Giáo án Hóa học 8 - Tiết 58: Luyện Tập Oxi – Lưu Huỳnh ( Tiếp Theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Tiếp tục giúp HS ôn luyện các kiến thức về oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

- Rèn luyện kĩ năng phân biệt và nhận biết các chất

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng.

II. CHUẨN BỊ

- GV: hệ thống bài tập SGK và BT thêm

- HS: Ôn tập kiến thức của chương, chuẩn bị bài tập SGK

III. PHƯƠNG PHÁP

- Đàm thoại, nêu vấn đề

- Giải bài tập

IV. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 58: Luyện Tập Oxi – Lưu Huỳnh ( Tiếp Theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2010	 Người soạn: H’Nhương Kbuôr
Ngày giảng: 25/3/2010	GVHD: Đỗ Thị Phương Thu
Tiết PPCT: 58
Tiết 58: LUYỆN TẬP OXI – LƯU HUỲNH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Tiếp tục giúp HS ôn luyện các kiến thức về oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt và nhận biết các chất
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng.
II. CHUẨN BỊ
- GV: hệ thống bài tập SGK và BT thêm
- HS: Ôn tập kiến thức của chương, chuẩn bị bài tập SGK
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, nêu vấn đề
- Giải bài tập
IV. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giải BT
- GV goi 3 HS lên bảng giải BT 6, 7, 8/147
- HS lên bảng giải BT
- HS dưới lớp chú ý làm bài và chuẩn bị nhận xét
- GV sữa bài và bổ sung
Bài 6/147
Cho dd Ba(OH)2 vào 3 mẩu thử:
- dd nào không tạo kết tủa là HCl
- 2 dd còn lại thấy có kết tủa trắng xuất hiện
- Cho dd HCl (vừa nhận được ở trên) vào 2 kết tủa vừa thu được. Kết tủa nào tan và tạo bọt khí là BaSO3, chất ban đầu là dd H2SO3.
 Dd còn lại là H2SO4.
Bài 7/147
a/ Khí H2S và SO2 không thể tồn tại trong cùng một bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, khi tiếp xúc với SO2 sẽ xảy ra phản ứng:
2H2S + SO2 ® 3S + 2H2O
b/ Khí oxi và khí Clo tồn tại được trong 1 bình chứa, vì oxi không tác dụng trực tiếp với khí clo.
c/ Khí HI và Cl2 không thể tồn tại trong 1 bình chứa vì HI là chất khử mạnh, Cl2 là chất oxi hoá mạnh:
 2HI + Cl2 ® 2HCl + I2
Bài 8/147
Zn + S ® ZnS
 x ® x
Fe + S ® FeS
 y ® y 
ZnS + H2SO4 ® Zn Cl2 + H2S ­
x ® x
FeS + H2 S O4 ® FeCl2 + H2S ­
y ® y 
Ta có hệ pt: mhh = 65x + 56y = 3,72
 nkhí = x + y = 0,06
Þ x=0,04 ; y=0,02
Þ mZn= 65. 0,04 =2,6 g
 mFe = 56. 0,02 = 1,12 g
Giải ví dụ:
a) n H2S = 2,24/22,4=0,1 (mol)
 n NaOH = 0,3 (mol)
Ta có: n NaOH/n H2S = 0,3/0,1=3>2
Phương trình pư: H2S + 2NaOH à Na2S + 2H2O
Sau pư thu được: Na2S và NaOH dư
nNa2S = n H2S =0,1 mol
nNaOH dư = nNaOH bđ – nNaOH pư
 = 0,3 - 2 n H2S = 0,1 mol
Khối lượng Na2S: 0,1 . 78 = 7,8 gam
Khối lượng NaOH: 0,1 . 40 = 4 gam
b) n SO2 = 13,44/22,4= 0,6 (mol)
 n NaOH = 0,2 . 2 = 0,4 (mol)
Ta có: n NaOH/n SO2 = 0,4/0,6 =0,67<1
Phương trình pư: SO2 + NaOH ž NaHSO3
Sau pư thu được: NaHSO3 và SO2dư
nNaHSO3 = n SO2 = 0,6 mol
nSO2dư = nSO2 bđ - nSO2 pư=0,6-nNaOH=0,2mol
Khối lượng NaHSO3 = 0,6 . 104 = 62,4 gam
Khối lượng SO2dư = 0,2 . 64 = 12,8 gam
c) n SO2 = 6,72/22,4= 0,03 (mol)
 n Ca(OH)2 = 1 . 0,02 = 0,02 (mol)
Ta có: 1< n SO2 / n Ca(OH)2= 0,03/0,02 = 1,5<2
Phương trình pư: 
2SO2 + Ca(OH)2 ž Ca(HSO3)2
2x x
SO2 + Ca(OH)2 ž CaSO3 + H2O
y y
Sau pư thu được: Ca(HSO3)2 và CaSO3
Gọi x, y là số mol của 2 muối tạo thành
Ta có hệ pt
nCa(OH)2 = x + y = 0,02 mol
nSO2 = 2x + y = 0,03 mol
Giải hệ ta được: x =0,01; y = 0,01 
Khối lượng Ca(HSO3)2 = 0,01 . 202 = 2,02 gam
Khối lượng CaSO3 = 0,01 . 120 = 1,2 gam
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS giải BT lập tỉ lệ giữa các oxit axit hoăc đa axit với dd kiềm
GV hướng dẫn HS
+ Cho H2S tác dụng với NaOH, có thể xảy ra phản ứng
H2S + NaOH à NaHS + H2O
H2S + 2NaOH à Na2S + 2H2O
Lập tỉ lệ: T= n NaOH/n H2S
Tỉ lệ T
Sau pư thu được
Nếu T< 1
NaHS và H2S dư
T =1
NaHS
1<T<2
NaHS và Na2S
T=2
Na2S
T>2
Na2S và NaOH dư
+ Cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH thì có thể xảy ra các phản ứng:
SO2 + NaOH ž NaHSO3 (1)
SO2 + 2NaOH ¨ Na2SO3 + H2O (2)
Lập tỉ lệ: T = n NaOH/n SO2
Tỉ lệ T
Sau pư thu được
Nếu T< 1
NaHSO3 và SO2dư
T =1
NaHSO3
1<T<2
NaHSO3 và Na2SO3
T=2
Na2SO3
T>2
Na2SO3 và NaOH dư
- GV cho ví dụ: Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dẫn 2,24 lit khí hiđrosunfua vào 300 ml dung dịch NaOH 1M
b) Dẫn 13,44 lit SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M
c) Dẫn 0,672 lit SO2 vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0.02 M
- GV hướng dẫn HS
Bước 1: Tính số mol H2S và số mol NaOH
Bước 2: Lập tỉ lệ: T= n NaOH/n H2S
T = n NaOH/n SO2
xác định sản phẩm và viết phương trình phản ứng 
Bước 3: tiến hành tính số mol sản phẩm => khối lượng sản phẩm
GV gọi 3 HS lên bảng giải BT
3 HS lên bảng làm BT, HS dưới lớp tự giải
GV sữa bài và bổ sung
Hoạt động 3: Đọc BT về nhà
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc) và 1,8 gam H2O.Xác định công thức phân tử của hợp chất A?
Bài 2: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịch muối KClOx 0,2M thu được 1,344 lit khí Cl2 (đkc). Công thức phân tử của muối là
A. KClO. B.KClO2 .C.KClO3. D. KClO4.
Bài 3:
 S
 SO2àKHSO3àK2SO3àSO2àH2SO4àHCl
FeS2
Bài 4: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí sau:
a) O2, O3, SO2, CO2
b) Cl2, O2, HCl, N2
c)SO2, SO3, H2S
Bài 5: Khí Oxi có lẫn khí CO2, SO2. Làm thế nào để thu được oxi tinh khiết?
Bài 6: Hòa tan 22,4 gam hỗn hợp Cu, Ag vào H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 3,584 lít khí ở đktc.
a)Viết ptpu xảy ra.
b)Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
3. Dặn dò:
 Phải ôn lại kiến thức về oxi- lưu huỳnh cho kĩ, làm hết bài tập về nhà
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Hội An, ngày 22 tháng 3 năm 2010
Giáo sinh thực tập	 Giáo viên hướng dẫn
H’Nhương Kbuôr	 Đỗ Thị Phương Thu

File đính kèm:

  • docLUYEN TAP OSTT.doc
Giáo án liên quan