Giáo án Hóa học 8 - Tiết 50, Bài 34: Bài luyện tập 8 - Đào Thị Vân
1. Kiến thức: Sau bài này học sinh cần nhớ:
- Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
- Khí hidđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
- Có thể điều chế khí hidđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch axit HCl hoặc dung dịch axit H2SO4 tác dụng với các kim loại như Zn, Al, Fe. Có thể thu khí hidđro vào bình bằng 2 cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới).
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH về tính chất hóa học của hiđro, các phản ứng điều chế hiđro
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm các bài tập tính theo phương trình hóa học
Ngày soạn: 23/02/2013 Người soạn: Đào Thị Vân Tiêt 50 Tuần: 26 BÀI 34: BÀI LUYỆN TẬP 8 MỤC TIÊU Kiến thức: Sau bài này học sinh cần nhớ: - Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt. - Khí hidđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. - Có thể điều chế khí hidđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch axit HCl hoặc dung dịch axit H2SO4 tác dụng với các kim loại như Zn, Al, Fe. Có thể thu khí hidđro vào bình bằng 2 cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới). - Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH về tính chất hóa học của hiđro, các phản ứng điều chế hiđro - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm các bài tập tính theo phương trình hóa học II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Luyện tập Thảo luận nhóm CHUẨN BỊ Chuẩn bị của giáo viên Giáo án, bảng phụ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức, phiếu học tập Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập laị kiến thức về hiđro IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số Bài mới a. Đặt vấn đề: Ở chương này chúng ta được học về những tính chất, ứng dụng và cách điều chế hidđro trong phòng thí nghiệm, tìm hiểu về phản ứng thế. Để củng cố lại những phần này ta học bài 34: “Luyện tập 8”. Cô không kiểm tra bài cũ mà trong bài học cô sẽ lồng ghép những câu hỏi kiểm tra. b. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu phần “Kiến thức cần nhớ” trong sgk. 2 bàn 1 nhóm quay lại thảo luận trong 6 phút hoàn thành những chỗ còn thiếu trong sơ đồ tư duy về khí hiđro. Trong lúc học sinh thảo luận giáo viên vẽ sơ đồ tư duy đó lên bảng. Gọi các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Giáo viên nhận xét. Chỉ vào sơ đồ và hỏi thêm 1 số câu hỏi: ? H2 được sử dụng để bơm vào khinh khí cầu dựa vào tính chất nào của H2 ? Tại sao ta có thể thu được H2 bằng cách đẩy nước - Thế nào là phản ứng thế? - Thảo luận hoàn thành phiếu học tập - Đại diện 1 số nhóm lên hoàn thành vào những chỗ còn thiếu trên sơ đồ - H2 là khí nhẹ nhất trong các khí - vì H2 là khí tan rất ít trong nước Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chia bài tập cho các tổ làm sau đó gọi đại diện các nhóm lên bảng làm - Tổ 1: Viết 2 PTPU của H2 với O2, Fe=O3 - Tổ 2: Viết 2 PTPU của H2 với Fe3O4, PbO - Tổ 3: làm bài tập 2/sgk.118 Bài tập 1 sgk/118: Viết PTHH biểu diễn phản ứng của H2 với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng. cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? Bài tập 2: Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong lọ. Nêu trình tự các bước thực hiện. Gọi đại diện mỗi tổ lên bảng trình bày kết quả thảo luận Bài tập 3 (bài 4/sgk): Lập PTHH của các phản ứng sau. Cho biết mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? 1. cacbon đioxit + nước - -> axit cacbonic 2. lưu huỳnh đioxit + nước - -> axit sunfuro 3. kẽm + axit clohiđric - -> kẽm clorua + H2 4. điphotphopentaoxit + nước - -> axit photphoric 5. chì (II) oxit + hiđro - -> Chì (Pb) + H2O Gọi 1 hs lên viết phương trình 1,2,3 và 1 hs lên bảng viết phương trình 4,5 - Gọi 1 hs nhận xét Bài tập 4: Dẫn 2,24 lít khí hiđro ở đktc vào 1 ống có chứa 12 gam CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. kết thúc phản ứng còn lại a gam chất rắn Viết PTPU Tính khối lượng nước tạo thành Tính a Bài tập 5 (bài 6/sgk): Cho các kim loại kẽm, nhôm sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sufuric loãng a/ Viết các phương trình phản ứng? b/ Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết axit thì kim loại nào cho nhiều khí hidro nhất? c/ Nếu thu được cùng một thể tích khí hidro thì khối lượng của kim loại nào đả phản ứng là nhỏ nhất? 1. 2H2 + O2 2H2O (phản ứng hóa hợp) 2. 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O (phản ứng thế) H2 + PbO Pb + H2O (phản ứng thế) 4. 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O (phản ứng thế) Giải: Đánh số thứ tự vào mỗi lọ Đưa que đóm đang cháy vào mỗi lọ Khí ở lọ làm que đóm bùng cháy là oxi; lọ không làm thay đổi ngọn lửa là không khí; lọ xuất hiện ngọn lửa xanh mờ kèm tiếng nổ là khí Hiđro Giải 1) CO2 + H2O ® H2CO3 2) SO2 + H2O ® H2SO3 3) Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 4) P2O5 + 3H2O ® 2 H3PO4 5) PbO + H2 Pb + H2O Phản ứng 1,2,4 là phản ứng hóa hợp Phản ứng 3,5 là phản ứng thế Giải: a) PTPU: CuO + H2 Cu + H2O b) nCuO = = 0,15 mol nH2 = = 0,1 mol theo PT tỉ lệ nH2 : nCuO = 1:1 vậy CuO dư và H2 tham gia hết Theo PT: nCuO = nH2 = nH2O = 0,1mol Vậy mH2O = 0,1 . 18 = 1,8 g c) nCuO dư = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol m CuO dư = 0,05 . 80 = 4g nH2 = nCu = 0,1 mol mCu = 0,1 . 64 = 6,4 g a = mCu + mCuO dư = 6,4 + 4 = 10,4g Giải: viết PTPƯ Zn + H2SO4 loãng ® ZnSO4 + H2 (1) 65 g 22,4 l 2Al + H2SO4 loãng® Al2(SO4)3 +3H2(2) 2.27 = 54 g 3.22,4 l Fe + H2SO4 loãng ®FeSO4 + H2 (3) 56 g 22,4 l b) Theo các PTHH (1), (2), (3) cùng 1 khối lượng kim loại tác dụng với lượng axit dư thì kim loại Al sẽ cho nhiều khí hiđro hơn (54 gam Al sẽ cho 3.22,4 lít H2), sau đó là sắt (56 gam Fe sẽ cho 22,4 lít H2), cuối cùng là kẽm (65 gam Zn cho 22,4 lít H2) c) Nếu thu được cùng 1 lượng khí H2, thí dụ 22,4 lít, thì khối lượng kim loại ít nhất là Al: (54:3=18 gam), sau đó là sắt (56 gam), cuối cùng là kẽm (65 gam) 4. Bài tập về nhà: 3,5 SGK/119 Học lí thuyết và bài tập chương 5: từ bài 31 đến bài 34 Chuẩn bị bản tường trình, đọc trước các thí nghiệm trong bài thực hành số 5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 34 luyen tap 8.doc