Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong PƯHH.

- Biết vận dụng định luật để làm các BT hoá học.

2.Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ cho HS.

II. Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

- Nêu và giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị:

- Cân, 2 cốc thuỷ tinh

- Dung dịch BaCl2, Na2SO4

- Sơ đồ tượng trưng cho PƯHH giữa khí H2 và O2 (H2.5 SGK T48)

- Bảng phụ có đề các bài tập vận dụng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/07.
Ngày dạy :
Tiết : 21
bài 15 . Định luật bảo toàn khối lượng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong PƯHH.
- Biết vận dụng định luật để làm các BT hoá học.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ cho HS.
II. Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
- Cân, 2 cốc thuỷ tinh
- Dung dịch BaCl2, Na2SO4
- Sơ đồ tượng trưng cho PƯHH giữa khí H2 và O2 (H2.5 SGK T48)
- Bảng phụ có đề các bài tập vận dụng.
IV.Hoạt động dạy - học:
1- ổn định :(1')
2. Kiểm tra: (0)
2- Bài mới: ( 40')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
GV. giới thiệu bài học và giới thiệu 2 nhà bác học Lômônôxốp và Lavoadiê (sgv/67).
HS. nghe và ghi nhớ.
GV. cho hs dọc y/c thí nghiệm.
HS. đọc bài.
GV. cho hs kiểm nghiệm các dụng cụ trước khi làm thí nghiệm.
GV. tiến hành làm thí nghiệm.
+ Đặt 2 cốc chứa dung dịch BaCl2 và Na2SO4 lên 1 bên cân.
+ Đặt các quả cân vào đĩa bên kia sao cho kim cân thăng bằng.
+ Yêu cầu HS quan sát xác nhận vị trí kim cân.
HS. Kim cân ở vị trí thăng bằng
GV. đổ cốc 1 vào cốc 2 yêu cầu HS quan sát rút ra kết luận.
HS. Hiện tượng : Có chất rắn trắng xuất hiện à đã có phẩn ứng hoá học xảy ra.
? Em hãy quan sát vị trí của kim cân
HS. Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằngà hs rút .
? Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng sản phẩm.
HS. nêu kết luận - nhận xét - bổ xung.
GV. thông tin sản phẩm là: Natriclorua và Bari sunfat.
? Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trong TN trên.
HS. viết PT chữ.
GV. thông tin nếu đặt khối lượng của các chất là m thì ta có ->....
Đó là nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng. Ta xét tiếp phần nội dung của định luật.
I. Thí nghiệm. 
- Hiện tượng: có chất rắn, màu trắng xuất hiện " đã có PƯHH xảy ra.
- Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằng
=> Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.
- Bari clorua+ Natri sunfat 
 Natriclorua + Bari sunfat.
*Đặt khối lượng của các chất là m thì ta có :
 m Bari clorua + m Natri sunfat 
 m Natriclorua + m Bari sunfat
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu dịnh luật bảo toàn khối lượng.
? Dựa vào sơ đồ trên thì định luật bảo toàn sẽ được phát biểu như thế nào.
HS. trao đổi phát biểu - nhận xét - bổ xung.
GV. cho hs đọc nội dung đ/luật sgk/53.
? Hãy quan sát và đặt biểu thức tính khối lượng.
HS. trao đổi trả lời - nhận xét - bổ xung. 
GV. Trong thực tế có PƯHH có 2 chất tham gia và 1 SP, có 1 chất tham gia và 2 SP
? điều này được giải thích như thế nào.
GV. cho hs quan sát lại hình 2.5.
HS. quan sát trao đổi và giải thích theo hình.
GV. nhận xét và chốt lại .
GV. dựa vào nội dung của ĐLBT khối lượng ta sẽ tính được khối lượng của những chất kia. Chúng ta sẽ áp dụng để làm BT sau:
II. Định luật bảo toàn khối lượng.
1. Định luật.
Trong 1 PUHH tổng khối lượng chất sản phẩm bằng tổng khối lượng chất tham gia.
- Biểu thức:
mA+ mB ... = mc + mD ...
2. Giải thích. 
- Trong một PUHH:
+ Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
+ Số n/tử.
+ Số p/tử. Không thay đổi.
=> Tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Hoạt động 3: (10')
Vận dụng lý thuyết làm bài tập.
GV. đưa đề bài tập 1 và 2 dán lên bảng. yêu cầu HS đọc BT.
GV. chia nhóm
N: 1, 2 giải BT 1.
N: 3, 4 giải BT 2
*Bài 1: Nung đá vôi (Canxi cacbonat) người ta thu được 112kg canxi oxit (vôi sống) và 88kg khí CO2.
a. Viết PT của chữ PU.
b. Tính khối lượng của canxi cacbonat đã phản ứng.
GV. cho học sinh hoạt động nhóm (5')
HS. các nhóm trao đổi và làm bài tập vào bảng phụ nhóm rồi trình bày trên bảng.
* Bài tập 2.
 Đốt cháy 3,2 gam S trong không khí. Thu được 6,4 gam hợp chất lưu huỳnh đioxit.
a. Viết PT chữ.
b.Tính khối lượng khí oxi tham gia PU.
? Qua 2 bài tập trên nêu các bước để tính một bài toán theo DDLBT KL.
HS. trả lời dựa vào các bước giải bài tập trên.
- Viết PT chữ.
- Theo biểu thức DDLBT KL.
- Thay giá trị của các chất đã biết.
- Tính.
III. áp dụng.
1. Bài tập 1:
a. Phương trình chữ.
Canxi cacbonat Canxi oxit + Khí cacbonic
b. Khối lương canxi cacbonat tham gia PU:
mcanxi cacbonatmCanxioxit+mKhí cacbonic
 ?	Kg 112Kg 88Kg
=> mcanxi cacbonat= mCanxioxit+mKhí cacbonic
=> mcanxi cacbonat= 112 + 88
 = 192 Kg
1. Bài tập 2: 
a. PT chữ.
Lưu huỳnh + Khí oxiKhí lưu huỳnh đioxit
b. Khối lượng khí oxi tham gia PU là:
mS + mOxi mkhí lưu huỳnh đioxit
3,2 +? 6,4
=> mS = mkhí lưu huỳnh đioxit - mS
=> = 6,4 - 3,2
=> mOxi = 3,2 (g) 
4- Củng cố: ( 3 phút) 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
+ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
+ Giải thích định luật.
5- Bài về nhà: ( 1 phút)
-BTVN :1, 3 SGK T54.
- Chuẩn bị trước bài 16 phần I.

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc
Giáo án liên quan