biết 0,5 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam ? Biết khối lượng mol của CO2 là 44 gam .
Giải
- Khối lượng của 0,5 mol CO2 là : 
 = 0,5 . 44 = 22 gam
* Công thức chuyển đổi :
m = n.M
Trong đó : 
n : số mol của chất {mol}
M: Khối lượng mol của chất {g/mol }
m: Khối lượng của chất {gam} 
+ Rút ra: n = ; M = 
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng (15phút)
- GV : đưa ra dạng 1: Tính khối lượng(m)
- 01HS : đọc đề bài 
- HS : làm theo nhóm (theo bàn ) 3 phút 
- 01HS : đại diện nhóm lên bảng giải 
( Phương án 2 : in ra phiếu học tập GV ghi đề lên bảng )
- GV : đưa ra dạng 2: Tính số mol chất(n)
- 01HS : đọc đề bài 
- HS : làm theo nhóm (theo bàn ) 3 phút 
- 01HS : đại diện nhóm lên bảng giải 
( Phương án 2 : in ra phiếu học tập GV ghi đề lên bảng )
- GV : đưa ra dạng 3: Tính khối lượng mol chất(M)
- 01HS : đọc đề bài 
- HS : làm theo nhóm (theo bàn ) 3 phút 
- 01HS : đại diện nhóm lên bảng giải 
( Phương án 2 : in ra phiếu học tập 
- GV ghi đề lên bảng )
Dạng 1: Tính khối lượng chất (m)
Bài 1 : Tính khối lượng của 0,1 mol phân tử Cl2 ; 0,05 mol nguyên tử Fe ; 0,15 mol phân tử FeCl3 ; 0,2 mol phân tử H2SO4 ?
Giải
- Khối lượng của các chất tương ứng là : 
 = 0,1.71 = 7,1 (g)
mFe= 0,05.56= 2,8(g)
= 0,15 .162,5 = 24,375(g)
= 0,2.98= 19,6(g)
Dạng 2: Tính số mol chất(n)
Bài 2 : a.Tính số mol của 1,6 g Cu ; 0,8g O2 ; 16,64 gam BaSO4 ? 
b. Số nguyên tử ( hoặc số phân tử) có trong các chất ở câu a ? 
Giải :
- Số mol của các chất là : 
nCu = = 0,025 (mol)
= = 0,025 (mol)
= = 0,08(mol)
Dạng 3: Tính khối lượng mol chất(M)
Bài 3: Tính khối lưọng mol của chất A, biết rằng A là kim loại và 0,5 mol chất A có khối lượng 28 gam .Chất A là chất gì ?
Giải 
- Khối lượng mol chất A là :
MA = = = 56(g/mol)
- Vì A là kim loại nên phân tử chất A chỉ gồm một nguyên tử , A có khối lượng mol là 56 A là Sắt (Fe) 
D.Củng cố - Dặn dò ( 5 – 10 phút )
1. Nhắc lại nội dung chính của bài học
2. Trắc nghiệm khách quan 
Bài 1 : Khối lượng 0,1 mol nước là bao nhiêu ? / A. 18g ; B. 0,5 g ; C. 10 g ;D. 9 g
Bài 2 : Số mol của 28 gam Sắt là bao nhiêu?/ A. 28 mol;B. 0,5 mol; C. 1 mol ;D.56 mol
3. Nâng cao
Bài 3. Một hợp chất X cú cụng thức phõn tử M(NO3)3 . Biết M là 1 kim loại và 0,25 mol X cú khối lượng là 53,25 gam? M là nguyờn tố gỡ? 
Bài 4 : Phân tử AB3 ( A, B là nguyên tố chưa biết ) có tổng số hạt prôtn bằng 10 .
 a. Xác định công thức AB3 
 b. Tính số mol của 1,7 gam chất AB3 ? 
Giải
- Gọi p1, p2 ( p1, p2 > 0) tương ứng là số proton của nguyên tử A, B .
- Theo bài ra ta có : p1 + p2 = 10 p1 = 10 – p2 
 Vì : 0< p1 < 10 0 < 10 – p2 < 10 0 < p2 < 3,3
Vì p nguyên dương nên p2 nhận các giá trị 1 ;2 ;3
- Biện luận : 
P2 
1
2
3
B
H
Ne
Li
P1 
7
4
1
A
N
Be
H
Hợp chất 
NH3 ( Nhận)
- vì Ne là khí hiếm
HLi3 ( loại )
Bài 5 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột Mg, Zn, Fe vào dung dịch axit HCl . Kết thúc phản ứng thu được 0,6 gam khí H2 và dung dịch A có chứa 35,8 g chất tan. 
a. Tính khối lượng axit HCl đã phản ứng?
b. Tính m ?
HDGiải
- Các phương trình phản ứng : 
 Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) 
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (2) 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (3) 
- Số mol khí H2 sinh ra là : = 0,3(mol) 
- Theo (1) –(3) và bài ra, ta có : nHCl = 2 = 2 .0,3 = 0,6 (mol)
a.Khối lượng axit HCl đã phản ứng là : mHCl = 0,6 .36,5 = 21,9(g)
b. Ta có : áp dụng ĐLBTKL m = mhỗn hợp = 14,5 gam
4. BTVN: 1- 3 SGK - Trang 69
	 19.1 - 19. 6 SBT - Trang 23.
Tiết 28 : Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích
và Mol ( tiếp theo )
 Ngày soạn : 08 / 12/ 2013
	 Ngày dạy : 12 / 12 / 2013
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh hiểu được :
- Công thức chuyển đổi giữa thể tích và mol .
- Biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa các đại lượng trên
- Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài tập hỗn hợp nhiều chất khí và các bài tập xác định các công thức hóa học của một chất khí khi biết khối lượng và số mol.
- Củng cố các kiến thức hóa học về CTHH của đơn chất và hợp chất.
2.Kỹ năng:
- Củng số các kỹ năng tính khối lượng mol đồng thời củng cố các khái niệm về mol, về thể tích mol chất khí về công thức hóa học. 
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, tính cẩn thận , tỷ mỷ khi làm bài toán hóa học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Máy chiếu, bài giảng điện tử, bảng phụ, bút dạ.
- HS: Học kỹ các khái niệm về mol, công thức chuyển đổi giữa khối lượng và mol
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, quan sát thực tế.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ ( 7 - 10 phút)
 CH1. Nêu các khái niệm thể tích mol của chất khí ?
 CH2. Tính số mol của 8gam khí O2 ; 6,4 gam khí SO2 ?
B. Mở bài : Trong tính toán hoá học , chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng của chất , thể tích của chất chất khí thành số mol và ngược lại . Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về sự chuyển đổi này . Bài học :
Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng,thể tích và Mol(Tiết 2)
C. Bài mới : 
Hoạt động 1: Chuyển đổi mol và thể tích chất khí như thế nào?(25phút)
- GV : chiếu thí dụ lên màn hình : Em có biết 0,5 mol CO2 có thể tích là bao nhiêu lít ? 
- GV : yêu cầu HS tóm tắt đề bài 
- HS : 01 HS tóm tắt 
- GV : Hướng dẫn HS làm : 
Cứ 1mol ptử CO2 ở đktc có thể tích: 22,4l
 0,5 “ “ “ : x ?
 x = 0,5 . 22,4 = 11,2 lit 
Hay : = 0,5 . 22,4 = 11,2 lit 
- HS : nghe giảng , thu nhận kiến thức 
- GV : Xây dựng công thức trên máy chiếu ( Phương án 2 : Trên bảng nháp ) : 
Cứ 0,5mol khí CO2 có thể tích: 11,2lít
“ 3 mol khí CO2 có thể tích: 67,2lít
 ....................................................
“ n mol khí CO2 có thể tích: n.22,4 lít
- GV : ? Nếu đặt n là số mol của chất khí ,V là thể tích chất khí thì ta có công thức chuyển đổi như thế nào ? 
- 01- 02HS : trả lời
- GV : chốt công thức, ghi bảng( đóng khung)
- HS : ghi bài
- GV : Từ công thức : V = n . 22,4 , muốn tính số mol n của chất khí ta làm thế nào? 
- HS : Trả lời : 
- GV : chốt lại, ghi bảng
- GV : chuyển tiếp : Trong các công thức trên có 2 đại lượng : n, V. Nếu biết 1 trong 2 đại lượng thì chúng ta sẽ tìm được đại lượng còn lại . vận dụng các công thức giải các bài tập 
- GV : đưa ra dạng 1: Tính thể tích chất khí ( V)
- 01HS : đọc đề bài 
- HS : làm theo nhóm (theo bàn ) 3 phút 
- 01HS : đại diện nhóm lên bảng giải 
( Phương án 2 : in ra phiếu học tập GV ghi đề lên bảng )
- GV : Chốt lại, lưu ý các trường hợp chỉ tính được cho các chất khí 
- GV : Đưa ra dạng 2 : Tính số mol khi biết thể tích chất khí 
* Thí dụ : Em có biết 0,5 mol CO2 có thể tích là bao nhiêu lít ?
Giải:
- Thể tích của 0,5 mol khí CO2 ở đktc là : 
 = 0,5 . 22,4 = 11,2 (lit )
 * Công thức chuyển đổi số mol và thể tích chất khí 
V = n . 22,4 
Trong đó : 
+ V :Thể tích chất khí đo ở đktc( OoC,1at)
+ n : Số mol chất khí {mol}
- Rút ra : n = 
Bài tập vận dụng(15 phút)
Dạng 1: Tính thể tích chất khí ( V)
Bài 1: Tính thể tích các chất sau ở đktc :
a. 0,15 mol khí H2 ?
b. 8 gam khí O2 ?
c. 5,6 gam sắt ?
Bài 2 : Tính thể tích hỗn hợp khí 
a. 4,8 gam khí O2 và 6,4 gam khí SO2 
b. 1,6 gam khí O2 và 11,2 gam khí N2 ?
c. x mol khí A và y mol khí B ?
( Biết các khí đều đo ở đktc và không phản úng với nhau )
Dạng 2 : Tính số mol khi biết thể tích chất khí 
Bài 3:
Dạng 3 : Tỉ lệ mol 2 chất khí ( ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ) 
Bài 4 : Tính tỉ lệ số mol các khí trong mỗi hỗn hợp chất khí sau : 
a. 1,12 lít khí H2 và 2,24 lít khí O2 
b. 5,6 lít khí O2 và 22,4 lít khí N2 
c. V1 lít khí A và V2 lít khí B 
( Biết các khí đều đo ở đktc, và không phản ứng với nhau )
Dạng 4 : Xác định tên nguyên tố 
Bài 5 : Xác định các hợp chất A ; B . Biết rằng : 
a. Hợp chất A ở thể khí có công thức X2O5 , biết 13,5 gam khí A (đktc) chiếm thể tích 2,8 lít . 
b. Hợp chất B ở thể khí có công thức RO2 biết rằng khối lượng của 5,6 l khí B (đktc) là 16g. 
c. Nếu trộn 0,5 mol khí A với 0,1 mol khí B thì được thể tích bằng bao nhiêu ?
Giải 
 5,6
nB = = 0,25 mol
 22,4
 m 16
M = = = 64g
 n 0,25
MR = 64 - 2. 16 = 32g
Vậy R là lưu huỳnh : S
Công thức của B là : SO2
C. Củng cố - Dặn dò ( 5 phút )
1. Nhắc lại toàn bộ bài học
2. Bài tập củng cố : 
2.1 . Trắc nghiệm khách quan : 
2.2 . Nâng cao : 
Bài 3 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột Mg, Zn, Fe ( có số mol bằng nhau) v

File đính kèm:

  • docGiao an thi GVG.doc