Giáo án Hóa học 8 - Tiết 42, Bài 28: Không khí - Sự cháy - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức :

- HS biết không khí là hỗn hợp nhiều khí, TP của không khí theo thể tích gồm có 78% N2, 21% 02, 1% các khí khác.

2.Kỹ năng :

- Phân biệt được sự cháy và sự oxi hoá chậm.

- Quan sát, phân tích thí nghiệm.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.

II. Phương pháp :

- Trực quan, nêu vấn đề.

- Hợp tác nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 42, Bài 28: Không khí - Sự cháy - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/1/08
Ngày dạy : 
Tiết : 42
Bài 28. không khí – sự cháy
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức : 
- HS biết không khí là hỗn hợp nhiều khí, TP của không khí theo thể tích gồm có 78% N2, 21% 02, 1% các khí khác.
2.Kỹ năng : 
- Phân biệt được sự cháy và sự oxi hoá chậm.
- Quan sát, phân tích thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
II. Phương pháp : 
- Trực quan, nêu vấn đề.
- Hợp tác nhóm.
III . Chuẩn bị .
* GV: 
- Dụng cụ: ống thuỷ tinh hình trụ có đánh 6 vạch, muôi sắt, đèn cồn.
- Hóa chất: P đỏ, nước.
HS: HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu trên sách báo về tình hình ô nhiễm không khí và các biện pháp phòng ngừa.
IV. Các hoạt động dạy-học:
1- ổn định: (1')
2- Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu sự khác nhau giữa PƯ phân huỷ và phản ứng hoá hợp? Dẫn ra 2 thí dụ minh hoạ?
3- Bài mới: (35')
Mở bài: có cách nào để xác định thành phần của không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy?.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
Tìm hiểu thành phần của không khí.
HS. nêu yêu cầu của TN.
GV. biểu diễn TN.
HS. quan sát nêu nhận xét.
? Mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào khi P cháy ?
? Chất nào đã tác dụng với P để tạo ra P205 bị tan dần trong nước.
? Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên 1/5 V có giúp ta suy ra tỉ lệ khí oxi trong không khí được không?
? Chất khí còn lại trong ống chấm 4/5 V của ống là khí nitơ. Vậy Nitơ chiếm tỉ lệ ntn trong không khí?
HS. quan sát TN. Trả lời câu hỏi.
- P tác dụng với oxi trong không khí.
- P dư vì oxi đã hết.
=> Khí oxi chiếm 1/5 thể tích ống nghiệm.
? Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về thành phần của không khí.
HS. trả lời khí còn lại 4/5 không duy chì sự chấy là khí N2, nên thành phàn của không khí sẽ là.
Hoạt động 2: (10')
? Ngoài 2 khí trên ra trong không khí cón có những thành phần chất nào khác không.
HS. trả lời còn hơi nước và khí cacbonic.
? Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa 1 ít hơi nước?
? Khi quan sát lớp nước trên bề mặt hố tôi vôi, thấy có màng trắng mỏng do khí C02, tác dụng với nước vôi. Khí C02 này ở đâu sinh ra?
HS. trả lời nêu nhận xét bổ xung.
? Qua các ví dụ trên nêu kết luận về thành phần của không khí.
HS. trả lời - nhận xét.
I. Thành phần của không khí.
1- Thí nghiệm: 
- P tác dụng với oxi tạo ra P2O5.
- P2O5 tan trong nước tạo
 axit phốtpho ric ( H3PO4)
- 4P + 5O2 2P2O5 (1)
- P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (2)
=> KL. Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Chính xác hơn khí oxi chiếm 21% thể tích không khí phần cồn lại hầu hết là khí N2.
2- Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?
a. VD.
1. cốc nước lạnh để ngoài không khí có các giọt nước bám ở bên cạch ngoài cốc.
2. ở trên mặt hố tôi vôi có lớp váng là do khí CO2 có trong không khí đã tác dụng với dd nước vôi trong tạo thành.
=> KL. Trong không khí ngoài khí oxi và khí nitơ ra còn có hơi nước, khí cacbonic, khói, bụi... chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 1%.
Hoạt động 3: (10')
Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
HS. đọc SGK trả lời các câu hỏi.
? Không khí ô nhiễm gây ra những tác hại nào.
? Ta nên làm gì để bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. 
GV. Giới thiệu các tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm được về ô nhiễm không khí và cách giữ cho không khí trong lành.
HS. Liên hệ bản thân.
3- Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. 
4. Củng cố: (3')
GV. nhận xé và chốt lại toàn bài.
HS. trả lời các câu hỏi sau.
Bài tập 1/99.
Bài tập 2/99. Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì ? phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
ĐA câu 1 - C.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 1, 2, 3, 4 SBT.
- Chuẩn bị trước bài 28 phần II.

File đính kèm:

  • docTiet 42.doc
Giáo án liên quan