Giáo án Hóa học 8 - Tiết 55: Nước (tiếp)

A.Mục tiêu:

-Học sinh biết và hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá học của nước:hoà tan đựơc nhiều chất rắn, tác dụng được với 1số kim loại tạo thành bazơ, tác dụng được với nhiều oxit phi kim tạo thành axit.

-Học sinh hiểu và viết được phương trình hoá học thể hiện được tính chất hoá học nêu trên của nước.Tiếp tục rèn luyện kkĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH.

-Học sinh biết được những nguyên nhân làm ô nhiểm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiểm.

B.Chuẩn bị:

-Cốc thuỷ tính:2cái -Lọ thuỷ tính có nút nhám:1

- Môi sắt:1 cái - ống nghiệm: 3 cái

- Na, P đỏ, CaO, quỳ tím.

C.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức :

2.Bài cũ:

-Cho biết thành phần định tính và định lượng của nước?

- Làm bài tập số 3 SGK?

GV: nhận xét cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới

3.Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 55: Nước (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo vệ nguồn nước tránh ô nhiểm?
HS: suy nghỉ trả lời theo cá nhân
-Là học sinh em đã làm gì để nguồn nước không bị ô nhiểm?
I.Tính chất của nước:
1.Tính chất vật lí:
1.Tính chất hoá học:
a.Tác dụng với kim loại : dung dich bazơ + khí hiđro
Ví dụ:
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
b.Tác dụng với một số oxit bazơ:
dung dich bazơ
Ví dụ:
CaO + H2O Ca(OH)2
3.Tác dụng với nhiều oxit axit 
dung dịch axit.
Ví dụ:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
III.Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiểm nguồn nước:
-Vai trò:
Biện pháp chống ô nhiểm nguồn nước
4.Củng cố;
-Qua bài học hôm nay em biết được những gì?
HS: đọc theo kết luận trong sgk
-Lập phương trình hoá học xảy ra khi cho nước tác dụng với: Ca, K2O, SO3
HS: lên bảng trình bày đại diện cho nhóm
a. Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
b, K2O + H2O 2KOH
c, SO3 + H2O H2SO4
- Tính khối lượng nước cần dùng để hoà tan natri oxit vào nước ta thu được 16 g natri hiđroxit?
HS; đứng tại chổ trình bày
-Nêu cách giải bài toán trên?
Vậy số mol của Na2O là bao nhiêu?
-Theo phương trình tỉ lệ số mol của nước và oxit là như thế nào?
-Vậy ta có số mol của nước là bao nhiêu? khối lượng của nước?
HS; suy nghỉ trả klời theo cá nhân
5.Dặn dò:
-Học và làm bài tập còn lại trong SGK và sách bài tập
- Nghiên cứu kĩ bài :Axit- Bazơ- Muối để tiết sau học tốt hơn, chú ý đến định nghĩa, gọi tên và phân loại các hợp chất đó.
Tiết 56: axit - bazơ - muối
25-3-08
A.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phần hoá học, tên gọi của chúng :
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một hay nhiều gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit.
B.Chuẩn bị:
Giấy trong , máy chiếu
C.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
-Nêu tính chất hoá học của nước, viết PTHH minh hoạ?
- Oxit là gì? công thức chung của oxit? Phân loại oxit? Mỗi loại cho 2 ví dụ?
HS: lên bảng trình bày
GV: nhận xét cho điểm rồi đặt vấn đề vào bài mới
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV: yêu cầu HS viết công thức axit tương ứng của các oxit axit trên?
- Vậy trong 3cthh axit trên có đặc điểm gì chung?đặc điểm gì khác nhau?
-Vậy theo em axit là gì?
HS: suy nghỉ trả lời theo cá nhân.
- Nếu đặt công thức chung của các gốc axit là A hoá trị là n thì công thức chung của axit là gì?
GV: giới thiệu cách phan loại của axit cho HS rõ.Đây mới chỉ là cách pơhân loại dựa vào thành phần phân tử.
GV: hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit.Vậy cách gọi tên như thế nào?
- Đọc tên của axit: HCl,H2S...
- Cách gọi tên chung của các axit trên?
HS: suy nghỉ trả lời theo từng cá nhân.
GV: hướng dẫn HS cách đọc tên của các gốc axit trên.
- Hãy đọc tên của các axit sau: H3PO4, H2SO4, H2CO3
HS; cá nhân đứng dậy trả lời
-Vậy hãy cho biết cách gọi tên các axit trên?
GV: H2SO3 có gì giống và khác với axit H2SO4?
GV: giới thiệu các đọc tên của axit H2SO3
-Vậy các đọc tên của 2 axit trên có gì khác nhau, giống nhau?
GV: giới thiệu cho HS cách đọc tên các gốc axit.
-Hãy phân loại và gọi tên các axit sau:
HBr, HCl, H2SO4, HNO3, HNO2, H3PO3
HS: suy nghỉ trả lời theo nhóm
GV: chiếu kết quả của một số nhóm lên bảng, nhóm còn lại nhận xét bổ sung
- Trong các công thức trên đâu là bazơ?( ở phân bài cú câu1)
-ở các công thức đó có gì giống nhau, khác nhau?
HS: suy nghỉ trả lời theo cá nhân
-Vậy theo em bazơ là gì?
HS: đứng tại chổ trả lời
-Theo em công thức chung của bazơ là gì?
Vậy các gọi tên bazơ như thế nào?
GV: hướng dẫn HS cách gọi tên
-Hãy đọc tên các bazơ sau: Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3
HS: đứng tại chổ trả lời theo cá nhân
GV: thuyết trình cách phân loại choHS
-Đây là cách phân loại dựa vào độ tan trong nước của các bazơ.
I.Axit:
1.Khái niệm:
Ví dụ: H3PO4, H2SO4, H2CO3, HCl...
Định nghĩa:
2.Công thức chung:
HnA
( H là KHHH của hiđro, A là KHHH của gốc axit, n là hoá trị của A)
3.Phân loại axit:
-Axit có oxi: : H3PO4, H2SO4, H2CO3....
-Axit không có oxi: HCl, H2S...
4,Gọi tên:
* Axit không có oxi:
Tên axit= Axit + tên phi kim+ hiđric
Ví dụ: HCl: axit clo hiđric
*Axit có oxi:
-Axit có nhiều oxi:
Tên axit= Axit + tên phi kim +ic
-Axit có ít oxi:
Tên axit= Axit + tên phi kim + ơ
II,Bazơ:
1.Khái niệm:
Ví dụ: NaOH, Ca(oh)2...
-Định nghĩa:
2.Công thức chung:
M(OH)n
( M là KHHH của kim loại,n là hoá trị của M, OH là nhóm hiđroxin)
3.Gọi tên:
Tên bazơ = Tên kim loại kèm hoá trị nếu kim loại nhiều hoá trị + hiđroxit
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit
4.Phân loại:
-Bazơ tan:NaOH, KOH...
 Bazơ không tan:Cu(OH)2, Zn(oh)2...
4.Cũng cố:
Hãy làm bài tập sau:
Tìm công thức , tên gọi thích hợp điền vào chổ trống?
TT
Nguyên tố
CTHH của oxit
CTHHcủa axit, bazơ tương ứng
Tên gọi axit
 Tên gọi bazơ
Phân loại
1
P(V)
2
Fe(II)
3
Ca
4
Na
5
S(VI)
HS; suy nghỉ làm bài theo nhóm N1,2,3 làm của nguyên tố kim loại
N4,5,6 làm của nguyên tố phi kim
GV: chiếu kết quả của một số nhóm lên bảng, nhóm còn lại nhận xét bổ sung
5.Dặn dò:
-Học thuộc phần lí thuyết theo những kết luận trong SGK.
-Làm bài tập số1,2,3,4,5 SGK
- Xem nội dung bài học còn lại về muối để tiết sau học tiếp được tốt hơn.
Tiết 57: Axit- Bazơ - muối ( tiếp)
30-3-08
A.Mục tiêu:
-Học sinh biết được muối là gì? cách phân loại và gọi tên các muối
- Rèn luyện cách đọc tên của một hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và ngược lại.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học 
B.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
- Viết công thức chung của axit? Bazơ? Lấy ví dụ minh hoạ?(lưu lại góc bảng)
- Làm bài tập số 2,4 sgk trang 130
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV; viết một số công thức về muối lên bảng
-Trong các công thức trên có gì giống nhau? Khác nhau?
HS: suy nghỉ trả lời theo cá nhân
- So sánh với axit bazơ, muối có gì giống và khác với 2 hợp chất đó?
-Vậy theo em muối là gì?
-Em nào có thể cho biết công thức chung của muối?
HS; tự suy nghỉ trả lời theo cá nhân
GV: nêu nguyên tắc gọi tên muối choHS
-Hãy gọi tên các muối sau:KCl, NaNO3, FeSO4, Mg(CO3)2, Al( HSO4)3
HS: suy nghỉ trả lời theo nhóm, đại diện nhóm đứng tại chổ trả lời, nhóm còn lại nhận xét bổ sung
- Qua thành phần phân tử của muối trên em có thể chia muối ra làm mấy loại?
HS:2loại
-Vậy cách chia đó như thế nào?
-Vậy theo em giữa axit, bazơ, muối có gì giống ? Khác nhau?
HS: suy nghỉ trả lời theo nhóm
HS: giống nhau: chia làm 2 loại
-Khác nhau: tên gọi , thành phần phân tử, 
III.Muối:
1.Khái niệm:
- Ví dụ: NaCl, K2SO4, Ca(HCO3)2...
-Định nghĩa:
2.Công thức chung:
MxAy
(M là kí hiệu hoá học của kim loại, A là kí hiệu của gốc axit, x, y là chỉ số)
3.Tên gọi:
Tên muối = Tên kim loại(kèm hoá trị nếu kim loại đa hoá trị) + tên gốc axit
Ví dụ: NaCl: Natri clorua
Cu(HSO4)2 : Đồng (II) hidrosunfat)
4.Phân loại:
-Muối trung hoà: NaCl
- Muối axit: KHSO4..
4.Củng cố:
- GV: chiếu lên bảng bài tập sau rồi yêu cầu HS làm bài:
1- Lập công thức của các muối sau:
A,Canxi nitrat
B, Natri hiđrocacbonat
C, Bari sunfat
D, Đồng (II) clorua
E, Sắt(III) sunfat
HS: làm bài theo nhóm
GV: chiếu kết quả của một số nhóm lên bảng, nhóm còn lại nhận xét bổ sung
A,Canxi nitrat : Ca(NO3)2
B, Natri hiđrocacbonat: NaNO3
C, Bari sunfat: BaSO4
D, Đồng (II) clorua:CuCl2
E, Sắt(III) sunfat : Fe2(SO4)3
2.Tìm công thức thích hợp điền vào chổ trống ở bảng sau: 
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc axit của axit
K2O
 H2CO3
Ca(OH)2
SO3
Al2O3
N2O5
BaO
H3PO4
HS: suy nghỉ trả lời theo nhóm: N1-2-3: điền vào ô:1,2 N:4-5-6: điền vào ô 3,4
Ô 5 làm chung cả lớp
GV; yêu cầu đại diện một số nhóm lên bảng hoàn thành bài tập
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc axit của axit
K2O
KOH
CO2
 H2CO3
K2CO3
CaO
Ca(OH)2
SO3
 H2SO4
CaSO4
Al2O3
Al(OH)3
N2O5
 HNO3
Al(NO)3
BaO
Ba(OH)2
P2O5
H3PO4
Ba3(PO4)2
HS: đại diện nhóm lên bảng làm đại diện nhóm còn lại nhận xét bổ sung
-Hãy đọc tên các oxit trên? 
-Đọc tên các axit, bazơ, muối trên? Và phân loại chúng?
3.Kiểm tra 10phút
- Tìm công thức thích hợp điền vào chổ trống ở bảng sau: 
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Gốc axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc axit của axit
Tên gọi muối
MgO
 H2CO3
KOH
HSO3
Fe2O3
N2O5
CuO
Br
-Thang điểm : điền đúng mỗi công thức :0,5 điểm.Gọi đúng tên một muối:1điểm
- Công thức oxit bazơ: K2O
- Công thức bazơ: Mg(OH)2, Fe(OH)3 ,Cu(OH)2
- Công thức gốc axit: CO3
- Công thức axit: H2SO3, HNO3, HBr
- Công thức muối: MgCO3, K2SO3, Fe(NO3)3, CuBr2
-Gọi tên muối: Magie cacbonat, Kalisunfat, Sắt(III) nitrat, Đồng (II) bromua
5.Dặn dò:
-Làm bài tập :5,6 SGK
-Nghiên cưú lại các bài học từ bài nước đến nay để tiết sau học tiết luyện tập cho tốt
Tiết 58: Luyện tập
1-4-08
A.Mục tiêu:
-Cũng cố những kiến thức và các khái niệm hoá học về thành phần hoá học của nước và tính chất hoá học của nước.
- Học sinh biết và hiểu định nghĩa, công thức chung, tên gọi và phân loại các axit, bazơ và muối
- Học sinh nhận biết được axit có oxi và không có oxi, bazơ tan và bazơ không tan, muối axit và muối trung hoà.
B.Chuẩn bị:
-Bảng phụ
-Máy chiếu, giấy trong
C.Tiến trình bài dạy:
I.ổn định tổ chức:
II.Bài cũ : 
Kết hợp trong lúc luyện tập
III.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
 Nội dung ghi bảng
GV: chiếu lên bảng nội dung bài tập sau:
Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
1,P2O5 + H2O---->.........
2.SO2 + ..........----> H2SO3
3.Ca +.......------> Ca(OH)2 + H2
4. H2SO4 + Al -----> Al2(SO4)3 + H2
5.CO2 + NaOH----> NaHCO3
-Đọc tên các sản phẩm thu được?
HS: trao đổi nhóm hoàn thành bài tập
GV: chiếu kết quả của một số nhóm lên bảng, nhóm còn lại nhận xét bổ sung
-Để làm được bài toán trên ta vận dụng những kiến thức nào đã được học?
-Vậy em hãy cho biết tính chất hóa học của nước?
-Thành phần 

File đính kèm:

  • doctiet 5558.doc