Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29, Bài 20: Tỉ khối của chất khí - Trần Thị Ngọc Hiếu
I. Mục tiêu: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
2. Kĩ năng:
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập và vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập cụ thể.
4. Trọng tâm:
- Biết cách sử dụng tỉ khối để so sanh khối lượng các khí.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. GV: Các bài tập vận dụng.
b. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
- Tìm hiểu SGK – Thảo luận nhóm – làm việc cá nhân – đàm thoại.
Tuần 15 Ngày soạn: 17/11/2014 Tiết 29 Ngày dạy: 21/11/2014 Bài 20. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ I. Mục tiêu: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. 2. Kĩ năng: - Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí. 3. Thái độ: - Tích cực học tập và vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập cụ thể. 4. Trọng tâm: - Biết cách sử dụng tỉ khối để so sanh khối lượng các khí. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh: a. GV: Các bài tập vận dụng. b. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: - Tìm hiểu SGK – Thảo luận nhóm – làm việc cá nhân – đàm thoại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 .. 8A5 .. 8A6 .. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Chiếu slide 2 kiểm tra bài cũ nêu công thức tính số mol, thể tích chất khí (ở đktc) 3.. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Chiếu slide 3 cho học sinh quan sát 2 chùm bong bóng, một chùm bong bóng bơm khí H2, một chùm bong bóng bơm khí CO2. GV cho HS quan sát khi thả 2 chùm bóng này cho học sinh quan sát. Vậy tại sao chùm bóng bơm khí H2 lại bay lên cao, chùm bóng bơm khí CO2 lại rơi xuống đất. Để biết được điều này ta dựa vào tỉ khối của chất khí. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?(15’) - GV: Chiếu slide 5 có 2 khí A và B. Làm sao để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B. - GV: Chiếu slide 6, yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần? - GV: Cho HS tính khối lượng mol của H2 , CO2. - GV: Để biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 ta so sánh khối lượng mol. - GV: Để biết được khí CO2 nặng hơn khí H2 bao nhiêu lần: - Khí nào viết trước ghi trên mẫu, khí nào viết sau thì ghi ở tử. - GV: Qua ví dụ, cho biết để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B làm bằng cách nào? -GV: Hướng dẫn lập công thức tính tỉ khối của chất khí. - GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm rút ra kết luận. - GV: Cho học sinh rút ra 2 công thức MA, MB . - GV: Chiếu slide 7 cho HS làm bài tập trắc nghiệm rút ra chú ý. - GV: Chiếu slide 8 hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài tập Cho biết khí O2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần? - GV: Chiếu slide 9 cho học sinh làm BT: Hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng. - GV: Nhận xét. - HS: Lắng nghe. - HS: Tìm hiểu ví dụ - HS: - HS: So sánh khối lượng mol khí CO2 nặng hơn khí H2 HS: Làm theo các bước hướng dẫn của GV. Vậy, CO2 nặng hơn H2 22 lần. - HS: Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh kbối lượng mol của khí A ( MA) với khối lượng mol của khí B ( MB) -HS:Thực hiện. -HS: Lập công thức: - HS: Rút ra 2 công thức - HS: Trả lời. - HS: Thực hiện theo hướng dẫn Khí O2 nặng hơn khí H2 16 lần. - HS: Làm bài tập. - HS: Lắng nghe. I. Bằng cách nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B VD: khí CO2 nặng hơn khí H2 Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh MA với MB dA/B : Tỉ khối của khí A đối với khí B MA , MB : Khối lượng mol của phân tử khí A , khí B . dA/B> 1: Khí A nặng hơn khí B. dA/B <1: Khí A nhẹ hơn khí B. dA/B =1: Khí A nhẹ hay nặng bằng khí B. Khí O2 nặng hơn khí H2 16 lần. Hoạt động 2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?(15’) - GV: Thay khí B bằng không khí , rút ra công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí. - GV: Thông báo MKK =29 - GV: Cho HS rút ra MA -GV: Chiếu slide 10 hướng dẫn HS làm bài tập. - GV: Khí H2 nhẹ hơn không khí thì được ứng dụng như thế nào? - HS: Trả lời -HS: Trả lời: - HS: Trả lời - HS: Trả lời Khí H2 nhẹ hơn không khí 0,07lần - HS: Bơm vào khinh khí cầu, bong bong II. Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? : Là tỉ khối khí A so với không khí. MA: Khối lượng mol của khí A Khí H2 nhẹ hơn không khí 0,07lần 4. Củng cố - Dặn dò (8’): a. Củng cố: (7’) - GV chiếu slide 11 cho HS làm BT. - GV cho học sinh đọc phần em có biết để giáo dục học sinh tính cẩn thận khi xuống giếng. b. Dặn dò(1’) : Về nhà học bài. Làm bài tập 3 SGK/69. Chuẩn bị bài: “Tính theo công thức hoá học”. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 29 Ti khoi cua chat khi.doc