Giáo án Hóa học 8 - Tiết 19, Bài 13: Phản ứng hóa học (Tiếp theo) - Năm học 2007-2008
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức hs cần biết.
- Phản ứng hóa học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Bản chất của PUHH là sự thay đổi liên kết giữa các n/tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2. Kỹ năng.
- Viết PT chữ.
- Phân biệt chất t/gia và chất tạo thành trong pu hóa học.
3. Thái độ.
- Có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
II. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Trực quan thực nghiệm.
Ngày soạn: 20/10/07 Ngày dạy : Tiết: 19. bài 13. phản ứng hóa học (tiếp theo) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức hs cần biết. - Phản ứng hóa học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Bản chất của PUHH là sự thay đổi liên kết giữa các n/tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 2. Kỹ năng. - Viết PT chữ. - Phân biệt chất t/gia và chất tạo thành trong pu hóa học. 3. Thái độ. - Có ý thức nghiêm túc trong giờ học. II. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề. - Trực quan thực nghiệm. III. Chuẩn bị. 1. Hóa chất: dd H2SO4, BaCl2, HCl, CuSO4, đinh sắt, lá đồng, vỏ trứng. 2. Dụng cụ: Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn, ống hút. IV. Các hoạt động dạy - học. 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5') ? Viết PT chữ ở bài tập 2/50. Can xi cacbonat Can xi oxit + Khí cacbon đioxit. ( Chất t/gia) ( Sản phẩm) 3. Bài mới: (35') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (15') Tìm hiểu dấu hiệu để nhận biết có PU xảy ra. Những dấu hiệu nào để chứng tỏ có PU hóa học xảy ra ta cùng làm TN. GV. Giới thiệu và tiến hành các TN. 1. Cho đinh sắt ngâm trong dd CuSO4. 2. Nhỏ dd BaCl2 vào dd H2SO4. 3. Ngâm lá Cu trong dd HCl. HS. quan sát các TN sau 3-> 4 phút nêu nhận xét -> kết luận. ? Qua 3 thí nghịêm trên cho biết những dấu hiệu nào giúp ta phân biệt được có PUHH xảy ra. HS. trả lời được (dựa vào sự xuất hiện có chất mới tạo thành....) GV. công nhận và cho hs ghi nhớ. ? Khi đốt đường dấu hiệu nào cho biết đường đã bị b/đổi. HS. trả lời (sự thay đổi màu). GV. đốt đèn cồn. ? Khi đốt đèn cồn lên ta thấy có những dấu hiệu gì. HS. trả lời (sáng, nóng) ? Qua bài học em có kết luận gì về PUHH. HS. trả lời - nhận xét- bổ xung. GV. y/c hs đọc phần ghi nhớ sgk/50. IV. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. * Dấu hiệu để nhận biết có PUHH xảy ra: - Có chất mới tạo thành. (có t/c khác chất ban đầu). - Sự thay đổi màu sắc, trạng thái. - Sự phát sáng, tỏa nhiệt cũng là dấu hiệu nhận ra PUHH. Hoạt động 2: (20') Vận dụng. GV. cho hs đọc nội dung bài tập. HS. đọc bài. GV. cho hs hoạt động nhóm 3' rồi trả lời Gv chuẩn bị sẵn bảng phụ cho hs lên bảng điền nội dung. Đ/A. 1- rắn, 2- lỏng, 3 - n/tử, 4 - p/tử. HS. đọc nội dung bài tập. GV. chia học sinh thành 4 nhóm, phát dụng cụ hóa chất và hướng dẫn hs làm TN. nhỏ vài giọt dd HCl vào vỏ quả trứng. HS. các nhóm tiến hành TN -quan sát nhận xét - nêu kết luận. ? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết và viết phương trình chữ. HS. các nhóm hoàn thành vào bảng phụ nhóm- nêu nhận xét- bổ xung. HS. đọc bài tập và xuy nghĩ 2' trả lời câu hỏi. * Bài tập. 1. Bài tập 4/51. " Trước khi cháy chất Parafin ở thể (1)............Còn khi cháy ở thể(2)............các(3).............Parafin phản ứng với các(4)...............khí oxi". 2. Bài tập 5/51. - Dấu hiệu nhận biết, có sủi bọt khí . - Canxi cacbonat +Axit clohiđric Canxi clorua+ Khí cacbonđioxit + Nước. 3. Bài tập 6/51. a. Đập than vừa nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc của than với khí oxi. Dùng que châm lửa để tăng nhiệt độ của than (khơi mào). Quạt mạnh để tăng thêm khí oxi khi than bén thì PUHH xảy ra. b. PT chữ. Than + Khí oxiKhí cacbonđioxit 4. Củng cố: (3') - GV. chốt lại toàn bài. - HS. nhắc lại PUHH là gì. - Đọc thêm phần em có biết. 5. Dặn dò: (1') - BTVN. 4, 5, 6 sgk/51. - Chuẩn bị trước bài 14.
File đính kèm:
- Tiet 19.doc