Giáo án Hóa học 8 - Tiết 47 – Bài 32: Phản Ứng Oxi Hóa - Khử

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được các khái niệm: sự khử, sự oxi hóa.

- Hiểu được khái niệm chất khử, chất oxi hóa.

- Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hóa - khử và tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân biệt chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa - khử.

- Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa - khử với các loại phản ứng.

- Rèn luyện kĩ năng phân loại các phản ứng hóa học.

3. Thái độ

- Rèn luyện lòng ham thích học tập môn hóa học.

- Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và biến đổi của vật chất và hóa học đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

II. Tiến trình dạy học

- Ổn định lớp

- Kiểm tra bài cũ

+ Nêu tính chất hóa học của hiđro, viết phương trình phản ứng minh họa.

+ Làm bài tập 1 trang 109 sgk

+ Làm bài tập 4 trang 109 sgk

- Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 47 – Bài 32: Phản Ứng Oxi Hóa - Khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 – bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
Ngày soạn : 20/02/2011
Giáo sinh : Nguyễn Thị Nga
Mục tiêu
Kiến thức
Học sinh nắm được các khái niệm: sự khử, sự oxi hóa.
Hiểu được khái niệm chất khử, chất oxi hóa.
Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hóa - khử và tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân biệt chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa - khử.
Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa - khử với các loại phản ứng.
Rèn luyện kĩ năng phân loại các phản ứng hóa học.
Thái độ
Rèn luyện lòng ham thích học tập môn hóa học.
Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và biến đổi của vật chất và hóa học đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
+ Nêu tính chất hóa học của hiđro, viết phương trình phản ứng minh họa.
+ Làm bài tập 1 trang 109 sgk
+ Làm bài tập 4 trang 109 sgk
Bài mới
Hoạt động 1 : 1. Sự khử, sự oxi hóa
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: đưa ra ví dụ:
Trong phản ứng này đã xảy ra quá trình tách oxi ra khỏi CuO để tạo thành Cu. Quá trình này gọi là sự khử.
sự khử CuO
GV: Chỉ vào các phương trình hóa học ( bài tập 1 trang 109, HS làm trên bảng): Ở các nhiệt độ cao khác nhau, khí H2 có thể chiếm được nguyên tố oxi của một số oxit kim loại như: Fe2O3, PbO, HgO... Ta có thể nói trong các phản ứng hóa học này đã xảy sự khử oxit kim loại. Vậy thế nào là sự khử?
HS: Trả lời
GV: khái niệm sự oxi hóa, chúng ta đã học ở bài 25: Sự oxi hóa- phản ứng hóa hợp- ứng dụng của oxi. Một em hãy nêu lại khái niệm sự oxi hóa?
HS trả lời
sự oxi hóa H2
GV biểu diễn sơ đồ
GV : yêu cầu HS nêu laik khái niệm sự khử, sự oxi hóa.
Bài tập: xác định sự khử, sự oxi hóa trong phản ứng a, b ( bài tập 1 trang 109)
HS: nêu khái niệm 
 Làm bài tập
GV: nhận xét
1. Sự khử, sự oxi hóa
a. Sự khử
sự oxi hóa H2
sự khử CuO
- Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử.
b. Sự oxi hóa
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Bài tập:
sự oxi hóa H2
a)
sự khử Fe2O3
b)
sự oxi hóa H2
sự khử HgO
Hoạt động 2: Chất khử và chất oxi hóa
GV: Trong phản ứng:
(chất khử)
? Bạn nào có thể xác định được chất nào là chất khử? chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
HS: trả lời
GV : nhận xét
+ và là chất khử vì là chất chiếm oxi.
+ và là chất oxi hóa vì là chất nhường oxi, đơn chất oxi cũng là chất oxi hóa.
GV : Thế nào là chất khử, chất oxi hóa ?
HS : nêu khái niệm :
GV : bài tập
Xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các phản ứng sau :
HS : 1 bạn lên bảng làm bài tập
 cả lớp làm bài vào vở
GV : nhận xét
2. Chất khử, chất oxi hóa
( chất oxi hóa)
(chất khử)
( chất oxi hóa)
Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân oxi cũng là chất oxi hóa.
Bài tập
(chất khử)
(chất oxi hóa)
(chất khử)
( chất oxi hóa)
Hoạt động 3 :Phản ứng oxi hóa - Khử
GV : cho phương trình phản ứng :
? Một bạn lên hoàn thành phương trình phản ứng và xác định sự khử, sự oxi hóa ?
HS lên bảng làm
GV : sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học, phản ứng loại này gọi là phản ứng oxi hóa - khử. Vậy phản ứng oxi hóa - khử là gì ?
HS : trả lời
GV : nhận xét, cho HS nhắc lại
GV : dấu hiệu để phân biệt phản ứng oxi hóa khử với các phản ứng khác ?
HS trả lời
GV  hỏi : phản ứng : có phải là phản ứng oxi hóa khử không ?
HS : trả lời
GV : đây cũng là phản ứng oxi hóa khử. Để giải thích, một bạn hãy đọc mục Đọc thêm cho cả lớp nghe.
HS đọc bài
GV : giải thích : qua phần bạn đọc chúng ta có khái niệm mới về phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự dịch chuyển electron giữa các chất phản ứng. Ở phương trình này tuy không có sự chiếm oxi hay nhường oxi nhưng có sự thay đổi số oxi hóa của Al từ 0 lên +3 ( Al đã nhường 3 electron) và của Cl2 từ 0 xuống -1( nhận 1 electron), nên đây là phản ứng oxi hóa khử.
Bài tập :
Hãy cho biết mỗi phản ứng dưới đây thuộc loại nào ? Đối với phản ứng oxi hóa khử, hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa.
a) 
b) 
c) 
d) 
HS : làm bài tập
3. Phản ứng oxi hóa khử
sự oxi hóa H2
sự khử ZnO
Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Dấu hiệu của phản ứng oxi hóa - khử là có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất.
Bt :
a) phản ứng phân hủy
b) phản ứng hóa hợp + phản ứng oxi hóa khử.
c) Phản ứng hóa hợp
d) Phản ứng oxi hóa khử
Chất khử: Fe(OH)2, Mg
Chất oxi hóa: O2 , CO2
Hoạt động 4: Tầm quan trọng của phản ứng Oxi hóa – khử
GV: yêu cầu học sinh đọc sgk và tự rút ra kết luận
4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa- khử (sgk)
Hoạt động 5: Củng cố
Đọc mục ghi nhớ SGk tr 111
Sự khử, sự oxi hóa là gì?
Thế nào là chất khử, chất oxi hóa?
Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa khử?
Hoạt động 6: Dặn dò
BTVN: 1,2,3,4,5, (sgk trang 113)
Đọc bài 33: Điều chế khí Hiđro – phản ứng thế
Xem lại bài 27: Điều chế khí oxi- phản ứng phân hủy

File đính kèm:

  • docphan ung oxi hoa khu(2).doc