Giáo án Hóa học 8 - Tiết 58: Kiểm Tra Viết

B. ĐỀ BÀI:

I. Trắc nghiệm: (3,5đ)

Câu 1: Hãy chọn các từ, cụm từ: Nhường oxi, chiếm oxi, tính khử, tính oxi hoá, nhẹ nhất điền vào chỗ trống của phát biểu sau:

 Trong phản ứng giữa H2 và CuO thì H2 có . vì của chất khác, còn CuO có . vì cho chất khác.

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng (từ câu 2 đến câu 5)

Câu 2: Ứng dụng của khí hiđro là:

a. Dùng làm nhiên liệu. b. Dùng làm nguyên liệu.

c. Dùng làm chất khử. d. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 3: Chất tác dụng được với nước là:

a. ZnO b. CO c. Na2O d. CuO

Câu 4: Phản ứng thế là:

a. 2Mg + O2 2MgO

b. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + H2

c. CaCO3 CaO + CO2

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 58: Kiểm Tra Viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: 	Kiểm tra viết
A. Ma trận:
Nội dung
Mức độ
Trọng số
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tính chất, ứng dụng của hiđro
C1,C2
1,5đ
2
1,5đ
Phản ứng oxi hoá - khử
C6
1đ
C5
1đ
2
2đ
Nước
Axit – Bazơ - Muối 
C3
0,5đ
C7
1,5đ
C8
2đ
3
4đ
Điều chế hiđro.
Phản ứng thế
C4
0,5đ
C9
2đ
2
2,5đ
Tổng
4
2,5đ
2
2,5đ
1
1đ
1
2đ
1
2đ
9
10đ
B. Đề bài:
I. Trắc nghiệm: (3,5đ)
Câu 1: Hãy chọn các từ, cụm từ: Nhường oxi, chiếm oxi, tính khử, tính oxi hoá, nhẹ nhất điền vào chỗ trống của phát biểu sau:
	Trong phản ứng giữa H2 và CuO thì H2 có .. vì  của chất khác, còn CuO có .. vì  cho chất khác. 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng (từ câu 2 đến câu 5)
Câu 2: ứng dụng của khí hiđro là:
a. Dùng làm nhiên liệu.	b. Dùng làm nguyên liệu.
c. Dùng làm chất khử.	d. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 3: Chất tác dụng được với nước là:
a. ZnO	b. CO	c. Na2O	d. CuO
t0
Câu 4: Phản ứng thế là:
a. 2Mg + O2 2MgO
t0
b. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + H2
c. CaCO3 CaO + CO2
t0
Câu 5: Cho hai phương trình hoá học biểu diễn hai phản ứng:
t0
1. C + CuO Cu + CO2
2. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
+) Trong phản ứng (1) chất khử là:
a. C	b. CuO	c. Cu	d. CO2
+) Trong phản ứng (2) chất oxi hoá là:
a. CO2	b. Fe	c. CO	d. Fe2O3
II. Tự luận: (6,5đ)
Câu 6: (1đ) Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử?
Câu 7: (1,5đ) Viết công thức hoá học của các axit ứng với các gốc axit sau:
NO3 (I) ; S (II) ; PO4 (III)
Câu 8: (2đ) Hãy viết tên các chất có công thức hoá học sau:
Fe(OH)2 ; Al2O3 ; H2SO4 ; Fe(NO3)3
Câu 9: (2đ) Cho 3,25 gam Zn tác dụng với 7,3 gam HCl.
a. Viết phương trình hoá học.
b. Chất nào còn dư sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?
c. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
C. Đáp án – Hướng dẫn chấm.
I. Trắc nghiệm: (3,5đ)
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,25đ
Câu 2: d (0,5đ)
Câu 3: c (0,5đ)
Câu 4: b (0,5đ)
Câu 5: a, d (1đ)
II. Tự luận: (6,5đ)
Câu 6: (1đ) 
Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
Câu 7: (1,5đ) Mỗi công thức đúng cho 0,5đ
HNO3 ; H2S ; H3PO4
Câu 8: (2đ) Mỗi tên viết đúng cho 0,5đ
Fe(OH)2 : Sắt (II) hiđroxit.
Al2O3 : Nhôm oxit.
H2SO4 : Axit sunfuric.
Fe(NO3)3 : Sắt (III) nitrat.
Câu 9: (2đ)
a. Phương trình hoá học: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2	0,5đ
b. Theo bài ra ta có: nZn = = 0,05 (mol); nHCl = = 0,2 (mol)	0,25đ
Ta có: < Suy ra HCl là chất còn dư.	0,25đ
Theo phương trình hoá học ta có: nHCl(pư) = 2nZn = 2. 0,05 = 0,1 (mol)	0,25đ
=> nHCl(dư) = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol).
=> mHCl(dư) = 0,1. 36,5 = 3,65 (g).	0,25đ
c. Theo phương trình hoá học ta có: nH2 = nZn = 0,05 (mol)
=> VH2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l) 	0,5đ

File đính kèm:

  • docKT Hoa8 T58.De.Matran.Da.doc