Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29, Bài 20: Tỉ khối của chất khí - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức :

- HS biết cách xác định tỉ khối A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.

- Biết giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối chất khí.

- Củng cố các khái niệm mol, và cách tính khối lượng mol.

2-Kỹ năng :

- làm bài tập có liên quan đến tỉ khối chất khí

II. Phương pháp :

- Nêu và giải quyết vấn đề .

III. Chuẩn bị của GV và HS.

- GV: Bảng nhóm.

- HS: đọc trước bài tỉ khối ở nhà.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29, Bài 20: Tỉ khối của chất khí - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/12/07
Ngày dạy : 
Tiết : 29
Bài 20. Tỉ khối của chất khí
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức : 
- HS biết cách xác định tỉ khối A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.
- Biết giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối chất khí.
- Củng cố các khái niệm mol, và cách tính khối lượng mol.
2-Kỹ năng :
- làm bài tập có liên quan đến tỉ khối chất khí
II. Phương pháp : 
- Nêu và giải quyết vấn đề .
III. Chuẩn bị của GV và HS.
- GV: Bảng nhóm.
- HS: đọc trước bài tỉ khối ở nhà.
IV. Hoạt động dạy – học:
1. ổn định: (1')
2. Kiểm tra: (0)
3. Bài mới: (35')
- GV: Nếu bơm khí hiđrô vào quả bóng, bóng sẽ bay lên. Nếu bơm khí C02 vào quả bóng, bóng sẽ rơi xuống đất. Như vậy trong cùng 1 điều kiện những V bằng nhau của các chất khí khác nhau thì nặng nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia là bao nhiêu lần? Để giải đáp cho vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (18')
Tìm hiểu sự nặng nhẹ giữa 2 chất khí.
Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí.
GV. đưa CT tính dA/B lên bảng. 
? Hãy thử giải thích công thức bên.
HS. giải thích các kí hiệu có trong công thức.
Vận dụng
Bài 1: Em hãy cho biết khí C02, khí Cl2 nặng hơn hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần?
GV. gọi 1 HS lên làm BT và HS khác làm bài vào vở.
HS. lên bảng thực hiện.
Bài tập 2: (Thảo luận nhóm)
Em hãy điền các số thích hợp vào cột MA ở bảng sau:
HS. thực hiện theo nhóm.
GV. chấm điểm cho nhóm làm nhanh nhất.
I. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
1- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B.
 MA
dA/B = 
 MB
Trong đó: 
- dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B
- MA khối lượng mol của A
- MB khối lượng của khí B
2- Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:
MC02 = 12 + 16 x 2 = 44g
MCl2 = 35,5 x 2 = 71g
MH2 = 1 x 2 = 2 g
" dC02/H2 = = = 22 (lần)
- dCl2/H2 = = = 35,5 (lần)
Trả lời: + khí C02 nặng hơn khí H2 22 lần.
+ Khí Cl2 nặng hơn khí H2 35,5 lần.
Bài 2:
MA
d A/H2
64
28
16
32
14
8
Hoạt động 2: (17')
Tìm hiểu sự nặng nhẹ của chất khí A so với không khí.
GV: từ công thức dA/B = 
Nếu B là không khí ta có dA/KK
GV. thông tin MKK = 29.
GV: Giải thích: MKK là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp không khí. ? Em hãy tính MKK (HS nhắc lại TP của không khí.
MKK = (28 x 0,8) + (32 x 0,2) = 29(g)
? Hãy suy ra CT tính MA so với không khí.
HS. viết công thức.
Bài 1:
Khí S03 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
Bài 2: Khí A có công thức dạng chung là R02. Biết dA/KK = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A.
- GV hướng dẫn:
+ Xác định MA?
+ Xác định MR
+ Em tra bảng ở SGK T42 để xác định R.
N1, 2 bài 1.
N 2, 3 bài 2
HS. hoạt động nhóm (4')
II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
1. Công thức:
"d A/KK = 
2. Vận dụng.
Bài 1.
- MS03 = 32 + 16.3 = 80(g)
" dS03/KK = 2,75g
Trả lời: khí S03 nặng hơn không khí 2,759 lần.
Bài 2.
MA = 29 x dA/KK
 = 29 x 1,5862 = 46 (g)
MR = 46 – 32 = 14 (g)
" Vậy R là Nitơ (kí hiệu là N)
" CT của A là N02
4. Củng cố: (8')
- GV. chốt lại toàn bài.
- GV: đưa đề bài tập
Hợp chất A có tỉ khối so với khí H2 là 17. Hãy cho biết 5, 6 lít khí A ở (đktc) có khối lượng là bao nhiêu g?
- GV: Biểu thức để tính khối lượng mA = n x M
- Từ dữ kiện đề bài ta có thể tính đại lượng nào?
nA = = = 0,25 (mol)
nA = dA/H2 x MH2 = 17 x 2= 34 (gam)
" mA = n. MA = 0,25 x 34 = 8,5 g
- Bài tập 3/69 (b đúng)
- HS. đọc “mục em có biết”
? Vì sao trong tự nhiên khí C02 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu? (vì khí C02 nặng hơn không khí)
 dC02/K = = ? )
 5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 1,2, 3sgk/69
- Chuẩn bị trước bài 21.

File đính kèm:

  • docTiet 29.doc